Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam trong quý I/2022
Trong đó, xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản quý I/2022, ước đạt 7,27 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 8,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điểm nổi bật trong xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản là xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 ước tính đạt 900 triệu USD, tăng 41% so với tháng 2/2022 và tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước.
![]() |
Kim ngạch xuất khẩu trong quý I/2022 ước đạt tăng 14,37% so với cùng kỳ năm trước |
Cũng trong quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu với kim ngạch đạt 76,18 tỷ USD, tăng 11,6% so với quý I/2021 và chiếm 86% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản, tăng cao nhất trong các nhóm hàng, tăng 67,7% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó xăng dầu, than đá và quặng, khoáng sản khác tăng cao cả về lượng và giá trị do giá các mặt hàng này tăng cao.
Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 25,57 tỷ USD, chiếm 28,87% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 15% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 13,7 tỷ USD, tăng 9,2%; thị trường EU đạt 11,21 tỷ USD, tăng 16,3%; thị trường ASEAN đạt 8,1 tỷ USD, tăng 19,9%; Hàn Quốc đạt 6,26 tỷ USD, tăng 21%; Nhật Bản đạt 5,4 tỷ USD, tăng 10,6%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng quý I/2022 ước tính đạt 87,77 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 29,43 tỷ USD, tăng 13,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 58,3 tỷ USD, tăng 17,1%. Đối với các mặt hàng nhập khẩu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vẫn là những mặt hàng đạt cao nhất với 21,72 tỷ USD, tăng 31% so với quý I/2021.
Tương tự, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng khác cũng ghi nhận mức tăng cao như: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 15,2%; chất dẻo nguyên liệu tăng 18,9%; cao su các loại tăng 33%; bông các loại tăng 40%; than đá tăng 97%; dầu thô tăng 70%; xăng dầu các loại tăng 129%; sản phẩm khác từ dầu mỏ tăng 42,8%; hóa chất tăng 31,8%; phân bón tăng 55,8%...
Đặc biệt, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 23,8 tỷ USD, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc đạt 13 tỷ USD, tăng 9,9%; thị trường ASEAN đạt 9,7 tỷ USD, tăng 30,9%; Nhật Bản đạt 5,1 tỷ USD, tăng 4,8%; thị trường EU đạt 4,1 tỷ USD, tăng 19,7%; Hoa Kỳ đạt 4 tỷ USD, tăng 13%...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nutifood Thụy Điển chính thức ra mắt sản phẩm Värna Colostrum bổ sung sữa non

Tiếp thu trí tuệ, tạo sự đồng thuận trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội

TP.HCM: Bé gái 5 tuổi bị ngạt nước trong hồ cảnh quan chung cư đã tử vong

TNG Holdings Vietnam tài trợ xây 100 căn nhà Đại đoàn kết tại Hậu Giang

EVNHANOI: Cung cấp các dịch vụ điện hiệu quả đến khách hàng nhờ ứng dụng công nghệ số

Phát huy vai trò nghệ nhân trong trao truyền giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội

Hội thảo Định hướng Quy hoạch Thủ đô sẽ tập trung thảo luận 3 khâu đột phá
Tin khác

Lại bàn về hiệu quả công tác chống buôn lậu cuối năm
Thị trường 26/09/2023 08:47

Bánh trung thu nhiều mẫu mã đẹp vẫn vắng khách mua
Thị trường 23/09/2023 21:20

Dữ liệu số: Nền tảng phát triển tài chính số bền vững
Thị trường 22/09/2023 16:51

Việt Nam nhập khẩu 7,22 triệu tấn xăng, dầu các loại trong 8 tháng năm 2023
Thị trường 21/09/2023 22:16

Tạm giữ hơn 1,2 tấn cánh gà có dấu hiệu nhập lậu tại Xuân La, Tây Hồ
Thị trường 21/09/2023 21:45

Giá xăng tăng mạnh, RON 95 gần 26.000 đồng/lít từ 15h chiều 21/9
Thị trường 21/09/2023 17:06

Người dân Hà Nội đi bán chốt lời khi giá vàng lên cao
Thị trường 20/09/2023 16:33

Giá vàng bất ngờ giảm
Thị trường 13/09/2023 09:32

Thu giữ hơn 800 chiếc bánh trung thu có dấu hiệu nhập lậu
Thị trường 11/09/2023 16:31

Giá dầu tăng nhẹ, xăng giữ nguyên so với giá bán lẻ hiện hành trong ngày 11/9
Thị trường 11/09/2023 15:51