Triển vọng từ những vườn nho “siêu quả” giữa lòng Hà Nội
Đan Phượng có thêm 2 điểm du lịch cấp Thành phố Mô hình du lịch sinh thái làng nghề: Thiết thực và hiệu quả Hiệu quả từ các mô hình nông nghiệp công nghệ cao |
Giá trị kinh tế từ cây nho
Những tưởng cây nho chỉ sinh trưởng, phát triển ở các tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, song ông Nguyễn Văn Nội (xã Phương Đình, huyện Đan Phượng) đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên, ngưỡng mộ khi đưa giống nho Hạ Đen về trồng ngay trên mảnh đất của gia đình.
Trong năm đầu tiên trồng 100 gốc nho Hạ Đen, gia đình ông Nội đã thu hoạch được khoảng 5 tạ nho đen không hạt. Thời điểm đó, nhiều người vừa muốn tham quan, vừa muốn mua nho ăn nên ông Nội chủ yếu bán cho khách tới tham quan vườn với giá khoảng 130 nghìn đồng/kg. Có những ngày khách tìm đến nhiều, vợ chồng ông Nội không có đủ nho để bán, phải hẹn khách vài ngày quay lại để nho được chín hơn.
Vườn nho "siêu quả" được trồng tại huyện Đan Phượng |
Nhận thấy hiệu quả kinh tế lớn từ loại nho không hạt này đem lại, vợ chồng ông Nội quyết định nhân rộng diện tích trồng nho. Từ 100 gốc nho ban đầu, tới hiện tại, vợ chồng ông Nội đã có trên 700 gốc nho trên diện tích 6 sào. Trong vụ mùa tháng 5 tới đây, 1 sào nho trên 3 năm của ông sẽ đi vào thương mại, cho sản lượng từ 7-8 tạ quả/sào. Còn lại 2 vườn nho 600 gốc trồng được 2 năm cũng sẽ đạt khoảng 5 tạ/sào. Như vậy, nếu trừ chi phí, vợ chồng ông Nội sẽ thu được khoảng từ 40-45 triệu đồng/sào nho trong 1 vụ.
Ngay từ khi 100 gốc nho được thu, rất nhiều người đã đến tham quan, chụp ảnh với vườn nho. Không chỉ có người dân địa phương mà còn có những du khách phương xa. Thời gian tới, bên cạnh việc phát triển thương mại giống nho Hạ Đen, vợ chồng ông Nội cũng dự tính sẽ đầu tư phát triển du lịch. Ông Nội cho biết sẽ dành riêng một khu đất để trồng những giàn nho phẳng, kết hợp trồng thêm hoa và dâu tây để du khách có thể vừa tham quan, chụp ảnh, vừa trải nghiệm hoạt động hái trái cây ngay tại vườn, từ đó nâng cao hiệu quả từ giống nho Hạ Đen này.
Mô hình trồng nho huyện Đan Phương tập trung tại 2 xã Phương Đình và Đan Phượng |
Trao đổi với Lao động Thủ đô, ông Thiều Văn Son - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng cho biết, hiện nay mô hình trồng nho huyện Đan Phương tập trung tại 2 xã Phương Đình và Đan Phượng với diện tích gần 1ha, tập trung ở 4 hộ, trong đó xã Phương Đình 2 hộ đã thực hiện từ năm 2020, xã Đan Phượng đang thực hiện từ năm 2021.
Về kinh tế, bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế cao gấp trên 10 lần trồng lúa. Thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền các hộ mở rộng diện tích trồng nho, tiến tới thành lập các tổ hợp tác trồng nho để tạo mô hình liên kết, chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau đưa sản phẩm ra thị trường.
“Đan Phượng đang thực hiện đề án trở thành quận vào năm 2025, vì vậy, việc phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, du lịch trải nghiệm là một trong những xu hướng phát triển kinh tế của huyện. Du lịch nông nghiệp sẽ thu hút các tour lữ hành đến trải nghiệm, làm tăng giá trị của cây trồng và nông sản, từ đó tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần tăng trưởng kinh tế cho địa phương và Thành phố”, ông Thiều Văn Son nhấn mạnh.
Cứ đến mùa vụ nho chín, nông trại của anh Vũ Văn Lực Lực (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh) lại mở cửa đón các du khách đến tham quan. Hàng trăm luống nho sai trĩu, quả tím đỏ, được chăm sóc cẩn thận, thẳng hàng, mang đến cảnh quan bắt mắt. Thời điểm nhiều khách nhất là vào những dịp cuối tuần, khách đến rất đông, nhiều bạn trẻ rất thích thú trải nghiệm chụp lại những bức ảnh tại vườn nho.
Bắt đầu đi vào hoạt động và khai thác từ năm 2018 đến nay, trang trại nho của anh Lực đang vào vụ mùa thu hoạch thứ 3. Các loại giống chủ yếu được nhập khẩu từ Nhật, Mỹ, Úc, Trung Quốc… cùng hơn 20 loại giống khác nhau vẫn đang trong quá trình trồng thử nghiệm. Năm 2019, anh Lực nhận thấy tại Thủ đô còn thiếu những mô hình tham quan trải nghiệm nông nghiệp, từ đó anh mở rộng quy mô sản xuất và mở cửa đón du khách tới tham quan.
