TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) 9h sáng nay (10/10), Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) long trọng tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia.
Sáng nay (10/10), diễn ra Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Bức tranh Hà Nội qua những công trình, hạ tầng hiện đại

Ngày 10/10/1954 là một trong những mốc son chói lọi của lịch sử đất nước và Thủ đô, kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp quay lại xâm lược, mở ra thời kỳ mới trong tiến trình xây dựng Thủ đô làm hậu phương vững chắc cho quá trình đấu tranh, thống nhất đất nước (30/4/1975).

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Ngay từ sáng sớm, không khí tưng bừng náo nức đã hiện hữu trên khắp nẻo đường và Trung tâm Hội nghị quốc gia - nơi diễn ra Lễ kỷ niệm

Hôm nay (10/10/2024), tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, trong không khí toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang dồn mọi nỗ lực để thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

8h00: Đón tiếp đại biểu

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các ban, bộ, ngành trung ương, thành phố Hà Nội; đại biểu quốc tế và các tỉnh, thành phố trên cả nước; đại biểu lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động dự Lễ kỷ niệm.

9h00: Chương trình nghệ thuật

Mở đầu Lễ kỷ niệm là chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tái hiện những khoảnh khắc lịch sử trong kháng chiến chống Pháp của quân, dân Thủ đô, khí thế hào hùng trong Ngày Giải phóng Thủ đô và những sự kiện lịch sử vẻ vang của Thủ đô Hà Nội trên hành trình 70 năm qua.

Chương I: Ký ức tự hào

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chương II: Khúc tráng ca

Trong cuộc chiến đấu mở rộng phá hoại ra miền Bắc, nhất là chiến dịch Hà Nội 12 ngày đêm tháng 12/1972, khí phách sự kiên cường của quân và dân Hà Nội một lần nữa làm lay động trái tim toàn nhân loại. Dưới làn mưa bom, dù mất mát, đau thương nhưng người Hà Nội vẫn điềm tĩnh, dũng cảm, quật cường. Quân dân thủ đô “hiệp đồng tác chiến” cùng các quân, binh chủng dệt nên lưới đạn phòng không sáng trời, “rồng lửa Thăng Long” vút lên quật đổ nhào pháo đài bay B52. Một Hà Nội anh hùng và lãng mạn trở thành biểu tượng, lương tri và phẩm giá con người. Hình ảnh cô gái làng hoa Ngọc Hà bên xác máy bay B52 Mỹ là một trong những biểu tượng về Hà Nội trữ tình và chiến thắng của “một thời đạn bom, một thời hòa bình”.

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm.

Chương III: Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển

Xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước đầy kiêu hãnh, mỗi người dân Việt Nam đều mang trong tim khát vọng hòa bình, mong ước cuộc sống bình yên, hạnh phúc sẽ trường tồn trên dải đất chữ S thiêng liêng. Cùng cả nước, người Hà Nội ra sức học tập, lao động - sản xuất, chiến đấu… cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, để cơ đồ đất nước ngày càng phồn vinh, có vị thế lớn trên trường quốc tế. Đồng thời góp sức xây dựng và phát triển thủ đô ngày càng " Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

9h32: Chào cờ

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Các đại biểu thực hiện nghi thức chào cờ

9h35: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

Dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Tô Lâm - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Nông Đức Mạnh - nguyên Tổng Bí thư; Trương Tấn Sang - nguyên Chủ tịch nước; Nguyễn Tấn Dũng - nguyên Thủ tướng Chính phủ; Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Văn An - nguyên Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Sinh Hùng - nguyên Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Thị Kim Ngân - nguyên Chủ tịch Quốc hội; Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Đại biểu dự Lễ kỷ niệm.

