Tử hình cựu Kế toán trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vì tội tham ô tài sản
Cùng ra hầu Tòa trong vụ án này, 2 cựu Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là Đặng Đức Anh (sinh năm 1964) và Nguyễn Trần Hiển (sinh năm 1954) cũng lĩnh mức án 3 năm tù; Phạm Sơn Thủy (sinh năm 1959, cựu Kế toán trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) lĩnh 4 năm tù về cùng tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Trước đó, theo cáo trạng, tháng 2/2023, Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an nhận được đơn tố cáo của ông Đặng Đức Anh (Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) phản ánh về việc: Ban lãnh đạo Viện đã kiểm tra tài khoản và đối chiếu kiểm tra sổ sách của Phòng Tài chính - Kế toán, phát hiện trong thời gian từ ngày 1/1/2017 - 31/12/2022, Nguyễn Hoàng đã có hành vi rút 110 tỷ đồng từ 4 tài khoản của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhưng không nhập quỹ tiền mặt của Viện.
Vào cuộc điều tra, Cơ quan công an làm rõ, từ tháng 3/2009 - 2/2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương mở 6 tài khoản ngân hàng (là nguồn tiền từ các hoạt động dịch vụ và nguồn tiền từ các dự án nước ngoài tài trợ).
Khi đó, bị cáo Nguyễn Hoàng với vai trò là Kế toán viên, Kế toán trưởng, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã viết khống 409 giấy rút tiền, séc và ủy nhiệm chi (gọi chung là giấy rút tiền) để rút hơn 246 tỷ đồng. Trong đó, Hoàng đã trả hơn 94 tỷ đồng (để che giấu hành vi phạm tội). Cáo buộc cho rằng, số tiền mà bị cáo Hoàng đã chiếm đoạt của Viện là hơn 152 tỷ đồng.
Thủ đoạn phạm tội của Nguyễn Hoàng là viết khống đề xuất tạm ứng của các đơn vị, phòng ban thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khi trình ký các giấy rút tiền; đã trà trộn các giấy rút tiền vào tập văn bản, chứng từ cần ký gấp để những cá nhân liên quan ký, phê duyệt trên các giấy rút tiền.
Từ năm 2009 - 2017, do Hoàng đã sửa đổi số liệu trên các báo cáo tài chính nên khi duyệt báo cáo cuối năm, lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng như Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế không phát hiện được việc bị cáo chiếm đoạt tiền.
Thời điểm từ 2018, với tư cách là Kế toán trưởng, bị cáo Nguyễn Hoàng đã khất nợ báo cáo tài chính với Vụ Kế hoạch - Tài chính. Vụ Kế hoạch - Tài chính đã có 2 công văn đôn đốc nhưng Hoàng vẫn không thực hiện.
Ngoài ra, để che giấu hành vi rút tiền, bị cáo đã rút tiền từ tài khoản này rồi lại nộp sang tài khoản khác hoặc nhiều lần vay, mượn tiền từ người thân, bạn bè để nộp tiền vào các tài khoản khi các tài khoản này cần tiền để sử dụng, quyết toán, kết thúc dự án.
Tại Cơ quan điều tra, Nguyễn Hoàng thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Toàn bộ số tiền sau khi chiếm đoạt của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Nguyễn Hoàng chỉ sử dụng cá nhân và đánh bạc theo hình thức chơi lô, đề, không chi cho bất kỳ ai.
Đối với bị cáo Đặng Đức Anh, theo cáo trạng, bị cáo đã thiếu kiểm tra, giám sát thông tin "người nhận tiền" đứng tên Nguyễn Hoàng; không kiểm tra xem có đề xuất phương án chi, chứng từ quyết toán chi, sự cần thiết phải rút tiền từ tài khoản hay không mà chỉ tin tưởng vào chữ ký xác nhận của kế toán trưởng là Phạm Sơn Thủy và Nguyễn Hoàng nên đã ký giấy rút tiền.
Cơ quan tố tụng cáo buộc, với vai trò thủ trưởng đơn vị, chủ tài khoản nhưng bị cáo Đặng Đức Anh đã không thực hiện việc kiểm tra quỹ tiền mặt của đơn vị; không thực hiện việc kiểm kê, đối chiếu số dư trong các tài khoản ngân hàng, dẫn đến việc bị cáo Nguyễn Hoàng nhiều lần rút tiền trong thời gian dài nhưng không được phát hiện kịp thời để có biện pháp ngăn chặn. Tổng số tiền thất thoát trong giai đoạn bị cáo Đặng Đức Anh làm Viện trưởng là hơn 129 tỷ đồng.
Đối với bị cáo Nguyễn Trần Hiển, bị cáo Nguyễn Hoàng biết người này hoàn toàn tin tưởng Phạm Sơn Thủy. Từ tháng 3/2009 - 2/2015, sau khi đã có chữ ký của bị cáo Thủy trên các chứng từ rút tiền, bị cáo Hoàng đã chuyển các giấy rút tiền đến Nguyễn Trần Hiển để trình ký kèm theo các tài liệu cần ký gấp để bị cáo Hiển không phát hiện. Quá trình duyệt ký các giấy rút tiền do Nguyễn Hoàng trình ký, bị cáo Nguyễn Trần Hiển đã thiếu kiểm tra, giám sát thông tin người nhận tiền đứng tên Nguyễn Hoàng; không kiểm tra xem có đề xuất phương án chi, chứng từ quyết toán chi, sự cần thiết phải rút tiền từ tài khoản hay không mà do tin tưởng Phạm Sơn Thủy là Kế toán trưởng. Tổng số tiền thất thoát trong giai đoạn ông Hiển làm Viện trưởng, chủ tài khoản là hơn 23 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Tin khác
Chiêu lừa giả mạo bán vé máy bay Tết 2025 để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật 20/11/2024 07:07
Xét xử nữ giám đốc lừa tiền của nhiều người lao động
Pháp đình 20/11/2024 06:39
Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?
Pháp đình 15/11/2024 22:30
Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù
Pháp đình 15/11/2024 21:20
Giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng
Pháp luật 06/11/2024 14:19
Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân
Pháp luật 04/11/2024 12:09
"Nhận hối lộ", cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh lĩnh án 54 tháng tù
Pháp đình 01/11/2024 20:10
Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh
Pháp đình 30/10/2024 14:20
Xét xử cựu Chủ tịch và Bí thư tỉnh Bắc Ninh về tội "Nhận hối lộ"
Pháp đình 29/10/2024 12:58
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail
Pháp luật 21/10/2024 16:15