Anh Vũ Văn Lực với mô hình trồng nho tại xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh) |
Anh Lực cho hay: “Nguồn thu nhập chính hiện tại chiếm đến 90% là bán nho ngay tại chỗ và phụ thuộc rất lớn vào lượng nho đang có trong vườn. Nông trại mở cửa cho đến khi bán hết quả, thời gian hoạt động có thể rơi vào từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng. Có những ngày bán được hơn 1 tạ nho, đem về doanh thu 20 triệu đồng”.
Theo anh Lực, hiện tại năng suất và sản lượng nho của nông trại vẫn ở mức rất thấp so với các vùng chuyên canh. Song song với đó là nguồn kinh phí chưa có nhiều để đáp ứng nhu cầu cảnh quan cho khách du lịch. Trong năm 2021, vụ mùa nho của anh Lực đạt khoảng 6 tấn, sẽ đem tới doanh thu hơn 1,2 tỷ đồng. Thời gian tới, khi 5 vườn nho đi vào thu hoạch ổn định, lượng nông sản sẽ đạt năng suất 20 tấn mỗi năm, tức là sẽ thu được khoảng 4 tỷ đồng.
Nhằm xây dựng những mô hình nông nghiệp hữu cơ, gắn phát triển nông nghiệp với du lịch sinh thái, trải nghiệm, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Đông Anh triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp phát triển đô thị. Điển hình là mô hình trồng nho hữu cơ gắn với du lịch trải nghiệm, sinh thái. Theo hướng phát triển từ xã lên phường, nông dân Vĩnh Ngọc sẽ duy trì phần diện tích đất nông nghiệp còn lại để phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái, trải nghiệm thông qua tự quảng bá, liên kết với các công ty lữ hành.
Kết hợp du lịch sinh thái
Nho Hạ Đen là loại cây trồng mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và đã được trồng tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc nước ta, cho hiệu quả kinh tế cao. Giống nho này trồng sau 6 đến 8 tháng sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên. Chu kỳ sinh trưởng của cây lên đến 12-15 năm, mỗi năm cho thu hoạch 2 vụ quả.
Trao đổi với Lao động Thủ đô, bà Vũ Thị Hương - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết, nho là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao. Quả nho chín chứa nhiều đường glucose, fructose và các loại chất cần thiết khác như magie, canxi, sắt, các loại vitamin B1, B2, B6, B12, A, C… rất cần thiết cho sức khỏe con người. Công trình nghiên cứu khoa học chọn tạo thành công giống nho Hạ Đen phù hợp với khí hậu miền Bắc Việt Nam của Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang cho thấy giống nho Hạ Đen là giống nho á nhiệt đới có nguồn gốc từ Đài Loan. Đây là giống nho có đặc tính khác hẳn với giống nho nhiệt đới của Ninh Thuận nên phù hợp với điều kiện khí hậu tại Hà Nội nói riêng và các tỉnh khu vực phía Bắc nói chung.
Những năm gần đây, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên các chân đất cao hạn trồng lúa và các cây trồng cạn khác kém hiệu quả để phát triển mô hình nông nghiệp có giá trị cao, mở ra hướng làm giàu cho nông dân. Cây nho Hạ Đen đang được nhiều địa phương quan tâm. Vì vậy năm 2021, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai xây dựng mô hình trồng nho Hạ Đen trên chân đất cao hạn trồng lúa kém hiệu quả của 2 huyện Đan Phượng và Hoài Đức với quy mô 1,01ha, 3 hộ nông dân tham gia.
Trồng nho kết hợp du lịch sinh thái cho hiệu quả kinh tế cao. (Ảnh chụp tại thời điểm an toàn về dịch) |
Qua 9 tháng thực hiện (bắt đầu trồng từ tháng 3), đến nay, cây nho đang sinh trưởng phát triển tốt, được đánh giá là thích hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, hịện đang cho thu quả lứa đầu. Năng suất lứa đầu dự kiến đạt khoảng 8 tấn/ha. Từ năm thứ 2 trở đi, dự kiến mỗi năm thu được 2 lứa quả, năng suất trung bình đạt từ 15-20 tấn quả/năm, với giá bán từ 100.000-150.000 đồng/kg, doanh thu đạt từ 1,5-3 tỷ đồng/ha, lợi nhuận thu về trên 1 tỷ đồng/ha, cao gấp rất nhiều lần so với trồng lúa.
“Đặc biệt trồng nho kết hợp du lịch sinh thái hiệu quả còn cao hơn rất nhiều. Tuy mới trồng năm đầu, song các hộ tham gia mô hình rất năng động, kết hợp sản xuất nho với tham quan, du lịch trải nghiệm. Hàng ngày có rất nhiều các đoàn khách đến tham quan, chụp ảnh, quay phim, tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc nho… từ đó giúp tăng thu nhập cho người sản xuất và mở ra một hướng phát triển sản xuất nông nghiệp mới là sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ gắn với du lịch sinh thái. Đây cũng là mô hình phù hợp với định hướng của ngành, góp phần tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, bảo vệ môi trường, tạo nền sản xuất nông nghiệp bền vững, góp phần quan trọng vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Hà Nội. Tuy nhiên nho là cây trồng mới, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, kỹ thuật cao, vì vậy không thể phát triển một cách ồ ạt được”, bà Vũ Thị Hương nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Doanh nghiệp 05/11/2024 15:06
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28