Mở cửa du lịch quốc tế linh hoạt nhưng phải an toàn

Đến thời điểm này, Việt Nam đang tạm thời công nhận “hộ chiếu vắc-xin” của hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Cùng với Kiên Giang, một số địa phương khác như Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh cũng đã xây dựng kế hoạch đón khách du lịch nước ngoài. Đây chính là những tiền đề quan trọng để ngành công nghiệp không khói nước nhà từng bước mở cửa trở lại thị trường quốc tế, đáp ứng mục tiêu khôi phục du lịch trong điều kiện bảo đảm an toàn.
Mở cửa du lịch trở lại: Không để mỗi nơi một kiểu Thí điểm đón khách quốc tế tại Phú Quốc: Du lịch Việt chờ ngày trở lại
Mở cửa du lịch quốc tế linh hoạt nhưng phải an toàn
Du khách quốc tế tham quan Khu du lịch Tràng An, Ninh Bình thời điểm chưa có dịch. Ảnh: MINH ĐỨC

Theo thống kê năm 2019 - thời điểm trước khi có dịch Covid-19, Việt Nam đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 726.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, dù lượng khách quốc tế chỉ chiếm 20% nhưng đóng góp doanh thu ước đạt hơn 400.000 tỷ đồng. Điều này có nghĩa, thị trường quốc tế có vai trò quyết định đối với việc phục hồi du lịch. Trong bối cảnh nước ta thống nhất chuyển từ trạng thái “không có Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, việc từng bước mở cửa trở lại du lịch quốc tế là bước đi cần thiết để không bỏ lỡ lợi thế cạnh tranh và cơ hội phục hồi, nhất là khi một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Singapore đã đưa ra nhiều chính sách tái mở cửa biên giới để thu hút du khách quốc tế.

Mới đây, tại buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh, lộ trình phục hồi hoạt động du lịch quốc tế cần khẩn trương nhưng phải được triển khai an toàn, khoa học. Bộ đề xuất quá trình khôi phục hoạt động du lịch theo ba giai đoạn. Giai đoạn một (từ tháng 11/2021) thí điểm đón khách quốc tế theo chương trình trọn gói thông qua các chuyến bay thuê bao, chuyến bay thương mại tại TP Phú Quốc (Kiên Giang), Cam Ranh (Khánh Hòa), Quảng Nam, Đà Nẵng. Giai đoạn hai (từ tháng 1/2022) sẽ mở rộng phạm vi đón khách du lịch quốc tế, kết nối các điểm đến thông qua các chuyến bay thuê bao và quốc tế thường lệ. Giai đoạn ba (từ quý II/2022) mở cửa lại hoàn toàn thị trường khách quốc tế với điều kiện bảo đảm các phương án phòng, chống dịch theo quy định. Tại Kế hoạch số 200/KH-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang về thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc sử dụng “hộ chiếu vắc-xin” vừa được ban hành đã quy định rõ: Khách du lịch phải được lựa chọn từ những quốc gia, vùng lãnh thổ có độ an toàn cao về phòng, chống dịch; có chứng nhận tiêm đủ liều vắc-xin hoặc đã khỏi bệnh, có xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh theo yêu cầu; trẻ em dưới 18 tuổi phải có giấy xét nghiệm với yêu cầu như trên, đi cùng cha mẹ, hoặc người giám hộ đã được tiêm chủng đầy đủ theo quy định; có vé máy bay khứ hồi, có đăng ký tham gia chương trình tour du lịch trọn gói của doanh nghiệp lữ hành, có mua bảo hiểm y tế. Theo các chuyên gia, những yêu cầu nhằm bảo đảm đón khách quốc tế an toàn của Việt Nam đã khá chặt chẽ và tương đối đầy đủ, nhưng vẫn cần cụ thể hóa hơn ở một số hạng mục để tăng tính chủ động và khả năng xử lý rủi ro.