Tới dự còn có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch nước; các đồng chí Phó Thủ trướng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng;

Các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương, kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025; các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang nhân dân; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thành phố Hà Nội qua các thời kỳ; lãnh đạo các các sở, ban, ngành, đoàn thể, lãnh đạo các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội; đại biểu đại diện Ban liên lạc các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày thành phố Hà Nội; Cựu chiến binh, Cựu thanh niên xung phong; đại biểu văn nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức, tôn giáo, các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô; đại biểu khách quốc tế…

9h40: Đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đọc diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đọc diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, hôm nay, tại Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến và anh hùng, Thành phố vì hòa bình, trái tim của cả nước, chúng ta long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi lời chào mừng nồng nhiệt và lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới đồng chí, đồng bào và các đại biểu; bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; của các bậc tiền bối, của hàng triệu anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh; những đóng góp to lớn của Nhân dân, những người đã quên mình trong lao động, sáng tạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và Thủ đô thân yêu của chúng ta; mãi mãi ghi nhớ và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế, nhân dân thế giới đã dành cho Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng.

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, dưới sự lãnh đạo tài tình của Bác Hồ, của Trung ương Đảng và Chính phủ, Thủ đô Hà Nội luôn luôn có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, gắn liền với những mốc son chói lọi đầy vinh dự, tự hào. Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hà Nội; ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám giành thắng lợi trọn vẹn ở Hà Nội, nhanh chóng lan tỏa đi khắp nơi, cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ nhân dân cả nước nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội; mở ra thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh quang vinh. Điều 3, Hiến pháp năm 1946 - bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã xác định “Thủ đô đặt ở Hà Nội”.

Trước dã tâm của thực dân Pháp cướp nước ta lần nữa, ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “…chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân Hà Nội với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, nhất tề đứng lên đánh giặc cứu nước. Bằng cuộc chiến đấu 60 ngày đêm vô cùng oanh liệt, Hà Nội đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc thần thánh, kìm chân và tiêu hao sinh lực địch để các cơ quan đầu não và các lực lượng kháng chiến an toàn rút khỏi Hà Nội. Chín năm kháng chiến trong lòng địch, quân và dân Hà Nội vừa trực tiếp đánh địch, vừa chi viện, chia lửa cho các chiến trường, đặc biệt là chiến trường Điện Biên Phủ, góp phần cùng toàn dân tộc làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt lịch sử thay đổi cục diện chiến tranh, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn thương lượng và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; chấp nhận rút quân khỏi miền Bắc nước ta.

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Đại biểu dự Lễ kỷ niệm.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Chúng ta mãi mãi không bao giờ quên thời khắc lịch sử sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh quân lớn, mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội. Hơn bốn mươi vạn nhân dân Thủ đô náo nức, hân hoan trong rừng cờ hoa, hừng hực khí thế “Trùng trùng quân đi như sóng/lớp lớp đoàn quân kéo về…/ Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về/ Cả cuộc đời tươi vui từ đây”, đón mừng đoàn quân chiến thắng, đoàn quân cách mạng, đoàn quân của Bác Hồ trở về. Chiều cùng ngày, hàng vạn người dân cùng với các lực lượng vũ trang đã vui mừng, xúc động, tham dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức tại Sân vận động Cột Cờ và nghe Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng: “Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào. Ngày nay do nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, kháng chiến đã thắng lợi. Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết...”. Người căn dặn: “Chính phủ có quyết tâm, toàn thể đồng bào Hà Nội đồng tâm nhất trí góp sức với Chính phủ, thì chúng ta nhất định vượt được mọi khó khăn và đạt được mục đích chung: Làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh…”.

“Thời khắc lịch sử đó là minh chứng về sức dân tộc, tinh thần đoàn kết, khát vọng hòa bình của nhân dân ta; là mốc son mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước; đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam, chấm dứt 9 năm kháng chiến trường kỳ. Hà Nội - Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - sạch bóng quân thù; nhân dân ta làm chủ vận mệnh của mình và đất nước, phấn khởi bắt tay xây dựng xã hội mới, xã hội Xã hội chủ nghĩa; mở ra thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến và anh hùng của Thăng Long - Hà Nội ở thời đại Hồ Chí Minh”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ.

