Tri ân, vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp vào sự phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 4/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam.
Nỗ lực đóng góp nhiều sáng kiến cải tiến vì sự phát triển của doanh nghiệp Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước

Buổi gặp mặt không chỉ để biểu dương, cổ vũ, khích lệ những đóng góp của đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mà còn nối dài chuỗi các hoạt động lắng nghe, chia sẻ, trao đổi của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, các bộ ngành với doanh nghiệp - động lực quan trọng cho sự phát triển bền vững tại thời điểm nền kinh tế thế giới và trong nước đang chuyển mình theo những xu hướng mới.

Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh

Với tốc độ tăng như hiện nay, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2024 sẽ tiếp tục cao hơn con số 159 nghìn của năm 2023, và là năm thứ ba liên tiếp lập kỷ lục về số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Nếu không tính ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vào những năm 2020 - 2021, thì số doanh nghiệp thành lập mới đã luôn tăng từ năm 2015 đến nay. Như vậy, tính luỹ kế kể từ năm 2000 đến hết năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới sẽ vượt con số 2,1 triệu doanh nghiệp.

Tri ân, vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp vào sự phát triển đất nước
Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Phát biểu khai mạc, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi tới các đại biểu lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thủ tướng nêu rõ, cuộc gặp mặt được tổ chức để cùng tri ân, vinh danh các doanh nghiệp, doanh nhân có đóng góp vào sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Thủ tướng cho biết vừa qua, cơn bão Yagi đã tàn phá 26 tỉnh, thành từ phía Bắc trở ra, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. "Chúng tôi rất xúc động khi các doanh nghiệp, doanh nhân tự giác đóng góp, chia sẻ, giúp đỡ đồng bào bão lũ rất chân tình, nhiệt thành, hiệu quả, cho thấy tình dân tộc, nghĩa đồng bào, sự đoàn kết, thống nhất của dân tộc ta luôn phát huy hiệu quả trong những lúc khó khăn, thách thức", Thủ tướng nói.

Cách đây 20 năm, ngày 13/10 hằng năm đã được chọn là ngày Doanh nhân Việt Nam, với ý nghĩa chính là khuyến khích và tôn vinh vai trò của những nhà doanh nhân đã cống hiến nhiều thành tựu cho Tổ quốc và cho nhân dân.

Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn trân trọng hoan nghênh, chào đón các nhà doanh nhân Việt Nam - những người đầy tài năng, tâm huyết, có ý thức sâu sắc và đúng đắn về trách nhiệm then chốt, vai trò tiên phong của mình trong góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế của đất nước. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, trong đó có đóng góp của các doanh nhân, doanh nghiệp.

"Cổ nhân có câu: "Phi công bất phú, phi thương bất hoạt" để nói nên tầm quan trọng, không thể thiếu của đội ngũ doanh nhân đối với sự phát triển. Không có đội ngũ doanh nhân giỏi thì dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ và đất nước sẽ không thể thịnh vượng", Thủ tướng phát biểu.

Tri ân, vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp vào sự phát triển đất nước
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đánh giá, hiện nay, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, kế thừa truyền thống yêu nước, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần cống hiến cho dân tộc; ngày càng khẳng định vai trò, đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế; một số doanh nghiệp phát triển đạt tầm khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Gợi ý một số nội dung thảo luận, Thủ tướng đề nghị các đại biểu chia sẻ về những cảm xúc, suy nghĩ, ấn tượng, những băn khoăn, trăn trở với sự phát triển của đất nước nói chung và của các doanh nghiệp, doanh nhân nói riêng; đưa ra các góp ý để đã làm tốt rồi còn làm tốt hơn nữa, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng góp rồi đóng góp nhiều hơn nữa, đặc biệt là góp ý thể chế để doanh nhân phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch, đúng pháp luật, xây dựng đội ngũ doanh nhân đủ mạnh để cùng đất nước vươn lên phát triển, phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để thực hiện mục tiêu này thì mọi chủ thể đều phải làm, nhưng doanh nghiệp, doanh nhân có vai trò nòng cốt.

Tình hình doanh nghiệp lạc quan hơn rất nhiều

Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện nay, chúng ta có hơn 930 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14,4 nghìn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Riêng trong 9 tháng đầu năm, đã có hơn 183 nghìn doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường. Đây là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải, vật chất; đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội. Lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân hiện đóng góp khoảng 60% GDP, 85% tổng số lao động, 98% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Tri ân, vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp vào sự phát triển đất nước
Đại diện các doanh nghiệp tham gia cuộc gặp mặt - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Trong 9 tháng đầu năm, nền kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng, phục hồi tương đối rõ nét trên các lĩnh vực, đạt nhiều kết quả quan trọng, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao. Luỹ kế thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 85,1% dự toán, tăng 17,9% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 9 tháng vượt 577 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ; xuất siêu ước đạt 21,5 tỷ USD…

Đáng chú ý là sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, trở lại là động lực quan trọng, dẫn dắt cho tăng trưởng chung của nền kinh tế. Những kết quả đáng khích lệ nêu trên có sự đóng góp rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khu vực tư nhân.

