Trực tuyến tọa đàm: Thực trạng và giải pháp về công tác cán bộ Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới
Sau cuộc Tọa đàm “Thực trạng và giải pháp công tác cán bộ công đoàn Thủ đô trong tình hình mới”, được tổ chức tại khối Công đoàn ngành, Công đoàn Tổng công ty vào ngày 25/4, hôm nay ( 27/4), Liên đoàn Lao động Thành phố tiếp tục tổ chức Tọa đàm khối Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã. Các cuộc Tọa đàm nhằm xây dựng Nghị quyết chuyên đề của Ban chấp hành Liên đoàn Lao động thành phố (khoá XVI) về "Công tác cán bộ Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới".
Toàn cảnh Hội nghị tọa đàm. |
Chủ trì Tọa đàm có các đồng chí: Phạm Bá Vĩnh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội; Lê Xuân Trường – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức; Lâm Quang Thao – Phó Bí thư Thường trực quận ủy Nam Từ Liêm; Lê Thị Kim Điệp – Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm.
Đặc biệt, dự Tọa đàm có các đại biểu là đại diện Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã và đại diện một số Công đoàn cơ sở.
8h30: Phát biểu khai mạc Tọa đàm, đồng chí Phạm Bá Vĩnh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố cho biết, hiện nay, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đang quản lý trực tiếp 45 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 25 Công đoàn cơ sở trực thuộc với tổng số 9.031 Công đoàn cơ sở và 609.274 đoàn viên công đoàn, trong đó có 5.398 Công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước. Số Công đoàn cơ sở và số cán bộ Công đoàn chiếm chủ yếu ở khối Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã.
Đồng chí Phạm Bá Vĩnh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố phát biểu khai mạc Hội nghị. |
Cán bộ Công đoàn có 2 đối tượng là cán bộ Công đoàn chuyên trách và cán bộ Công đoàn kiêm nhiệm, đội ngũ cán bộ Công đoàn khối quận, huyện, thị xã là cán bộ Công đoàn chuyên trách, cơ bản có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, có kinh nghiệm trong hoạt động Công đoàn, luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao và tích cực đóng góp vào phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động của các cấp Công đoàn trong thời gian qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác cán bộ Công đoàn của Thủ đô cũng còn những hạn chế cần phải khắc phục, cần phải đổi mới để phù hợp với xu thế chung hiện nay.
Tọa đàm hôm nay diễn ra trong thời điểm các cấp Công đoàn Thủ đô đang tích cực thực hiện việc tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung thảo luận, đánh giá khách quan, toàn diện, đề xuất những giải pháp có chất lượng về tình hình tổ chức cũng như đội ngũ cán bộ công đoàn theo khối của mình để Liên đoàn Lao động Thành phố tổng quát thành bức tranh tổng thể, làm cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn Thủ đô trong thời gian tới, đặc biệt là khi Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng, với nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EV FTA) và những cam kết quốc tế.
Đồng chí Lê Thị Kim Điệp – Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm phát biểu tại hội nghị. |
8h45
Báo cáo đề dẫn tại Hội nghị, đồng chí Lê Thị Kim Điệp, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm cho biết: Hoạt động của các cấp Công đoàn Thủ đô trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực, đạt kết quả được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ghi nhận, đánh giá cao trong hệ thống Công đoàn Việt Nam. Song đứng trước những tác động mạnh mẽ của tình hình quốc tế và trong nước, tổ chức Công đoàn Thủ đô nhận thấy rất rõ sự cấp bách, có ý nghĩa lịch sử, là thời cơ, đồng thời là thách thức, yêu cầu hệ thống tổ chức Công đoàn Thủ đô phải đổi mới toàn diện và vượt qua, vươn lên khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn Việt Nam trong hệ thống chính trị, trong đội ngũ đoàn viên Công đoàn, công nhân viên chức lao động Thủ đô.
Để đánh giá đầy đủ thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn khối Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới. Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm với chủ đề: "Thực trạng và giải pháp công tác cán bộ công đoàn Thủ đô trong tình hình mới”.