10h00: Đại diện nhân chứng lịch sử phát biểu

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Đồng chí Nguyễn Thụ - đại diện nhân chứng lịch sử, phát biểu tại Lễ kỷ niệm

Đại diện cho những chiến sĩ năm xưa về tiếp quản Thủ đô Hà Nội, ông Nguyễn Thụ, Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng, nguyên cán bộ Trung đoàn 102 - Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 - Đại đoàn Quân Tiên phong) cho biết hiện đã bước sang tuổi 92, nhưng ký ức về thời khắc lịch sử hào hùng năm xưa vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí ông, nhất là về sự dũng cảm, kiên cường của các chiến sĩ đã chiến đấu oanh liệt, không tiếc máu xương trong suốt 60 ngày đêm bảo vệ Hà Nội, bảo vệ an toàn cho cuộc rút lui đầy mưu trí của quân ta qua sông Hồng để lên Chiến khu Việt Bắc, thực hiện trường kỳ kháng chiến.

Trải qua 9 năm gian khổ, thiếu thốn, hi sinh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chiến tại Việt Nam. Những người lính chúng tôi được giao nhiệm vụ về tiếp quản Thủ đô thân yêu. Ai cũng phấn khởi và bồi hồi, xúc động. Trên đường trở về, Đại đoàn 308 tổ chức lễ mừng công tại khu vực Trại Cờ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Nhân dân từ các vùng tự do, vùng địch tạm chiếm của Bắc Ninh, Hà Nội, Phúc Yên nô nức đổ ra chào đón đoàn quân chiến thắng.

Khi đó, mỗi chiến sĩ được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng một chiếc “Huy hiệu Chiến thắng Điện Biên Phủ”, đó thực sự là niềm vinh dự và vô cùng tự hào, ai cũng nâng niu, trân trọng gắn chiếc huy hiệu ấy lên ngực, gần trái tim của mình, coi đây là kỷ vật vô giá, gìn giữ suốt đời và truyền lại cho con cháu mai sau.

Tiếp tục hành quân về Hà Nội, các chiến sĩ dừng chân tại Đền Hùng, vinh dự được gặp và nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người khẳng định nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô là vô cùng quan trọng, vinh dự và có ý nghĩa chính trị to lớn. Người căn dặn chúng tôi phải luôn cảnh giác, giữ vững bản lĩnh, tinh thần cách mạng và hiểu rõ trách nhiệm của mình trong giai đoạn mới.

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Đại biểu dự Lễ kỷ niệm.

Sáng 10/10/1954, Đại đoàn 308 do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ chỉ huy, chia làm nhiều cánh lớn, mở cuộc hành quân tiến vào tiếp quản Thủ đô. Hà Nội như được hồi sinh, hàng chục vạn người dân từ già tới trẻ tưng bừng đổ ra đường, mặc những trang phục đẹp nhất, mang cờ, hoa, hân hoan, tự hào hát vang đón chào đoàn quân chiến thắng. Thời khắc lịch sử huy hoàng năm ấy mãi mãi không thể phai mờ trong trái tim của mỗi người con Hà Nội.

“Sau 70 năm nhìn lại, chúng tôi, những người lính năm xưa vô cùng tự hào và phấn khởi trước sự đổi thay mạnh mẽ của Thủ đô và đất nước, nhân dân được sống trong hòa bình, hạnh phúc, đời sống ngày một ấm no.

Có được niềm vui ngày hôm nay, chúng tôi vô cùng biết ơn Đảng quang vinh, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người Tổng Tư lệnh tài ba của Quân đội nhân dân Việt Nam và hàng triệu đồng bào, chiến sĩ đã hi sinh xương máu vì độc lập của Tổ quốc, làm nên một Hà Nội anh hùng, một đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Chúng tôi luôn tâm niệm mình là chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô, chiến sĩ Điện Biên năm xưa, là cựu chiến binh sẽ luôn phát huy truyền thống cách mạng, giữ vững phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu trong lối sống, chấp hành và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tích cực tham gia các phong trào của địa phương phát động, góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh, tiến bộ hơn”, cựu chiến binh Nguyễn Thụ xúc động chia sẻ.

