Triển khai và cụ thể hóa chủ trương mở cửa du lịch quốc tế an toàn, hiệu quả
Mở cửa du lịch quốc tế linh hoạt nhưng phải an toàn Các nước đang mở cửa du lịch quốc tế như thế nào? |
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, đây là một sự kiện quan trọng, cần thiết và rất đúng thời điểm, được tổ chức vào ngày 15/3, ngày Việt Nam chính thức mở cửa trở lại đối với hoạt động du lịch quốc tế. Đây cũng là Hội nghị về du lịch lần đầu tiên có sự tham dự của tất cả 94 Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, lãnh đạo các tỉnh, thành phố và đông đảo lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch, khách sạn, hãng hàng không; cho thấy sự quan tâm, kỳ vọng lớn và quyết tâm cao của các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp trong việc triển khai và cụ thể hóa chủ trương mở cửa du lịch đã được Chính phủ thông qua.
Toàn cảnh Hội nghị. |
Sau hơn hai năm thế giới phải gồng mình, kiên cường ứng phó với đại dịch Covid-19, có thể nói, đến thời điểm hiện nay, thế giới đã bước sang một giai đoạn mới trong ứng phó với dịch bệnh. Điều này thể hiện rất rõ trong tư duy và chính sách ứng phó với dịch bệnh của các nước, trong đó rất nhiều nước đã và đang triển khai mạnh mẽ chính sách nới lỏng các biện pháp phòng dịch, mở cửa đi lại và thúc đẩy du lịch quốc tế, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.
Đối với Việt Nam, quyết định mở cửa trở lại du lịch quốc tế với các biện pháp mở cửa mạnh mẽ được triển khai từ ngày 15/3/2022 là hết sức quan trọng, đúng thời điểm, được đưa ra trên cơ sở những nền tảng vững chắc và những bài học quan trọng rút ra trong công tác phòng chống dịch thời gian vừa qua.
Một là, mặc dù tình hình dịch bệnh trong nước còn phức tạp, chúng ta hoàn toàn không chủ quan, song chúng ta có thể tự tin về khả năng kiểm soát dịch bệnh trong nước và đón khách quốc tế. Sau đúng 5 tháng triển khai Nghị quyết 128 ngày 11/10/2021 của Chính phủ về chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, đến nay, với thành công của chiến lược tiêm chủng, với công thức phòng chống dịch hiệu quả, bài bản, với sự kịp thời trong tiếp cận thuốc và các phương pháp điểu trị, sự đồng lòng và ý thức của người dân, chúng ta đã bước sang một giai đoạn mới trong ứng phó với dịch bệnh để tự tin mở cửa, đón du khách quốc tế đến Việt Nam.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại Hội nghị. |
Hai là, bám sát chủ trương bảo đảm an toàn, đặt sức khỏe của người dân lên trên hết, song chúng ta cũng đã bắt nhịp kịp thời với xu thế chung của thế giới. Đến nay, đã có khoảng trên 50 nước, trong đó có các nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore…, đã triển khai các biện pháp mở cửa, nới lỏng quy định nhập cảnh, miễn xét nghiệm PCR và miễn cách ly cho khách quốc tế để kích cầu du lịch. Việc các nước đồng loạt mở cửa du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế và công dân của chính họ là yếu tố khách quan và cơ sở thuận lợi để chúng ta triển khai chính sách mở cửa du lịch.
Ba là, chúng ta đã có sự chuẩn bị cho việc mở cửa du lịch, thể hiện qua sự vào cuộc tích cực, sự sẵn sàng của các địa phương, doanh nghiệp, của hệ thống khách sạn, các hãng hàng không và của người dân… trong việc đón khách quốc tế trở lại Việt Nam.
Du lịch là ngành kinh tế có vai trò, vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước, được Đảng và Chính phủ quan tâm đầu tư để trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách, thu hút vốn đầu tư, có tác động lan tỏa mạnh đối với các ngành kinh tế liên quan.
Tổng thu của ngành du lịch năm 2019 đạt 755 nghìn tỷ đồng, đóng góp gần 10% vào GDP cả nước. Du lịch cũng góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, mang lại thu nhập cho người lao động; giúp phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa, các di sản thiên nhiên và quảng bá hiệu quả hình ảnh đất nước và thành tựu phát triển kinh tế - xã hội với bạn bè quốc tế.
Với vai trò và tầm quan trọng của ngành Du lịch đối với nền kinh tế, việc mở cửa du lịch để phục hồi, “vực dậy” ngành Du lịch sau giai đoạn hết sức khó khăn trong hơn hai năm qua, đồng thời tạo đà bứt phá trong thời gian tới có ý nghĩa cấp thiết hơn bao giờ hết. Hỗ trợ phục hồi và đẩy mạnh du lịch chính là góp phần thiết thực thực hiện các mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
"Chủ trương, chính sách mở cửa du lịch chúng ta đã có. Nhiệm vụ quan trọng là việc tổ chức thực hiện sao cho hiệu quả, an toàn, khoa học và đem lại những kết quả cao nhất. Điều này đòi hỏi sự chung tay, phối hợp chặt chẽ, sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương và doanh nghiệp; sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong nước với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Trên cơ sở thế mạnh trong nước và các kinh nghiệm của quốc tế, chúng ta cũng cùng lúc cần phối hợp triển khai đồng bộ nhiều biện pháp liên quan, từ chính sách xuất nhập cảnh, các biện pháp cách ly, phòng dịch, công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch, đến xây dựng các sản phẩm du lịch, công tác chuẩn bị về nhân lực, đẩy mạnh chuyển đối số…", Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại Nguyễn Minh Vũ nêu.
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã tích cực trao đổi, thảo luận, tập trung vào một số nội dung như trao đổi thông tin về chủ trương, kế hoạch và các quy định về mở cửa du lịch của Việt Nam. Trong đó các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện đã thông tin thêm về chính sách, kinh nghiệm mở cửa du lịch của các nước, nêu những vấn đề, đề xuất để triển khai hiệu quả, thông suốt các chính sách, quy định của Việt Nam.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã trao đổi các biện pháp để đẩy mạnh mở cửa du lịch, thu hút khách quốc tế, trong đó có các kế hoạch trọng điểm, các đề xuất cụ thể.
Ngoài ra là những “đặt hàng”, đề xuất của các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp du lịch, hãng hàng không về các biện pháp phối hợp với các bộ, ngành và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhằm đẩy mạnh quảng bá, thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Du lịch 19/12/2024 09:00
Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025
Du lịch 08/12/2024 20:15
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội
Du lịch 06/12/2024 06:37
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025
Infographic 04/12/2024 06:11
11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch
Infographic 03/12/2024 16:16
Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
Du lịch 02/12/2024 13:00
"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô
Du lịch 29/11/2024 22:38
Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng
Du lịch 29/11/2024 10:28
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp
Du lịch 26/11/2024 18:15
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57