Đại diện Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã và đại diện một số Công đoàn cơ sở tham dự hội nghị. |
Để Hội nghị tọa đàm đạt kết quả, đồng chí Lê Thị Kim Điệp đề nghị các đại biểu tham luận, phát biểu ý kiến tập trung vào một số nội dung như: Đánh giá thực trạng về công tác cán bộ công đoàn hiện nay; những bất cập, đề xuất kiến nghị với Đảng, Nhà nước, tổ chức Công đoàn, các ban, ngành liên quan... về công tác cán bộ Công đoàn; giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; việc xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn Thủ đô có cần thiết xác định tiêu chí cán bộ theo từng cấp tương ứng với 3 cấp tổ chức bộ máy (cán bộ Công đoàn Liên đoàn Lao động Thành phố; cán bộ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và cán bộ Công đoàn cơ sở); công tác tạo nguồn, tuyển dụng cán bộ Công đoàn; công tác quy hoạch; đánh giá, quản lý, bố trí, luân chuyển, điều động, sử dụng cán bộ Công đoàn…
“Từ kết quả hoạt động thực tiễn, trong khuôn khổ Hội nghị tọa đàm hôm nay, Ban tổ chức hội nghị rất mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thẳng thắn, trách nhiệm; đề xuất những giải pháp hữu hiệu, tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”, đồng chí Lê Thị Kim Điệp đề nghị.
8h55
Phát biểu tại Hội nghị tọa đàm, đồng chí Lâm Quang Thao Phó Bí thư Thường trực quận ủy Nam Từ Liêm đánh giá cao vai trò chủ động, sáng tạo của Liên đoàn Lao động quận Nam Từ liêm trong chỉ đạo triển khai các hoạt động Công đoàn. “Tổ chức Công đoàn đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong hệ thống chính trị của quận. Kết quả hoạt động Công đoàn, phong trào công nhân, viên chức, lao động quận đã đóng góp một phần quan trọng cùng với hệ thống chính trị của quận hoàn thành tốt nhiệm vụ được Thành phố giao hàng năm”- đồng chí Lâm Quang Thao khẳng định.
Đồng chí Lâm Quang Thao Phó Bí thư Thường trực quận ủy Nam Từ Liêm phát biểu tại Hội nghị tọa đàm. |
Phó Bí thư Thường trực quận ủy Nam Từ Liêm nhìn nhận, trong thời gian tới, quá trình hội nhập Quốc tế ngày càng sâu rộng cùng với những điều chỉnh trong Bộ Luật Lao động 2019 đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng không it khó khăn thách thức cho hoạt động Công đoàn, quan hệ lao động ngày càng phức tạp đòi hỏi tổ chức Công đoàn phải thể hiện rõ hơn vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động; đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc trong công tác cán bộ và xây dựng cán bộ Công đoàn các cấp.
Theo đồng chí Lâm Quang Thao, Hội nghị tọa đàm của Liên đoàn Lao động Thành phố tổ chưc lần này thể hiện sự chủ động của Liên đoàn Lao động Thành phố trong việc cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về tăng cường đổi mới hoạt động của tổ chức Công đoàn giai đoạn 2020-2025; hướng tới xây dựng một Nghị quyết chuyên đề riêng của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội về công tác cán bộ Công đoàn.
“Đây là hoạt động rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với tổ chức Công đoàn quận Nam Từ Liêm mà còn rất quan trọng đối với tổ chức Công đoàn các quận huyện, thị xã và tổ chức Công đoàn Thủ đô để góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở”- Phó Bí thư Thường trực quận ủy Nam Từ Liêm đánh giá.
Các đồng chí chủ toạ Hội nghị |
9h10: Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị
Trao đổi tại Hội nghị Tọa đàm, đồng chí Ngô Xuân Anh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ đã nêu một số hạn chế về hoạt động Công đoàn cơ sở trong thực tế. Theo đó, hiện nay, ở không ít đơn vị, hoạt động của Công đoàn cấp trên cơ sở chưa đi vào thực chất, bị những nhiệm vụ thường xuyên chi phối; việc thực hiện mục tiêu hướng về cơ sở, lấy người lao động là trung tâm còn thiếu phương pháp, giải pháp hiệu quả. Công đoàn cơ sở ít có tiếng nói trong giải quyết tranh chấp lao động, năng lực bảo vệ đoàn viên, người lao động còn yếu, vai trò tập hợp quần chúng còn mờ nhạt.
Ngoài ra, lực lượng cán bộ Công đoàn chuyên trách ở cấp trên cơ sở còn mỏng, thiếu kiến thức chuyên sâu, thường xuyên bị biến động; cán bộ Công đoàn kiêm nhiệm thường bị chi phối, phụ thuộc vào thủ trưởng đơn vị, người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, cơ chế hành chính có nhiều điểm không phù hợp với tổ chức và hoạt động công đoàn trong thời kỳ hội nhập hiện nay, nhất là công tác cán bộ.