10h10: Đại diện thế hệ trẻ phát biểu

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Em Nguyễn Chi Phương - Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội phát biểu

“Trong giây phút trang nghiêm và xúc động này, chúng cháu - thế hệ trẻ Việt Nam xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, những hi sinh to lớn của thế hệ cha anh đi trước vì nền hòa bình, độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Chúng cháu nguyện mang khát vọng thanh xuân của tuổi trẻ hòa cùng với khát vọng chung của Thủ đô và đất nước, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”, Nguyễn Chi Phương bày tỏ.

Tự hào đại diện cho tuổi trẻ Thủ đô phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Nguyễn Chi Phương - sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết những tháng ngày học tập ở nhà trường, qua các bài học lịch sử, những tư liệu trên sách báo, đặc biệt trong những ngày gần đây, Thủ đô Hà Nội như đang sống lại những giờ phút lịch sử đó, tất cả đã cho thế hệ trẻ niềm xúc động, tự hào và vô cùng trân trọng, biết ơn những sự đóng góp, hi sinh của thế hệ cha ông cho thế hệ trẻ được hưởng thành quả tươi đẹp như ngày hôm nay.

Lễ kỷ niệm ngày hôm nay và các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, không chỉ là dịp để thế hệ trẻ được ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, của Thủ đô Hà Nội mà qua đó đã tiếp lửa cho tuổi trẻ hôm nay và mai sau, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, cổ vũ, động viên chúng cháu phát huy truyền thống cách mạng, giữ vững niềm tin, tinh thần độc lập, ý chí tự cường, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, tích cực đóng góp công sức, trí tuệ vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Thủ đô thân yêu và Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phát huy truyền thống Thủ đô anh hùng, thế hệ trẻ nguyện tuyệt đối trung thành với Đảng, kiên định con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; không quản ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần; trở thành những công dân “vừa hồng, vừa chuyên”; tích cực tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vì cuộc sống bình yên của Nhân dân.

Phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam, của Thủ đô Hà Nội thân yêu, tiếp bước thế hệ thanh niên “Ba sẵn sàng”, phụ nữ “Ba đảm đang”, thế hệ trẻ nguyện không ngừng nâng cao nhận thức về chính trị, về lịch sử vẻ vang của Đảng, của dân tộc, luôn tu dưỡng, rèn đức, luyện tài; phát huy tinh thần tiên phong, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sáng tạo; nỗ lực trong khởi nghiệp, lập nghiệp; tình nguyện vì cộng đồng; khẳng định sức mạnh, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, góp phần đưa đất nước ta vươn mình trong kỷ nguyên mới, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

10h17: Kết thúc Lễ kỷ niệm

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa và Giáo dục Quốc hội:

“Ngày Giải phóng Thủ đô như ngọn hải đăng dẫn đường cho các thế hệ trẻ”

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Sáng nay, diễn ra Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Tôi được biết đây là chương trình với quy mô cấp Quốc gia, là hoạt động chính, quan trọng nhất trong chuỗi hoạt động kỷ niệm theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương. Tại Lễ kỷ niệm sẽ có những chia sẻ từ nhân chứng lịch sử và đại diện thế hệ trẻ Thủ đô, từ đó, nhằm tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô.

Đối với tôi, ngày 10/10, ngày Giải phóng Thủ đô, luôn là một dấu mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Khi nhắc đến ngày này, trong lòng mỗi người Hà Nội và mọi người Việt Nam lại tràn ngập những cung bậc cảm xúc khác nhau. Đó là niềm tự hào về sự kiện trọng đại đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của Thủ đô, và cũng là niềm hân hoan của một dân tộc giành được độc lập, tự do sau nhiều năm chịu đựng sự chiếm đóng.

Những hình ảnh của ngày hôm ấy luôn hiện hữu trong từng trái tim: Những lá cờ đỏ sao vàng phấp phới, dòng người nô nức xuống phố cùng nhau cất vang những tiếng reo vui chiến thắng, cùng những giai điệu hùng tráng. Tất cả không chỉ là sự phấn khởi, mà còn là lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã cống hiến và hy sinh vì hòa bình.

