Tự hào là nữ cán bộ Công đoàn
Có một nữ cán bộ Công đoàn như thế Nữ cán bộ Công đoàn tận tâm với người lao động |
Từ chuyện cán bộ nữ Công đoàn trong doanh nghiệp...
Với phương châm ở đâu có doanh nghiệp, ở đó có Công đoàn, nên phát triển tổ chức Công đoàn ngoài khu vực Nhà nước là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của tổ chức Công đoàn. Thành lập được Công đoàn tại doanh nghiệp đã khó, duy trì và phát huy hiệu quả của Công đoàn như thế nào, phụ thuộc vào vai trò của cán bộ Công đoàn cơ sở, đặc biệt là đồng chí Chủ tịch Công đoàn.
Nếu như lãnh đạo công đoàn cơ sở cho chất “thép” của phái mạnh, thì lãnh đạo Công đoàn là nữ tại doanh nghiệp lại có tố chất “mềm”, nhưng chính cái mềm ấy tạo ra sự uyển chuyển trong công tác phối kết hợp với chuyên môn nhằm thực hiện mục tiêu chung: Quyền lợi người lao động được đảm bảo, doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Cán bộ nữ Công đoàn luôn nhiệt huyết, tận tâm làm tốt cả nhiệm vụ chuyên môn và chăm lo cho người lao động. |
Chị Trần Thị Hương, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Công nghệ thiết bị Tân Phát, là một trong những ví dụ đại diện cho hàng trăm nữ Chủ tịch Công đoàn tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước hiện nay. Đề cập đến các chị Hương, không phải là để tôn vinh riêng cá nhân chị mà muốn nói đến tầm quan trọng, cách nghĩ, cách làm của những chị em phụ nữ đang gánh trọng trách là Chủ tịch Công đoàn tại doanh nghiệp hiện nay.
Theo chị Trần Thị Hương, cán bộ Công đoàn trong doanh nghiệp ngoài nhà nước phải biết hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động, bởi người lao động là tài sản lớn của doanh nghiệp. Từ quan điểm ấy, chị cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty thường xuyên phát động các phong trào thi đua, tuyên truyền phổ biến pháp luật để người lao động phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ phải đổi mới, giỏi chuyên môn và vững về nghiệp vụ, cán bộ Công đoàn cũng không nằm ngoài yêu cầu đó.
Đối với nữ cán bộ Công đoàn cần phải năng động, nhiệt huyết, tận tâm thì mới có thể làm tốt cả nhiệm vụ chuyên môn và chăm lo tốt cho người lao động. Cũng là Công đoàn, nhưng để “gắn kết” thành một thể thống nhất giữa người sử dụng lao động và người lao động ở doanh nghiệp ngoài Nhà nước không phải chuyện đơn giản. Chính vì vậy, muốn đạt lợi ích hài hòa các bên, cán bộ nữ Công đoàn phải biết sử dụng sức mạnh “mềm” trong việc thuyết phục. “Tư tưởng” đã thông thì việc tổ chức đối thoại với Ban Giám đốc nâng cao chất lượng cuộc sống của công nhân lao động bằng các chế độ chính sách ưu đãi, thu nhập ổn định và cao hơn mức chi tiêu sinh hoạt cần thiết là điều dễ dàng hơn.
Công việc ở đơn vị vất vả là vậy, nhưng khi về đến nhà, các chị vẫn không quên vai trò của người “giữ lửa”. Các chị luôn được bạn bè, đồng nghiệp và bà con đánh giá là một người vợ đảm, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, tự lập từ sớm, thấu hiểu và yêu thương chồng để tạo nên một gia đình đầm ấm hạnh phúc. Không những thế, các chị còn biết cách sắp xếp khoa học để vừa có thời gian làm tốt công việc cơ quan, vừa chăm sóc tốt gia đình; trở thành người phụ nữ giỏi việc nước - đảm việc nhà. |
Còn chị Bùi Thị Hương - Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu quốc tế Omizu, giữ cương vị Chủ tịch Công đoàn Omizu bắt đầu từ đầu năm 2022, nhưng chị đã không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi nghiệp vụ để làm tốt nhiệm vụ được giao. Điều quan trọng, theo chị, Công đoàn phải phối hợp, đề xuất với ban lãnh đạo đề ra các biện pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Xét cho cùng, một khi các quyền lợi, hợp pháp chính đáng của người lao động được đảm bảo và nâng cao, giá trị sản xuất- kinh doanh của Công ty không ngừng tăng trưởng thì khi đó, Công đoàn mới gọi là hoàn thành nghĩa vụ của mình. Nói thì dễ, nhưng làm mới khó, vì đa số cán bộ Công đoàn tại doanh nghiệp đều kiêm nhiệm các chức vụ khác nhau trong cơ quan, từ trưởng phòng, trưởng ban… nên công việc chuyên môn vốn đã bận, lại thêm vai Công đoàn, công việc càng thêm bộn bề.