Mở cửa du lịch quốc tế linh hoạt nhưng phải an toàn -0
Du khách nước ngoài trải nghiệm trò chơi truyền thống tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (TP Hà Nội). Ảnh: MỸ HÀ

Vừa qua, trên cơ sở phân tích kế hoạch mở lại du lịch quốc tế ở một số quốc gia, nhóm nghiên cứu của Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) đã đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị để nâng cao mức độ an toàn, bền vững trong triển khai đón khách quốc tế ở Việt Nam. Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký TAB cho biết: Trên thực tế, sau khi Phuket, Thái Lan mở cửa đón khách du lịch quốc tế thì số ca lây nhiễm mới bình quân hằng ngày đã tăng cao hơn so với ngưỡng dự kiến ban đầu và gây ra nhiều lo ngại. Trong danh sách các quốc gia có thể đưa khách tới Phuket, nhiều nước có số ca lây nhiễm mới tính trên một triệu dân khá cao, đây có thể là nguyên nhân làm tăng số ca lây nhiễm mới. Vì thế, rút kinh nghiệm từ Thái Lan, Việt Nam nên có những tiêu chí cụ thể để lựa chọn thị trường khách du lịch quốc tế như: ưu tiên các nước có lượng khách đến Việt Nam nhiều, mức chi tiêu trung bình cao, có không quá 350 ca nhiễm mới/triệu dân trong 7 ngày trước đó, không có các biến thể mới đáng lo ngại, có tiến độ tiêm chủng cao. Du khách phải đến từ các nước đã được phê duyệt và ở các quốc gia này không ít hơn 21 ngày trước ngày khởi hành, danh sách các nước đạt tiêu chí cần cập nhật hằng tuần. Bên cạnh đó, các chuyên gia TAB cũng đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của bảo hiểm liên quan Covid dành cho du khách. Thái Lan, Singapore đều quy định du khách phải mua bảo hiểm bao gồm chi phí chăm sóc sức khỏe, điều trị Covid trong suốt thời gian ở nước này. Vì thế, thay vì yêu cầu du khách phải có bảo hiểm du lịch hay bảo hiểm y tế như thông thường, Việt Nam cũng cần có quy định rõ ràng về mức bảo hiểm dành cho điều trị Covid để tránh những hệ lụy xấu nếu du khách bị lây nhiễm trong khi đi du lịch Việt Nam.

Tổ chức Du lịch thế giới đã khuyến nghị một số nguyên tắc mở lại du lịch quốc tế, trong đó có yêu cầu liên quan việc cài đặt và khai báo y tế thông qua ứng dụng điện thoại nhằm bảo đảm du lịch an toàn, thông suốt. Do đó, yếu tố công nghệ cần được đẩy mạnh trong quá trình đón, phục vụ khách du lịch tới Việt Nam. Ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” do Tổng cục Du lịch xây dựng với nhiều tính năng tích hợp cần được bảo đảm về tính pháp lý, bảo mật thông tin cá nhân, đã qua thử nghiệm và được kết nối, chia sẻ thông tin với các hệ thống dữ liệu y tế, dân cư, tiêm chủng… Do dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường nên các chuyên gia TAB cho rằng nên thành lập một Tổ công tác đặc biệt với thành phần bao gồm đại diện của khu vực công, tư và Ban thư ký TAB để hoạt động điều hành trực tuyến, thường xuyên cập nhật tình hình, đưa ra các quyết định kịp thời. Chẳng hạn như cập nhật hằng tuần danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ có khách du lịch đến Việt Nam, đưa ra khuyến nghị tạm thời hạn chế việc đi lại từ một quốc gia nếu tình hình dịch tễ ở đó xấu đi; hoặc tư vấn thay đổi quy trình, xử lý các tình huống khẩn cấp. Tổ công tác sẽ thực hiện hoặc hỗ trợ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các báo cáo hằng tháng trình Chính phủ, đồng gửi các bộ, ngành liên quan để đúc kết các bài học, đề xuất cải thiện quy định, quy trình vận hành chương trình thí điểm, mở cửa du lịch quốc tế…

Theo Việt Anh/nhandan.vn

https://nhandan.vn/tin-tuc-du-lich/mo-cua-du-lich-quoc-te-linh-hoat-nhung-phai-an-toan-671776/

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ra mắt Chuỗi toạ đàm và phát động Cuộc thi viết “Sức khoẻ học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước”

Ra mắt Chuỗi toạ đàm và phát động Cuộc thi viết “Sức khoẻ học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước”

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Tạp chí điện tử Công dân và Khuyến học tổ chức Lễ ra mắt Chuỗi toạ đàm và phát động Cuộc thi viết “Sức khoẻ học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước”.
Sử dụng nước súc miệng vẫn lên nồng độ cồn nhưng không bị phạt

Sử dụng nước súc miệng vẫn lên nồng độ cồn nhưng không bị phạt

(LĐTĐ) Qua kiểm tra, Cảnh sát giao thông phát hiện người đàn ông có phản ứng với máy đo nồng độ cồn. Tuy nhiên, sau khi nghe lái xe trình bày do sử dụng nước súc miệng, tổ công tác yêu cầu người này kiểm tra bằng máy đo định lượng, kết quả tài xế không vi phạm nồng độ cồn.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Nhằm giúp cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động hiểu rõ hơn về chế độ tiền lương và các chính sách liên quan, sáng nay (16/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”