Đồng chí Ngô Xuân Anh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ trao đổi tại hội nghị. |
“Thực trạng trên được lý giải bởi những nguyên nhân là do cơ chế tổ chức trong hệ thống công đoàn đã áp dụng quá lâu, thiếu những đổi mới mang tính đột phá để thích nghi, phù hợp trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Không chỉ vậy, vai trò đồng hành của tổ chức Công đoàn với doanh nghiệp là chưa phù hợp do mâu thuẫn về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động”, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ cho biết.
Đề xuất những giải pháp, đồng chí Xuân Anh cho rằng nên chăng giao tự chủ cho Công đoàn cấp trên cơ sở; phân công cán bộ và thuê chuyên gia tiếp cận, nắm tình hình doanh nghiệp và thực hiện một số nội dung về vận động thành lập Công đoàn cơ sở, tuyên truyền về pháp luật lao động, tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động về mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp...
Ngoài ra, nên cơ cấu lại tổ chức và nhiệm vụ cho công đoàn cấp trên cơ sở, xây dựng cơ chế bảo vệ cán bộ Công đoàn cơ sở. Đặc biệt là chú trọng công tác đào tạo lãnh tụ công đoàn cơ sở. Lựa chọn những nhân tố trách nhiệm, tâm huyết để đào tạo, trang bị kiến thức về công đoàn, các kỹ năng hoạt động công đoàn, năng lực xử lý tình huống phát sinh trong quan hệ lao động.
9h20: Tham luận tại tọa đàm, đồng chí Cao Văn Đoàn – Chủ tịch Công đoàn xã Đức Giang, huyện Hoài Đức cho biết, với kinh nghiệm 15 năm làm công tác công đoàn tại địa phương, đồng chí nhận thấy, để nâng cao chất lượng công tác cán bộ Công đoàn, cần phải lựa chọn cán bộ có chuyên môn, năng khiếu, có khả năng tập hợp quần chúng và đặc biệt là có tiếng nói tại cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ Công đoàn cơ sở về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hoạt động.
Đồng chí Cao Văn Đoàn – Chủ tịch Công đoàn xã Đức Giang, huyện Hoài Đức tham luận tại tọa đàm. |
Đồng chí Cao Văn Đoàn cũng nêu thực tế kinh phí hoạt động của Công đoàn cơ sở còn hạn chế. Vì vậy, đồng chí Cao Văn Đoàn đề xuất cần bổ sung kinh phí hoạt động cho Công đoàn cơ sở, nhất là ở cấp xã, phường; đồng thời có phụ cấp cho cán bộ Công đoàn.
9h30: Từ thực tiễn hoạt động tại Công đoàn cơ sở, thảo luận tại tọa đàm, đồng chí Phạm Thị Liên, Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần công nghiệp Hậu Cần phía Bắc, thuộc Liên đoàn Lao động huyện Sóc Sơn cho rằng, trong doanh nghiệp muốn người lao động làm việc tốt, làm việc hiệu quả thì điều quan trọng nhất vẫn là các chính sách về lương, chế độ thưởng, thi đua phải công khai, hợp lý, các chế độ của người lao động phải được đảm bảo. Đây là nhiệm vụ lớn nhất của cán bộ Công đoàn cơ sở.
Tuy nhiên, theo đồng chí Phạm Thị Liên, hoạt động Công đoàn cơ sở hiện nay còn những tồn tại hạn chế do đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở là cán bộ kiêm nhiệm, nên chưa dành được nhiều thời gian, tâm huyết cho hoạt động Công đoàn để đổi mới các hoạt động Công đoàn của cơ sở mình, vẫn phụ thuộc nhiều vào các phong trào của cấp trên. Một bộ phận cán bộ Công đoàn cơ sở chưa nắm bắt kịp thời, đẩy đủ các chính sách, chế độ đối với người lao động trong cơ sở mình nên việc bảo vệ quyền lợi người lao động chưa kịp thời, chưa đúng, chưa trúng.