Nhưng vì truyền thống của tổ chức, vì quyền lợi của người lao động, vì sự phát triển của doanh nghiệp, những nữ Chủ tịch Công đoàn như chị Hương tại doanh nghiệp đều phải cố gắng hoàn thành. Tự hào khoác lên mình chiếc áo màu xanh Công đoàn, họ cũng tự hào đã góp phần vào mục tiêu của Đảng là ở đâu có doanh nghiệp, đơn vị ở đó phải có tổ chức Công đoàn.
...Đến chuyện “lạt mềm buộc chặt” …
Phụ nữ là một nửa thế giới, trong bất luận hoành cảnh nào, ngành nghề nào phụ nữ nói chung, phụ nữ làm cán bộ Công đoàn nói riêng cũng luôn tìm tòi, sáng tạo để không chỉ làm tốt chuyên môn mà còn hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức giao. Cũng làm cán bộ Công đoàn, nhưng mỗi ngành, mỗi đơn vị có đặc thù riêng, đòi hỏi mỗi cán bộ Công đoàn càng phải biết “lèo lái” công việc của mình để phát huy hiệu quả cao nhất.
Chị Khuất Thị Thu Hà làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì cũng là vì dụ sinh động. Với vai trò là Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Trung tâm, chị đã tích cực, chủ động phối hợp triển khai các hoạt động chăm lo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động tại đơn vị. Tốt nghiệp Đại học năm 2006 với tấm bằng kỹ sư chăn nuôi thú y, chị Hà được tuyển dụng vào làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì - một đơn vị có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về bò và các giống cỏ, đào tạo, tập huấn các lĩnh vực liên quan.
Ảnh minh họa |
Trải qua nhiều năm công tác, với sự nỗ lực của bản thân, chị Hà đã được giao giữ nhiều vị trí quan trọng như: Trại trưởng Trại thực nghiệm 2; Chủ nhiệm Hợp tác xã Hài Hòa Ba Vì; Cửa hàng trưởng Cửa hàng giới thiệu sản phẩm thịt bò chất lượng cao. Ngoài ra, chị cũng được tín nhiệm bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ và Ban Chấp hành Công đoàn Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì. Chia sẻ về động lực phấn đấu của bản thân, chị Hà cho biết: “Là một đoàn viên Công đoàn, bản thân tôi luôn xác định cần phải nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Theo đó, với vai trò là cán bộ nghiên cứu khoa học, Trại trưởng Trại thực nghiệm chăn nuôi, chị luôn học hỏi, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác quản lý trang trại, nhất là quản lý đàn gia súc, quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên diện tích đất gần 300ha.
Trong hoạt động Công đoàn, chị luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, cùng Ban Chấp hành Công đoàn Trung tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động. Công đoàn Trung tâm đã góp vốn và huy động nguồn vốn từ các Công đoàn viên được gần 3 tỷ để hoàn thiện việc xây dựng Cửa hàng giới thiệu sản phẩm thịt bò chất lượng cao để giới thiệu đến người tiêu dùng sản phẩm sạch, sản phẩm chất lượng cao thịt bò Wagyu, thịt bò Senepol và rau hữu cơ của Trung tâm. Thông qua đó, đã tạo thêm công việc, thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động.
Chị tâm sự, ngoài làm tốt chuyên môn, khi đã tham gia tổ chức Công đoàn, mình càng phải nỗ lực hơn, gương mẫu hơn, tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động, phong trào thi đua do tổ chức Công đoàn phát động, nhất là phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong lao động sản xuất.
Còn chị Phạm Bích Ngọc, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH KCC Hanoi Plaza lại có những cái khó riêng, vì Công ty TNHH KCC Hanoi Plaza - Khách sạn du Parc Hanoi là doanh nghiệp có 100% vốn Nhật Bản.
Chị Ngọc tâm sự, là doan h nghiệp có 100% vốn nước ngoài, nên mấu chốt quan trọng nhất là phải chứng minh cho lãnh đạo doanh nghiệp về lợi ích thiết thực trong việc thành lập Công đoàn tại doanh nghiệp. Chính vì thế, điều đầu tiên, ngay khi đi vào hoạt động, Công đoàn Công ty đã phối hợp với người sử dụng lao động thống nhất một số nội dung trọng tâm trong công tác, đó là quan tâm đến việc làm, đời sống, môi trường làm việc an toàn; tạo điều kiện thuận lợi để đoàn viên phát huy sáng kiến, sáng tạo trong các phong trào thi đua, nâng cao năng suất lao động và chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Quả thật, chỉ sau một thời gian ngắn, năng suất lao động tăng lên, thu nhập cũng tăng theo, thương hiệu của Công ty ngày càng một nâng tầm.
