Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã nộp bao nhiêu nghìn tỷ đồng để khắc phục hậu quả?

Theo cáo trạng được đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) công bố tại phiên tòa ngày 6/3, đã có nhiều bị cáo tự nguyện hoặc tác động gia đình nộp tiền, tài sản để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bản thân gây ra. Cùng với đó, Cơ quan điều tra đã thu giữ, kê biên nhiều tài sản có giá trị hàng trăm nghìn tỷ đồng liên quan đến vụ án.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh làm việc với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và 2 tập đoàn hàng đầu Châu Á Vụ án Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB: Trên 5 triệu USD là tiền nhận hối lộ lớn nhất từ trước đến nay Khởi tố, bắt tạm giam một Tổng Giám đốc chiếm đoạt 40 triệu USD của bà Trương Mỹ Lan
Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã nộp bao nhiêu nghìn tỷ đồng để khắc phục hậu quả?
Bị cáo Nguyễn Cao Trí (đeo kính, áo đen) nộp lại hơn 657 tỷ đồng và 3,31 triệu USD tiền khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bản thân gây ra. Ảnh: TTBC.

Tự nguyện nộp lại hàng trăm tỷ đồng

Trong đó đáng chú ý, bị cáo Nguyễn Cao Trí (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Capella) nộp lại hơn 657 tỷ đồng và 3,31 triệu USD.

Nhóm bị cáo từng là lãnh đạo Ngân hàng SCB gồm Trương Khánh Hoàng (cựu Quyền Tổng giám đốc) nộp lại 9,85 triệu cổ phần Ngân hàng SCB, Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó Tổng Giám đốc) nộp lại 300.000 cổ phần SCB, Diệp Bảo Châu (cựu Phó Tổng Giám đốc) nộp 20 triệu đồng, Lê Khánh Hiền (cựu Tổng Giám đốc) nộp 50 triệu đồng, Võ Triệu Lân (cựu Giám đốc Ngân hàng SCB - Chi nhánh Chợ Lớn) nộp 100 triệu đồng, Khổng Minh Thế (cựu Phó Giám đốc Khối phê duyệt tín dụng) nộp 200 triệu đồng, Nguyễn Cửu Tính (cựu Phó Tổng giám đốc) nộp 100 triệu đồng…

Bị cáo Nguyễn Phương Anh (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) nộp 300 triệu đồng, Trương Huệ Vân (cháu Trương Mỹ Lan, cựu Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor) nộp hơn 1 tỷ đồng và 3.000 USD, Dương Tấn Trước (cựu Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Tường Việt) sau khi khởi tố đã trả Ngân hàng SCB hơn 813 tỷ đồng, xin được nộp lại số tiền 2.204 tỷ đồng đã nhận của Trương Mỹ Lan, nộp khắc phục 52 tỷ đồng.

Bị cáo Trần Văn Nhị (cựu Phó Giám đốc Công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC, Chi nhánh TP.HCM) nộp lại 500 triệu đồng, Chu Nap Kee Eric (Chu Lập Cơ, chồng Trương Mỹ Lan) nộp lại 1 tỷ đồng, Cao Việt Dũng (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Tường Việt) nộp 36.500.000 cổ phần Ngân hàng SCB.

Nhóm bị cáo là cán bộ ngân hàng gồm Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước) nộp lại 4,8 triệu USD và 10 sổ tiết kiệm ngân hàng có tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng; Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước) nộp lại 390.000 USD; Nguyễn Thị Phụng (cựu Phó Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước) nộp 20.000 USD và 210 triệu đồng.

Vương Đỗ Anh Tuấn (cựu Trưởng phòng Thanh tra, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước) nộp 20.000 USD, Nguyễn Văn Thùy (cựu Phó Trưởng ban Kiểm tra, giám sát nội bộ ngân hàng Agribank, cựu Phó Trưởng ban Giám sát tổng hợp - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia) nộp lại 21.000 USD và 60 triệu đồng, Lê Thanh Hà (cựu Phó Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước, nguyên Trưởng phòng Phòng Kiểm toán ngân hàng 1, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII) nộp lại 14.000 USD và 100 triệu đồng.

Trần Văn Tuấn (cựu Thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp - Thanh tra Chính phủ) nộp lại 6.000 USD và 40 triệu đồng, Nguyễn Tuấn Anh (cựu Công chức Vụ Thanh tra, giám sát các Tổ chức tín dụng trong nước, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước) nộp lại 100 triệu đồng. Vũ Khánh Linh (cựu Phó Trưởng phòng Thanh tra ngân hàng Thương mại cổ phần, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước) nộp lại 100 triệu đồng; Nguyễn Duy Phương (Thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp - Thanh tra Chính phủ) nộp 1.000 USD và 20 triệu đồng.