Tôi tin tưởng rằng, ngày 10/10 không chỉ là dịp để tưởng nhớ quá khứ mà còn để khơi dậy tinh thần đoàn kết, quyết tâm xây dựng một Thủ đô văn minh, giàu đẹp. Qua bao nhiêu biến chuyển thời gian, ý nghĩa thiêng liêng của ngày Giải phóng Thủ đô vẫn luôn vẹn nguyên, là ngọn hải đăng dẫn đường cho các thế hệ trẻ tiếp tục phấn đấu vì một tương lai tươi sáng.

Bà Lưu Mai Huyền - Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội):

Khơi dậy lòng tự hào dân tộc và tinh thần trách nhiệm xây dựng Tổ quốc

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Để chuẩn bị cho kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, năm nay, phường Mỹ Đình 1 đã chỉ đạo các tổ dân phố triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa. Chúng tôi đã huy động mọi người dân treo cờ Tổ quốc, trang trí đường phố bằng các panô, áp phích tuyên truyền trực quan sinh động. Các đội văn nghệ quần chúng cũng đã tích cực luyện tập để biểu diễn trong ngày lễ...

Khi nhìn thấy sắc đỏ rực rỡ của cờ hoa, panô khẩu hiệu tràn ngập khắp nơi, tôi thực sự xúc động và tự hào. Thủ đô Hà Nội hôm nay đã khoác lên mình diện mạo mới lung linh, rực rỡ hơn bao giờ hết. Đây không chỉ là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, mà còn là cơ hội quý báu để giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

Qua những hoạt động kỷ niệm này, chúng tôi mong muốn mỗi người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên, sẽ hiểu rõ hơn về lịch sử hào hùng của Thủ đô, từ đó khơi dậy lòng tự hào dân tộc và tinh thần trách nhiệm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đây chính là cách thiết thực nhất để chúng ta tri ân những hy sinh của các thế hệ cha anh đi trước, đồng thời tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Mong thế hệ sau trân trọng những hi sinh của bao người, từ đó giữ đất nước ta mãi mãi trường tồn và phát triển

Trong không khí trang trọng của Lễ Kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô, cụ Trần Phiên (sinh năm 1924, huyện Đan Phượng) xúc động khi nhớ về những tháng ngày kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đặc biệt là ngày vui khi quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô 10/10/1954.

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Cụ Trần Phiên (sinh năm 1924, huyện Đan Phượng)

Ông Phiên tham gia cách mạng từ năm 1941, vào quân ngũ từ năm 1949. Dù đã cao tuổi nhưng ông vẫn nhớ những ký ức về một thời đạn bom. Đặc biệt, ông Phiên không bao giờ quên không khí của Thủ đô trong ngày 10/10 cách đây 70 năm. Ông Phiên kể: 5h sáng ngày 10/10/1954, cả Hà Nội tưng bừng nhộn nhịp cờ hoa đón mừng ngày hội lớn. Rất nhiều khẩu hiệu vải đỏ chữ vàng tràn ngập trên các phố: “Hồ Chủ tịch muôn năm”, “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm”, “Hoan hô đoàn quân chiến thắng trở về”,... Ông cũng nhớ về tình cảm của người dân Thủ đô khi ấy luôn giúp đỡ các chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ.

Ông Phiên cũng kể rằng, khi tôi đi tham gia cách mạng từ năm 1941, ông Hoàng Quốc Việt đã khẳng định, sau này nông thôn sẽ biến thành thành thị. Ông mong điều đó mãi. Đến bây giờ, những vùng nông thôn xưa kia đã thực sự chuyển mình thành đô thị. Là cán bộ cũ, tham gia cách mạng thời còn khó khăn, ông tự hào, hạnh phúc trước sự phát triển của Thủ đô hiện nay...