(LĐTĐ) Sáng nay (16/4), tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Hoàn Kiếm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Nghỉ lễ 10/3: Kỳ điều hành xăng dầu được đẩy lên sớm một ngày

Nghỉ lễ 10/3: Kỳ điều hành xăng dầu được đẩy lên sớm một ngày

(LĐTĐ) Theo quy định hiện hành, thứ Năm - ngày 18/4/2024, tức ngày 10/3 Âm lịch là ngày nghỉ lễ (Giỗ tổ Hùng Vương). Do vậy, việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 11/4/2024 sẽ được thực hiện vào thứ Tư - ngày 17/4/2024.

Tin khác

Huế lọt 8 điểm du lịch rẻ nhất châu Á

Huế lọt 8 điểm du lịch rẻ nhất châu Á

(LĐTĐ) Nền tảng du lịch trực tuyến Agoda vừa chia sẻ các điểm đến có giá phòng trung bình thấp nhất châu Á, phù hợp với những tín đồ mê du lịch tiết kiệm. Trong đó, Huế là nơi du khách có thể tận hưởng mức giá phòng cạnh tranh nhất, đứng top 3 của danh sách này.
Gỡ khó, kích cầu phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô

Gỡ khó, kích cầu phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 12/4, tại huyện Thanh Oai, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức tổ chức tọa đàm "Giải pháp phát triển tuyến du lịch trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức, thúc đẩy kết nối các điểm đến di tích - di sản và làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội".
Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024: Du lịch bền vững, kiến tạo tương lai

Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024: Du lịch bền vững, kiến tạo tương lai

(LĐTĐ) Dự kiến, Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 sẽ diễn ra từ ngày 5 - 7/9, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, mang tới một không gian kết nối và hàng ngàn cơ hội giao thương, hợp tác đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp, đối tác trong ngành Du lịch Việt Nam và quốc tế.
Phát huy tiềm năng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và Kiên Giang

Phát huy tiềm năng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và Kiên Giang

(LĐTĐ) Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2024 đã diễn ra hội nghị “Xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và Kiên Giang tại Hà Nội”.
Xúc tiến, quảng bá du lịch 4 tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh

Xúc tiến, quảng bá du lịch 4 tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024, 4 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh với chủ đề “Một hành trình - Nhiều trải nghiệm”.
Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024

Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Sáng 11/4, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 chính thức được bắt đầu với chuỗi sự kiện phong phú diễn ra từ nay đến 14/4 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô và một số địa điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hội chợ quy tụ trên 700 doanh nghiệp từ 55 tỉnh, thành phố của Việt Nam và 16 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người và tiềm năng du lịch xứ Đài

Quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người và tiềm năng du lịch xứ Đài

(LĐTĐ) Nhằm thúc đẩy ngành du lịch giữa Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc), ngày 9/4, Cục Du lịch Đài Loan tại Việt Nam tổ chức Hội thảo xúc tiến du lịch B2B Đài Loan tại Khách sạn Lotte Hà Nội. Hội thảo nhận đông đảo sự tham gia của hơn 100 công ty lữ hành Việt Nam.
Hơn 160.000 lượt khách tham quan Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

Hơn 160.000 lượt khách tham quan Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

(LĐTĐ) Sau 4 ngày diễn ra (từ ngày 4 - 7/4), Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 20 năm 2024 thu về 140 tỷ đồng và thu hút 160.000 lượt khách tham quan, tương tác và thưởng thức các chương trình nghệ thuật.
Sa Pa hướng tới đô thị du lịch sạch ASEAN

Sa Pa hướng tới đô thị du lịch sạch ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 5/4, trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa - Du lịch Sa Pa tại Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sa Pa đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa đặc sắc, hấp dẫn, thân thiện, chuyên nghiệp - Hướng tới đô thị du lịch sạch ASEAN”.
Quảng bá du lịch Nghệ An đến với vùng đất phương Nam

Quảng bá du lịch Nghệ An đến với vùng đất phương Nam

(LĐTĐ) Ngày 4/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã diễn ra Hội nghị quảng bá du lịch Nghệ An với chủ đề “Hành trình về nguồn - Xứ Nghệ ân tình”.
Xem thêm
Phiên bản di động