Nhóm bị cáo là cán bộ Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP.HCM gồm Nguyễn Văn Dũng (cựu Phó Giám đốc) nộp lại 15.000 USD và 400 triệu đồng, Nguyễn Thị Phi Loan (cựu Phó Chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát) nộp lại 470 triệu đồng, Võ Văn Thuần (cựu Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng) nộp lại 1,85 tỷ đồng, Phan Tấn Trung (cựu Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng) nộp lại 554 triệu đồng.

Nguyễn Tín (cựu Thanh tra viên, Phó Trưởng phòng Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, Cục Thanh tra giám sát Ngân hàng TP.HCM thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước) nộp lại 500 triệu đồng; Trương Việt Hưng (Thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp - Thanh tra Chính phủ) nộp 6.000 USD, Bùi Tuấn Khoa (cựu Phó Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước) nộp lại 100 triệu đồng.

Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã nộp bao nhiêu nghìn tỷ đồng để khắc phục hậu quả?
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa ngày 6/3/ Ảnh: TTBC.

Kê biên hàng loạt bất động sản

Liên quan đến bị cáo Trương Mỹ Lan và các bị cáo phạm tội “Tham ô tài sản”, “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, Cơ quan điều tra đã thu giữ 590.717 tỷ đồng và gần 15 triệu USD, trong đó có 14,5 triệu USD là nguồn tiền do Trương Mỹ Lan dùng để nhận chuyển nhượng Dự án Greenhill Quy Nhơn và gần 415 tỷ đồng là một phần tiền Trương Mỹ Lan giao cho các cá nhân tại Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương.

Thu giữ gần 55,5 tỷ đồng, phong tỏa 42 tài khoản ngân hàng với tổng số tiền phong tỏa hơn 1.896 tỷ đồng và gần 8,5 triệu USD. Tạm giữ 1.266 bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận công trình xây dựng, 1.784 bản photo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, danh sách 269 nhà đất cho thuê và 21 Hợp đồng công chứng, 147 Thỏa thuận bồi thường các thửa đất và các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc dự án Bắc Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM.

Kê biên 1.237 bất động sản liên quan trực tiếp đến bị cáo Trương Mỹ Lan; kê biên 61 bất động sản và ngăn chặn giao dịch 8 bất động sản của các bị cáo Bùi Anh Dũng, Bùi Đức Khoa, Hồ Bửu Phương, Trần Thị Mỹ Dung, Trương Huệ Vân, Từ Văn Tuấn, Cao Việt Dũng và cá nhân đứng tên hộ các bị can; kê biên 8 bất động sản của Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh tại tỉnh Quảng Ninh liên quan đến thỏa thuận hợp tác của Trương Mỹ Lan với Tập đoàn Tuần Châu, Quảng Ninh.

Đối với tài sản thể hiện tại 143 Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tái định cư tại xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đề nghị được nhận lại 143 Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tái định cư nêu trên để bố trí tái định cư cho 37 hộ dân chưa nhận nền đất và các hộ dân tại các dự án khác trên địa bàn huyện Tân Trụ.

Cơ quan điều tra cũng đã ngăn chặn giao dịch của Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương đối với 8 tài khoản mở Ngân hàng SCB - Chi nhánh Sài Gòn và 1 tài khoản mở Ngân hàng SCB - Chi nhánh Cống Quỳnh với tổng số tiền hơn 789 tỷ đồng; kê biên, ngăn chặn giao dịch cổ phần tại Ngân hàng SCB và các công ty liên quan đến bị cáo Trương Mỹ Lan và các tài sản khác.

Cơ quan điều tra đã kê biên 857.561.259 cổ phần SCB của Trương Mỹ Lan và các cá nhân đứng tên hộ Trương Mỹ Lan; kê biên 137.763.300 cổ phần của 5 Công ty (Công ty Cổ phần Vận tải Hàng không Miền Nam, Công ty Cổ phần đầu tư Satsco Miền Bắc, Công ty Cổ phần đầu tư Hàng không Satsco - Phú Quốc, Công ty cổ phần địa ốc Đông Á, Công ty cổ phần T&H Hạ Long), ngăn chặn 14.001 cổ phần Công ty CP Tư vấn Dịch vụ về tài sản - bất động sản DATC của Đỗ Xuân Nam. Đồng thời kê biên 22 tài sản là phương tiện gồm 1 du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô của bị cáo Trương Mỹ Lan; bị cáo Trương Huệ Vân do các pháp nhân đứng tên và những đồ vật, tài liệu khác của bị cáo hoặc liên quan đến vụ án.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại lễ hội chùa Hương 2025

Đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại lễ hội chùa Hương 2025

Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an thành phố Hà Nội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng an toàn PCCC&CNCH đối với cán bộ nhân viên Ban Quản lý khu di tích, phật tử và chủ các cơ sở, gian hàng, hộ kinh doanh hoạt động tại lễ hội chùa Hương năm 2025.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Hà Nội: Siết chặt công tác quản lý đô thị, đất đai, đầu tư công