“Ở tuổi này, tôi cảm thấy rất mừng, rất vui vì sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, được chứng kiến Thủ đô phát triển từng ngày. Mỗi năm đến ngày kỷ niệm, tôi vẫn nhớ lại những ngày gian khổ “nằm gai nếm mật”, quân dân một lòng có chung lý tưởng đấu tranh bảo vệ đất nước. Chúng tôi là lớp người đi trước, chỉ mong thế hệ sau này có tấm lòng yêu nước, trân trọng những hi sinh của bao người, từ đó giữ đất nước ta mãi mãi trường tồn và phát triển”, ông Phiên rưng rưng nói.

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Bà Nguyễn Thị Hiên, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong quận Hoàng Mai

Tôi nhớ những đồng đội, các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân Thủ đô.

Vinh dự và tự hào được là 1 trong 50 đại biểu của Hội Cựu thanh niên xung phong thành phố Hà Nội có mặt tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, bà Nguyễn Thị Hiên, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong quận Hoàng Mai xúc động chia sẻ: “Giờ phút lịch sử trong Lễ kỷ niệm long trọng này, lòng tôi vô cùng xúc động, tôi nhớ tới những đồng đội, các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân Thủ đô.

Tiếp nối truyền thống hào hùng trong quá khứ, chúng tôi nguyện sẽ sống tốt hơn, luôn kiên định một lòng giữ vững “phẩm chất bộ đội cụ Hồ”, suốt đời “trung với Đảng, hiếu với dân”, luôn tu dưỡng để mãi là những công dân Thủ đô gương mẫu. Chúng tôi mong muốn các thế hệ trẻ noi gương thế hệ cha, ông phấn đấu tu dưỡng đạo đức, rèn luyện học tập, công tác để xứng đáng là những công dân tốt, đưa Thủ đô, đất nước phát triển ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn nữa”.

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Hoàng Tâm (sinh viên Đại học Tài nguyên và Môi trường)

Mặc áo xanh của bộ đội, em cảm thấy tự hào, vinh dự

Trực tiếp tham gia Lễ kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô, bạn Hoàng Tâm (sinh viên Đại học Tài nguyên và Môi trường) bày tỏ sự tự hào. Tâm cho biết, em được hóa thân thành những chiến sĩ trở về tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954 thông qua tiết mục đoàn quân tiến về Hà Nội.

Trước đó, Tâm đã tập luyện, tìm hiểu về sự kiện để thực hiện một cách tốt nhất. “Hôm nay, mặc áo xanh của bộ đội, em cảm thấy tự hào, vinh dự khi được hóa thân vào một nhân vật ngày lịch sử đó. Đứng dưới lá cờ vinh quang của Tổ quốc em như hiểu thêm về những hi sinh xương máu của cha ông để có đất nước ta ngày hôm nay. Em thấy tình yêu nước của mình ngày càng lớn hơn và tâm niệm sẽ cố gắng học tập, trở thành cong dân xây dựng Thủ đô và đất nước phát triển”, Hoàng Tâm chia sẻ.

Giảng viên Định Thị Hồng Vui - Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Thêm yêu mến và tự hào về Thủ đô của đất nước

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thật may mắn khi chuyến công tác của tôi đến Hà Nội trùng với dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Ngay khi đặt chân đến nơi, tôi đã cảm nhận được không khí rộn ràng, tươi mới của thành phố. Hà Nội như khoác lên mình một tấm áo mới, với diện mạo lung linh và rực rỡ hơn bao giờ hết.

Dạo quanh các con phố, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay nhanh chóng của Thủ đô. Những công trình hiện đại, đặc biệt là hệ thống tàu điện trên cao, đã mang đến một sức sống mới cho thành phố nghìn năm văn hiến. Tôi cảm thấy vô cùng phấn khởi và tự hào khi chứng kiến sự phát triển này.

