Từ 1-6, nhiều chi phí dịch vụ y tế đồng loạt tăng
Từ 1/6, áp dụng giá viện phí mới cho người không có bảo hiểm y tế | |
Sẽ giãn thời gian điều chỉnh giá dịch vụ y tế |
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (KCB) không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT trong các cơ sở KCB của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí KCB trong một số trường hợp. Quy định này có hiệu lực từ ngày 1-6 tới đây.
Theo thông tư, các cơ sở y tế sẽ chính thức áp dụng giá viện phí mới của hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với những người không tham gia BHYT.
Mức giá tối đa được quy định tại thông tư này tương đương với giá mà quỹ BHYT đang chi trả cho nhóm có BHYT theo các hạng bệnh viện. Việc điều chỉnh giá cho nhóm đối tượng này nhằm tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT trong chi trả chi phí cho bệnh viện, đồng thời khuyến khích người chưa có thẻ tham gia BHYT.
Sắp tới đây, người không có BHYT sẽ gặp khó khăn hơn khi giá một số dịch vụ khám chữa bệnh tăng. Ảnh: HTD |
Giường nào giá đó
Theo Thông tư 02/2017, mức giá khám bệnh được quy định từ 29.000 đến 39.000 đồng theo từng hạng bệnh viện từ trạm y tế xã đến bệnh viện hạng đặc biệt (quy định hiện hành chỉ từ 5.000 đến 20.000 đồng).
Mức giá ngày giường bệnh theo quy định mới cũng được nâng lên khá cao từ 54.000 đến 362.800 đồng (quy định hiện hành chỉ từ 12.000 đến 80.000 đồng). Tuy nhiên, theo quy định mới thì loại giường bệnh được nêu chi tiết hơn, có phân loại giường, khoa, phòng và hạng bệnh viện.
Giá giường điều trị được tính cho một người/giường điều trị. Trường hợp phải nằm ghép hai người/giường thì chỉ được thu tối đa 50%. Nằm ghép ba người trở lên chỉ được thu tối đa 30% mức thu ngày giường điều trị.
Ngoài ra, trường hợp trong cùng một lần đến khám bệnh do điều kiện khách quan hoặc yêu cầu chuyên môn phải tiếp tục đến khám trong ngày tiếp theo, người bệnh cần phải khám thêm các chuyên khoa khác thì từ lần khám thứ hai trở đi chỉ tính 30% mức giá của một lần khám bệnh và mức thanh toán tối đa chi phí khám bệnh không quá hai lần mức giá của một lần khám bệnh.
Có BHYT, chi phí khám sẽ nhẹ hơn
Theo Thông tư 02/2017, một số thủ thuật, xét nghiệm cũng được điều chỉnh tăng giá 20%-30% so với mức giá hiện hành, tuy nhiên các mức giá này cũng tương đương giữa nhóm có BHYT và không có BHYT.
Với mức giá mới, người bệnh nào không có thẻ BHYT sẽ khá khó khăn trong việc gánh chi phí điều trị vì các mức giá khá cao.
Cụ thể, mức phí siêu âm tăng từ 35.000 lên 49.000 đồng; siêu âm Doppler màu tim/mạch máu qua thực quản tăng từ 680.000 lên 794.000 đồng… Đáng chú ý, quy định mới đã phân loại chi tiết các loại siêu âm (chín loại) thay vì gom chung (chỉ bốn loại) như quy định hiện hành. Các mức phí mới đều cao hơn mức cũ.
Với các mức giá mới, những bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo như điều trị ung thư hay thực hiện các kỹ thuật cao trong điều trị mà không có BHYT chi phí sẽ rất lớn. Bộ Y tế khuyến khích người dân nên mua BHYT để hỗ trợ, giảm bớt gánh nặng khi bị bệnh.
Thông tư 02/2017 cũng bổ sung giá của 35 dịch vụ chưa được BHYT chi trả như dịch vụ thẩm mỹ, thay răng giả, trợ thính, điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ... Với những dịch vụ này, người có thẻ BHYT vẫn áp giá như người không có thẻ BHYT do các dịch vụ này chưa được quỹ BHYT chi trả.
Theo quy định, HĐND cấp tỉnh quyết định mức giá cụ thể đối với dịch vụ KCB thực hiện tại các cơ sở KCB thuộc địa phương quản lý và quyết định mức giá cụ thể.
Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định mức giá cụ thể đối với dịch vụ KCB thực hiện tại các cơ sở KCB trực thuộc Bộ Y tế và các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Một số chi phí khám, chữa bệnh “đắt đỏ” Đối với các bệnh nhân điều trị ung thư, chi phí xạ phẫu bằng Cyber Knife là hơn 20 triệu đồng; xạ phẫu bằng Gamma Knife: hơn 28 triệu đồng; xạ trị bằng X Knife: hơn 28 triệu đồng. Chụp X-quang tử cung-vòi trứng (bao gồm cả thuốc): 356.000 đồng; chụp X-quang số hóa cắt lớp tuyến vú một bên: 929.000 đồng; chụp X-quang dạ dày-tá tràng có uống thuốc cản quang số hóa: 209.000 đồng; siêu âm tim gắng sức: 576.000 đồng; chụp CT Scanner toàn thân từ 256 dãy không thuốc cản quang: 6.606.000 đồng. Phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý về gan mật: hơn 84 triệu đồng; phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý lồng ngực: hơn 90 triệu đồng; phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý tiết niệu: gần 80 triệu đồng; phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý tiêu hóa, ổ bụng: hơn 96 triệu đồng. |
Theo Đ.Liên/ Pháp luật TP.HCM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00