Đồng chí Phạm Thị Liên, Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần công nghiệp Hậu Cần phía Bắc, thuộc Liên đoàn Lao động huyện Sóc Sơn thảo luận tại tọa đàm. |
Từ thực tiễn này, đồng chí Phạm Thị Liên đề xuất, Công đoàn cấp trên cần tăng cường thêm công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ Công đoàn cơ sở, tập trung vào các nội dung như kỹ năng, nghiệp vụ hoạt động Công đoàn; các chế độ, chính sách, các Luật mới đối với đối tượng lao động của cơ sở, đặc biệt là những chính sách mang tính địa phương nhưng tác động trực tiếp đến đời sống cũng như công việc của người lao động tại địa phương, cơ sở đó…
Đồng chí Phạm Thị Liên cũng cho rằng, cán bộ Công đoàn cơ sở cần đánh giá đúng tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của mạng xã hội tác động đến người lao động, từ đó có các hoạt động, phong trào tuyên tuyền trên kênh thông tin này. “Người cán bộ Công đoàn cơ sở cũng không thể thờ ơ với các thông tin trên mạng xã hội liên quan đến chính sách của người lao động mà cần thông qua các trang mạng xã hội để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của một bộ phận không nhỏ người lao động đang phản hồi lại các tác động của chính sách về quyền lợi, hoạt động lao động sản xuất của địa phương, về đời sống vật chất và tinh thần của người lao động”- đồng chí Phạm Thị Liên nêu ý kiến.
9h45: Dưới góc nhìn của công đoàn cơ sở, đồng chí Nguyễn Thị Quyên (công đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn SPI Việt Nam – Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm) cho biết đối với các doanh nghiệp, cán bộ Công đoàn công ty đều là kiêm nhiệm, hầu hết là trẻ chưa có kinh nghiệm, năng lực của mỗi cán bộ trong công ty chưa đồng đều, kinh nghiệm thực tiễn chưa có nhiều, tính chuyên nghiệp chưa cao.
Đồng chí Nguyễn Thị Quyên (công đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn SPI Việt Nam – Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm) tham gia thảo luận tại hội nghị. |
Từ thực tế trên, đồng chí Nguyễn Thị Quyên mong muốn Công đoàn cấp trên sẽ hỗ trợ Công đoàn cơ sở trong việc tập huấn cho đội ngũ tổ trưởng, tổ phó công đoàn, Ban chấp hành Công đoàn công ty về các nội dung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản của công đoàn, kỹ năng tổ chức hoạt động công đoàn, kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng thương lượng, kiến thức pháp luật liên quan đến người lao động…
9h50: Tham luận tại Hội nghị tọa đàm, đồng chí Nguyễn Thị Ngọc - Phó Chủ tịch Công đoàn Tập đoàn Phú Thái (thuộc Liên đoàn Lao động quận Đống Đa) đã nêu những tồn tại, hạn chế trong hoạt động Công đoàn tại đơn vị, như: Cán bộ Công đoàn phải ưu tiên công việc chuyên môn lên hàng đầu; còn tâm lý ngại va chạm, chưa thực sự “hết mình” trong giải quyết tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của người lao động. Bởi doanh nghiệp ngoài nhà nước là của “ông chủ” , điều này làm cho hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở chưa cao, đôi lúc sự thể hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động chưa “hết tầm”.
Cùng với đó quyền lợi của cán bộ Công đoàn trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước chưa thực sự tương xứng bởi họ chỉ được hưởng phụ cấp theo luật Công đoàn, không có hỗ trợ nào khác của doanh nghiệp. Tuy nhiên cán bộ Công đoàn phải làm tốt “trên sự mong đợi” không chỉ của người lao động để thu hút sự tham gia của đông đảo người lao động, mà còn phải xây dựng được các “món ăn tinh thần” trong hoạt động làm hài lòng “ông chủ” trong việc xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp .
Đồng chí Nguyễn Thị Ngọc - Phó Chủ tịch Công đoàn Tập đoàn Phú Thái (thuộc Liên đoàn Lao động quận Đống Đa) tham luận tại Hội nghị tọa đàm. |
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn Thủ đô trong tình hình mới, đồng chí Nguyễn Thị Ngọc cho rằng trước hết, tổ chức Công đoàn các cấp và đội ngũ cán bộ công đoàn phải tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình hiện nay.
Tổ chức Công đoàn và đội ngũ cán bộ Công đoàn phải luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động thích ứng với thời đại mới, luôn thể sự hiện sự sáng tạo và tính chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài trong tổ chức Công đoàn.
Cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp ngoài nhà nước cần hoạt động trên tinh thần “lấy người lao động làm gốc”; luôn lắng nghe và thấu hiểu; luôn khuyến khích động viên người lao động tham gia các hoạt động Công đoàn trên tinh thần mang lại năng lượng và hiệu quả…
10h: Thảo luận tại tọa đàm dồng chí Lê Văn Bắc, Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cho rằng, tại doanh nghiệp nước ngoài, chủ doanh nghiệp rất tuân thủ pháp luật Việt Nam, việc thành lập tổ chức Công đoàn được ủng hộ và cán bộ Công đoàn không bị gây khó dễ trong quá trình hoạt động. Vai trò của tổ chức Công đoàn trong Công ty cũng có vị thế nhất định được đông đảo người lao động tin tưởng và chia sẻ.
Đồng chí Lê Văn Bắc, Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam thảo luận tại tọa đàm. |
Tuy nhiên để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở, đồng chí Lê Văn Bắc nêu một số đề xuất: Đó là Công đoàn cấp trên cần tăng cường tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về công tác Công đoàn cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước nhất là về kỹ năng, kiến thức pháp luật để cán bộ Công đoàn nắm rõ và có thể giải thích cho người lao động khi cần thiết.
Cùng đó, Công đoàn cấp trên cần dành thời gian tham gia hướng dẫn cho doanh nghiệp về cách thức tổ chức đối thoại và Hội nghị người lao động, giúp người sử dụng lao động thấy được vai trò của công đoàn với người lao động và với sự hiện diện của Công đoàn cấp trên, người lao động sẽ tin tưởng bày tỏ quan điểm của mình hơn. Ngoài ra, cán bộ Công đoàn doanh nghiệp mong muốn được Công đoàn cấp trên tổ chức các cuộc giao lưu học hỏi kinh nghiệm đối với doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn hoạt động hiệu quả để lấy đó làm mô hình nhân rộng, giúp các doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn phát huy được vai trò và vị thế của mình trong doanh nghiệp.
10h30: Đồng chí Trịnh Thị Thu Hà (Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Mỹ Hưng – Liên đoàn Lao động huyện Thanh Oai) cũng cho rằng để nâng cao năng lực, chất lượng hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở, cần xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn có năng lực chuyên môn vững vàng, có nhiệt huyết và kinh nghiệm trong việc triển khai các hoạt động của Công đoàn. Trên cơ sở đó, trước hết cần đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của cán bộ Công đoàn tại các cơ quan, đơn vị. Có như vậy mới đào tạo được đội ngũ cán bộ Công đoàn vừa hồng vừa chuyên, vì nếu cán bộ Công đoàn không phát huy tốt vai trò của mình sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Ngoài ra, với trách nhiệm “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, cán bộ Công đoàn phải tự chủ động học hỏi để có kiến thức vận dụng vào nhiệm vụ cụ thể được giao nhằm phát huy hiệu quả công việc. Nhưng để được như vậy cũng cần phải có chế độ, chính sách bảo vệ, đãi ngộ, khuyến khích cả vật chất và tinh thần đối với cán bộ Công đoàn.
10h40: Thảo luận tại Hội thảo tọa đàm, đồng chí Nguyện Thị Thu Hương, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thị xã Sơn Tây nêu thực tiễn, đội ngũ cán bộ Công đoàn chuyên trách cấp huyện số lượng quá ít (4-6 cán bộ), cán bộ Công đoàn cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm nên việc triển khai thực hiện nhiệm vụ và chức năng của tổ chức Công đoàn gặp nhiều khó khăn.
Đồng chí Nguyện Thị Thu Hương, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thị xã Sơn Tây tham gia thảo luận tại hội nghị. |
Năng lực của cán bộ Công đoàn cơ sở nhất là khối sản xuất kinh doanh còn hạn chế, nhận thức của một số lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp về vai trò, vị trí của cán bộ Công đoàn ở một số đơn vị còn chưa đầy đủ.
Từ thực trạng này, đồng chí Thu Hương đề xuất một số giải pháp. Trong đó, đồng chí dề xuất đội ngũ cán bộ Công đoan các cấp cần không ngừng nỗ lực cố gắng học tập, nâng cao trình độ chính trị, chyên môn và nghiệp vụ công tác Công đoàn để khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn và đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Công đoàn các cấp cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn theo hướng thiết thực, sát với yêu cầu thực tiễn, đặt biệt về kỹ năng hoạt động cho cán bộ Công đoàn cấp cơ sở. Ngoài ra, đồng chí Thu Hương cũng đề xuất cấp thẩm quyền nghiên cứu xây dựng các chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với cán bộ Công đoàn cơ sở, có chế độ đãi ngộ với Công đoàn cơ sở tương xứng với trình độ, năng lực thực tế và khả năng đóng góp của cán bộ Công đoàn đối với cơ quan và đơn vị.