Có lẽ cảm xúc của tôi còn đặc biệt hơn bởi tôi đã từng có nhiều năm sống và học tập tại đây. Mỗi con đường, góc phố đều gợi lên trong tôi những kỷ niệm thân thương. Và giờ đây, trong tiết trời se lạnh của mùa thu Hà Nội, trong dịp Thành phố tổ chức rất nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 Giải phóng Thủ đô, Hà Nội lại càng trở nên đẹp đẽ hơn bao giờ hết.

Là một người trẻ, tôi cảm thấy may mắn khi được hưởng nền độc lập, hoà bình mà bao thế hệ cha ông đã gây dựng. Điều đó thôi thúc tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa, nguyện cống hiến hết mình để xây dựng đất nước, noi theo tấm gương của cha ông. Dù đang công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng mỗi lần về Hà Nội, tôi lại càng thêm yêu mến và tự hào về Thủ đô của đất nước".

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ký ức tự hào ngày trở về tiếp quản Thủ đô

Ký ức tự hào ngày trở về tiếp quản Thủ đô

(LĐTĐ) 70 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày tiếp quản Thủ đô vẫn mãi rực sáng trong tim mỗi chiến sĩ năm xưa. Hòa vào dòng chảy bất diệt của lịch sử dân tộc, những ký ức đó như một dấu son không bao giờ phai nhòa, mãi là những minh chứng sống động giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về những ngày thu lịch sử tháng 10/1954.
Thanh Trì gắn biển công trình cấp Thành phố mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Thanh Trì gắn biển công trình cấp Thành phố mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, huyện Thanh Trì tổ chức lễ gắn biển công trình cấp Thành phố với Trường Trung học cơ sở Ngọc Hồi và trao Bằng công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Hôm nay 10/10, xe buýt 2 tầng phục vụ miễn phí du khách tham quan Hà Nội

Hôm nay 10/10, xe buýt 2 tầng phục vụ miễn phí du khách tham quan Hà Nội

(LĐTĐ) Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức chương trình "Tinh hoa áo dài" nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Chương trình diễn ra vào ngày 10/10, người dân và du khách mặc áo dài sẽ được trải nghiệm đi xe buýt 2 tầng miễn phí tham quan thành phố.
Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng gần 20% so với cùng kỳ

Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng gần 20% so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Trong tháng 9, thị trường chứng khoán có nhiều phiên tăng, giảm điểm đan xen. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7.061,97 ngàn tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm trước; tương đương 69,1% GDP năm 2023.
Công đoàn cơ sở: Cầu nối giữa lợi ích người lao động và sự phát triển của ngành Ngân hàng

Công đoàn cơ sở: Cầu nối giữa lợi ích người lao động và sự phát triển của ngành Ngân hàng

(LĐTĐ) Hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) đã không ngừng xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh; xứng đáng là tổ chức đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động (NLĐ) trong ngành Ngân hàng. Đặc biệt tại cấp Công đoàn cơ sở (CĐCS), sự nhiệt tâm và sáng tạo của các Chủ tịch CĐCS đã truyền giữ ngọn lửa nhiệt huyết của NLĐ trong quá trình phát triển nghề nghiệp, góp phần vào sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành Ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày chuyển đổi số thành phố Hà Nội năm 2024

Ngày chuyển đổi số thành phố Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm 2024, mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 277/KH-UBND tổ chức các hoạt động nhân Ngày chuyển đổi số quốc gia, Ngày chuyển đổi số thành phố Hà Nội năm 2024.
Giá xăng dầu hôm nay (10/10): Giá dầu thế giới không biến động nhiều

Giá xăng dầu hôm nay (10/10): Giá dầu thế giới không biến động nhiều

(LĐTĐ) Sáng nay (10/10), giá xăng dầu thế giới không thay đổi đáng kể, có xu hướng giảm khi dữ liệu của Mỹ cho thấy, lượng dầu thô tồn kho tăng, nhưng sau đó mức giảm bị hạn chế bởi rủi ro gián đoạn nguồn cung của Iran do xung đột Trung Đông và bão Milton ở Mỹ. Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, cả giá dầu thô Brent và giá dầu thô WTI đều tăng khoảng 0,4%.