Hiện tại, ngoài công tác chuyên môn là Phó Giám đốc phụ trách tài chính, chị Phạm Bích Ngọc còn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Công đoàn của Công ty. Trên cương vị Chủ tịch Công đoàn, chị đã cùng các cán bộ Công đoàn làm tốt việc gắn kết giữa các thành viên trong Công ty là một thể thống nhất để tạo ra năng suất lao động cao nhất.
Theo một số nữ Chủ tịch Công đoàn đang làm việc cho các doanh nghiệp FDI, cán bộ làm công tác Công đoàn ở loại hình doanh nghiệp này chẳng khác gì “ngoại trưởng”, vừa phải thuyết phục được chủ sử dụng lao động thực hiện đúng nghĩa vụ luật pháp đối với lĩnh vực lao động, việc làm của nước sở tại, vừa phải đưa ra những công việc mà họ cảm thấy công việc đó là có lợi cho doanh nghiệp cần phải duy trì và phát huy; một mặt phải thuyết phục người lao động tuân thủ nguyên tắc của doanh nghiệp, ra sức lao động- sản xuất vì sự phát triển chung của doanh nghiệp. Cơ bản là vậy, nhưng không phải ở đâu trong các loại hình doanh nghiệp này, hoạt động Công đoàn cũng thuận lợi, do đó đối với cán bộ Công đoàn nữ càng phải phát huy tố chất “lạt mềm buộc chặt” để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Và câu chuyện trồng người
Nếu so với khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thì hoạt động Công đoàn tại khối trường học có vẻ “nhẹ nhàng” hơn. Nhưng với họ, càng “nhẹ nhàng” chưa hẳn đã càng dễ.
Với những nữ cán bộ Công đoàn, họ luôn tâm niệm, vì sự nghiệp “trồng người” là số một. Nhân điển hình của bản thân làm gương để học trò noi theo là số 2.
Chính vì thế, cô giáo Phạm Thị Oanh, giáo viên dạy Ngữ văn, đồng thời kiêm Trưởng Ban Nữ công Công đoàn Trường Trung học cơ sở Nam Tiến (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), ngoài nhiệm vụ chuyên môn, cô còn tham gia Ban Chấp hành Công đoàn trường, kiêm Trưởng Ban Nữ công từ năm 2016 cho đến nay. Là cán bộ Nữ công, cô luôn luôn quan tâm đến các hoạt động phong trào trong công nhân, viên chức, lao động và đời sống của nữ công đoàn viên, đặc biệt là phong trào: "Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, Phong trào “Nuôi con khỏe - Dạy con ngoan”; tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; cuộc vận động “Hiến máu tình nguyện” … Năm 2019, với thành tích 12 lần hiến máu, cô đã được Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên tặng giấy khen “Người tốt - Việc tốt”. Với những thành tích đạt được trong chuyên môn, cô đã được Ủy ban nhân dân huyện tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, danh hiệu Lao động tiên tiến nhiều năm liền.
Còn cô giáo Trần Tú Quyên - Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Ngũ Hiệp (huyện Thanh Trì), tham gia công tác giảng dạy hơn 20 năm và có 5 năm làm công tác công đoàn, cô đã dành trọn tâm huyết của mình cho công việc và cho các hoạt động chăm lo cho đời sống của cán bộ đoàn viên giáo viên.
Công đoàn không đơn thuần chỉ những việc liên quan đến hoạt động lễ, mà quan trọng Công đoàn phải phát động thật tốt các phong trào thi đua như dạy học, đồng thời tham mưu cho Ban Giám hiệu những cách dạy mới, cách tiếp cận trong môi trường sư phạm thời 4.0 để sao cho đạt kết quả cao nhất trong giáo dục- đào tạo. Xét cho cùng, trong môi trường sư phạm, sự nghiệp trồng người là quan trọng nhất./.
Người ta hay dùng cụm từ “tròn cả hai vai”, nhưng với những nữ làm công tác Công đoàn, cán bộ Công đoàn phải tốt cả “3 vai”. Công việc chuyên môn cơ quan, công việc Công đoàn và công việc nhà. Công việc quá bộn bề, hạnh phúc là hoàn thành công việc được giao, nhưng sẽ trọn vẹn hơn, nếu những người phụ nữ có được những “đấng” phu quân giàu sự cảm thông, chia sẻ. Chưa cần nói đến việc sẻ chia công việc nhà, nuôi dạy các con mà chỉ cần cảm thông có những thời điểm “đi sớm, về muộn” cũng hạnh phúc lắm rồi, một số nữ cán bộ Công đoàn từng nói với tôi như vậy. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Tin khác
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23