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Liên, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Ba Đình đóng góp ý kiến tại hội thảo. |
10h50: Đồng chí Nguyễn Thị Bích Liên, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Ba Đình cho biết, hiện nay, Liên đoàn Lao động quận quản lý 500 công đoàn cơ sở, tuy nhiên có đến 80% công đoàn cơ sở có số lượng thành viên dưới 25 người.
Các công đoàn cơ sở này chủ yếu là các hộ kinh doanh gia đình, vừa và nhỏ, do đó dẫn đến việc luân chuyển việc làm thường xuyên của cán bộ công đoàn kiêm nhiệm, gây khó khăn cho công tác kiện toàn đội ngũ cán bộ. Đồng chí Nguyễn Thị Bích Liên đề xuất công đoàn cấp trên cần thực hiện tốt công tác xây dựng, quy hoạch cán bộ công đoàn các cấp và đặc biệt có phân bổ định biên cho cán bộ Công đoàn cơ sở kiêm nhiệm.
11h: Thảo luận tại hội nghị, đồng chí Lê Kim Điệp- Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm đề xuất cần có tiêu chuẩn riêng cho cán bộ Công đoàn chuyên trách ngoài các tiêu chuẩn chung của ngành, do đó cần có các chương trình đào tạo ngắn hạn, hàng năm cấp chứng chỉ kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn.
Đồng chí Lê Kim Điệp- Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm thảo luận tại hội nghị. |
Đối với Công đoàn cấp trên cơ sở cần đẩy mạnh nghiên cứu đề tài sáng kiến, sáng tạo, mối năm ít nhất có một đề tài nhằm giải quyết những vấn đề của chính mình.
Đối với Công đoàn cơ sở cần được cân đối kinh phí, nhấn mạnh trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện riêng về cơ sở vật chất cho Công đoàn cơ sở hoạt động ví dụ như góc làm việc riêng.
Đặc biệt cần đưa chính sách đối với cán bộ Công đoàn vào quản lý nhà nước, kể cả quy chế phối hợp với chính quyền, chuyên môn.
Đồng chí Lê Thị Kim Điệp cũng đề nghị, trong Dự thảo Nghị quyết chuyên đề của Liên đoàn Lao động Thành phố vai trò của Công đoàn trong tất cả các khía cạnh từ vai trò tham mưu với cấp ủy Đảng, phối hợp với chuyên môn, vai trò với người lao động và vai trò của công đoàn với doanh nghiệp. Ngoài ra, Dự thảo Nghị quyết cũng cần xin ý kiến chỉ đạo của Thành ủy.
Phát biểu kết luận Hội nghị tọa đàm, đồng chí Phạm Bá Vĩnh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội khẳng định Hội nghị về cơ bản đã đạt được những mục tiêu, yêu cầu đã đề ra từ đầu. Những ý kiến tại buổi Tọa đàm là những vấn đề hết sức thực tiễn mà các đơn vị đang gặp phải. Đồng chí Phạm Bá Vĩnh cho biết, Liên đoàn Lao động Thành phố sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến của các đồng chí cán bộ công đoàn trao đổi hôm nay và Liên đoàn Lao động Thành phố sẽ có kế hoạch phù hợp. Giải đáp một số vấn đề về công tác cán bộ công đoàn Thủ đô, đồng chí Phạm Bá Vĩnh nhấn mạnh cán bộ Công đoàn phải đổi mới, khẳng định vai trò trong quá trình hội nhập. Thay đổi nhận thức cho đúng về trách nhiệm của cán bộ Công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan đơn vị. Ngoài việc làm tốt chuyên môn đòi hỏi mỗi cán bộ phải có tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm với vai trò là cán bộ Công đoàn cơ sở. Về hệ thống, tổ chức, bộ máy, tiêu chuẩn cán bộ… cần có bộ nhận diện để mỗi cán bộ Công đoàn khẳng định hơn nữa vai trò của tổ chức. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội nắm bắt tình hình lao động trước Tết
Hoạt động 19/12/2024 20:37
Thực sự là Tổ chức không thể thiếu
Hoạt động 19/12/2024 17:34
Đổi mới hoạt động chăm lo
Hoạt động 19/12/2024 10:49
Nỗ lực, quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn
Hoạt động 18/12/2024 19:04