Tin khác

Thanh Trì gắn biển công trình cấp Thành phố mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Thanh Trì gắn biển công trình cấp Thành phố mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, huyện Thanh Trì tổ chức lễ gắn biển công trình cấp Thành phố với Trường Trung học cơ sở Ngọc Hồi và trao Bằng công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Hà Nội bừng sáng với tư thế mới, diện mạo mới, sức sống mới

Hà Nội bừng sáng với tư thế mới, diện mạo mới, sức sống mới

(LĐTĐ) Những ngày này, khắp các con phố Hà Nội rộn ràng cờ hoa chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). 70 năm qua đi, ngày nay Hà Nội đã mang một diện mạo hoàn toàn mới, vừa bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống, vừa mạnh mẽ bừng sáng với một tư thế mới, diện mạo mới bước vào kỷ nguyên hiện đại, phát triển.
Sẻ chia giấc mơ an cư từ ngôi nhà đại đoàn kết

Sẻ chia giấc mơ an cư từ ngôi nhà đại đoàn kết

(LĐTĐ) Với tinh thần “tương thân tương ái" nhằm góp phần động viên các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, chiều 9/10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Bắc Từ Liêm tổ chức bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình bà Nguyễn Thị Tính, tổ dân phố Yên Nội 2, phường Liên Mạc.
Quận Đống Đa gắn biển công trình “dân vận khéo” chào mừng Giải phóng Thủ đô

Quận Đống Đa gắn biển công trình “dân vận khéo” chào mừng Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), chiều 9/10, Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội và quận Đống Đa đã tổ chức Lễ gắn biển công trình “dân vận khéo” công trình Cải tạo, nâng cấp vườn hoa Đại học Công đoàn.
Phố phường Hà Nội náo nức đón ngày Giải phóng Thủ đô

Phố phường Hà Nội náo nức đón ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thời điểm này, Hà Nội đang bước vào cao điểm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Thành phố Hà Nội đã trang trí các tuyến phố với hàng loạt băng rôn, tranh cổ động đầy ý nghĩa. Bên cạnh đó, người dân cũng nô nức mong chờ nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật chuẩn bị diễn ra nhân dịp này.
Huyện Mỹ Đức gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Huyện Mỹ Đức gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng nay (9/10), Ủy ba nhân dân (UBND) huyện Mỹ Đức tổ chức Lễ gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và đón Bằng công nhận Trường Mầm non Lê Thanh B đạt chuẩn Quốc gia mức độ II.
Những chứng tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

Những chứng tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) 70 năm đã trôi qua từ Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, nhiều địa danh nổi tiếng như Bắc Bộ phủ, Cột cờ Hà Nội, Nhà hát Lớn, cầu Long Biên, ga Hà Nội, chợ Đồng Xuân… đã có nhiều đổi khác song vẫn đóng vai trò như "chứng nhân" lịch sử giúp gợi nhớ về những ký ức lịch sử hào hùng của Hà Nội thuở nào.
Triển lãm ảnh “Hà Nội phát triển - đổi mới - hội nhập”

Triển lãm ảnh “Hà Nội phát triển - đổi mới - hội nhập”

(LĐTĐ) Nằm trong các hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 8/10, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội, Câu lạc bộ Ảnh báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh “Hà Nội phát triển - đổi mới - hội nhập”.
Thực hiện hiệu quả công tác dân vận từ những mô hình hay

Thực hiện hiệu quả công tác dân vận từ những mô hình hay

(LĐTĐ) Những năm qua phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm được quan tâm, chú trọng. Nhiều cách làm hay, sáng tạo, nhiều mô hình dân vận khéo đã xuất hiện tại các địa bàn dân cư mang lại hiệu quả thiết thực.
Người dân hòa mình vào không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Người dân hòa mình vào không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 không chỉ ghi dấu chặng đường phát triển của Thủ đô Hà Nội mà còn là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm nay chính là dịp để mỗi người dân nhìn lại chặng đường lịch sử vẻ vang, sự trưởng thành và phát triển của Thủ đô Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động