Hà Nội: Siết chặt công tác quản lý đô thị, đất đai, đầu tư công

Mới đây, Đảng ủy Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết số 11-NQ/ĐU về việc tăng cường công tác quản lý đất đai, đầu tư công, quản lý đô thị, trật tự xây dựng và công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Trong quý 1/2025, cả nước có hơn 37.000 lao động được đưa sang nước ngoài làm việc, đạt 28,4% kế hoạch năm.
Đại biểu đề xuất không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa nhiệt độ và xăng

Đại biểu đề xuất không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa nhiệt độ và xăng

Đai biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, đánh thuế cao bao nhiêu nữa người ta vẫn phải dùng điều hòa nhiệt độ, do vậy, cần bỏ đối tượng máy điều hòa nhiệt độ khỏi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Vụ mua bán hơn 19.000 hóa đơn: Nguyễn Đăng Thuyết cam kết sẽ trở về nước chấp hành bản án

Vụ mua bán hơn 19.000 hóa đơn: Nguyễn Đăng Thuyết cam kết sẽ trở về nước chấp hành bản án

Ngày 26/3, phiên tòa xét xử 38 bị cáo trong vụ mua bán hơn 19.000 hóa đơn gây thất thoát 743 tỷ đồng tiền thuế xảy ra tại Công ty TNHH Thành An Hà Nội, Công ty TNHH thiết bị y tế Danh, Công ty thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan, tiếp tục với phần xét hỏi.

Tin khác

Vụ mua bán hơn 19.000 hóa đơn: Nguyễn Đăng Thuyết cam kết sẽ trở về nước chấp hành bản án

Vụ mua bán hơn 19.000 hóa đơn: Nguyễn Đăng Thuyết cam kết sẽ trở về nước chấp hành bản án

Ngày 26/3, phiên tòa xét xử 38 bị cáo trong vụ mua bán hơn 19.000 hóa đơn gây thất thoát 743 tỷ đồng tiền thuế xảy ra tại Công ty TNHH Thành An Hà Nội, Công ty TNHH thiết bị y tế Danh, Công ty thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan, tiếp tục với phần xét hỏi.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết có đơn xin hoãn phiên tòa do sức khỏe yếu

Bị cáo Trịnh Văn Quyết có đơn xin hoãn phiên tòa do sức khỏe yếu

Thông tin tại phiên tòa, Chủ tọa Võ Hồng Sơn cho biết, theo xác nhận của Bệnh viện 198, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đang điều trị nội trú bệnh lao, sức khỏe kém, có nguy cơ tử vong.
Hôm nay xét xử phúc thẩm cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết

Hôm nay xét xử phúc thẩm cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết

Ngày 25/3, Toàn án nhân dân thành phố Hà Nội đưa cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng 24 bị cáo có kháng cáo ra xét xử phúc thẩm.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn lĩnh thêm 10 năm tù ở vụ án thứ 5

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn lĩnh thêm 10 năm tù ở vụ án thứ 5

Chiều 21/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 13 bị cáo trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC).
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị mức án từ 10 - 11 năm tù

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị mức án từ 10 - 11 năm tù

Tại phiên tòa ngày 18/3, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã đề nghị Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn từ 10 - 11 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Nhân viên khai bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo nâng khống giá trị gói thầu

Nhân viên khai bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo nâng khống giá trị gói thầu

Tại tòa, nhân viên Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) thừa nhận sai phạm song khai bản thân chỉ nhận lương, làm theo chỉ đạo của cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Hôm nay xét xử bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ năm

Hôm nay xét xử bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ năm

Hôm nay (17/3), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (trước đây).
Chủ chung cư mini trong vụ cháy làm 56 người tử vong lĩnh án 12 năm tù

Chủ chung cư mini trong vụ cháy làm 56 người tử vong lĩnh án 12 năm tù

Sáng 14/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã ra phán quyết đối với 8 bị cáo trong vụ cháy chung cư mini ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội) khiến 56 người chết.
Giữ nguyên mức án với bị cáo đánh nam sinh lớp 8 tử vong tại đình Lệ Mật

Giữ nguyên mức án với bị cáo đánh nam sinh lớp 8 tử vong tại đình Lệ Mật

Ngày 12/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên xét xử phúc thẩm với bị cáo Trương Văn Minh (sinh năm 2008) về tội Cố ý gây thương tích. Phiên tòa được mở để xem xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Trương Văn Minh và kháng cáo xin tăng nặng hình phạt của gia đình bị hại.
Truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong vụ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái

Truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong vụ khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng, truy tố Nguyễn Linh Ngọc (cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng 26 bị can trong vụ án khai thác trái phép đất hiếm ở Yên Bái, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương và các đơn vị liên quan.
Xem thêm
Phiên bản di động