Theo khảo sát nhanh gần đây cho thấy tình hình doanh nghiệp đã lạc quan hơn rất nhiều, thể hiện niềm tin đã được củng cố, tăng cường: tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá "tích cực" về kinh tế vĩ mô trong 12 tháng tới cao gấp 5 lần so với kỳ khảo sát trước.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Nguyễn Thị Hồng khẳng định NHNN luôn nhận thức được tầm quan trọng của môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp. Ngành Ngân hàng luôn xác định doanh nghiệp là người bạn đồng hành bởi vì doanh nghiệp vừa là người gửi tiền, vừa là người đi vay trong hệ thống ngân hàng. Các giải pháp chính sách của hoạt động ngân hàng đều hướng đến doanh nghiệp và người dân là trung tâm theo tinh thần chỉ đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tri ân, vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp vào sự phát triển đất nước
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Với vai trò là cơ quan quản lý tiền tệ và các tổ chức tín dụng, NHNN muốn giảm lãi suất thấp, cung ứng đầy đủ tín dụng nhưng sứ mệnh của NHNN phải góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, suy cho cùng cũng vì môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. NHNN mong doanh nghiệp chia sẻ từ góc độ của các tổ chức tín dụng và sứ mệnh của NHNN, đại cuộc của nền kinh tế.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ, để tiếp tục khai thác, phát huy tiềm năng to lớn của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới của đất nước cần bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến phát triển doanh nghiệp. Đặc biệt, cần xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đủ mạnh, trong đó tập trung vào các chính sách hỗ trợ các yếu tố đầu vào của sản xuất như vốn, đất đai, nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng...

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, các doanh nghiệp, doanh nhân cần tích cực nghiên cứu, góp ý, tham mưu chính sách; không ngừng áp dụng công nghệ mới, cải tiến mô hình quản trị, quán triệt, nâng cao ý thức và chất lượng nguồn nhân lực, tạo xung lực, khí thế mới trong sản xuất, kinh doanh, khắc phục tình trạng e ngại, né tránh...

Cần có những chính sách "kích cầu tiêu dùng"

Tại buổi làm việc, Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội cho biết, sau chặng đường 18 năm đầu tư, Viettel đã trở thành nhà đầu tư viễn thông lớn trên thế giới, giá trị thương hiệu theo định giá gần 9 tỷ USD, đứng thứ 17 thế giới và giá trị thương hiệu viễn thông số 1 tại Đông Nam Á.

Tri ân, vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp vào sự phát triển đất nước
Đông đảo các doanh nghiệp, doanh nhân tham gia cuộc gặp mặt - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Việc đầu tư ra nước ngoài đã góp phần định vị Viettel trên thương trường quốc tế. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 13 quốc gia với 24 dự án thuộc các lĩnh vực kinh doanh viễn thông, nghiên cứu phát triển, xây lắp, bưu chính với tổng số vốn là 1,5 tỷ USD, trong đó chiếm tỉ trọng lớn là các dự án viễn thông của Tập đoàn.

Tại các nước đầu tư, Viettel luôn hướng tới mục tiêu là doanh nghiệp tiên phong dẫn dắt thị trường, trong lĩnh vực viễn thông, Viettel có 7/10 thị trường đã vươn lên số 1, có những thị trường trong vòng 6 tháng đã vươn lên số 1 như thị trường Bungaria…

Về những kiến nghị, đề xuất, Thiếu tướng Tào Đức Thắng cho rằng, cần có chiến lược hoặc nghị quyết về lĩnh vực này để doanh nghiệp tự tin đi ra nước ngoài

Cần nâng cao vai trò ngoại giao kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài qua những chuyến công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, hay những chuyến thăm của lãnh đạo, doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam.

Thứ ba, cần giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp đầu đàn, với những thế mạnh tại những vùng, khu vực cụ thể, cùng với các doanh nghiệp khác của Việt Nam tạo hệ sinh thái đầy đủ tại các nước đầu tư.

Tri ân, vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp vào sự phát triển đất nước
Thủ tướng và các doanh nghiệp dự cuộc gặp mặt - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Bà Huỳnh Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Thường trực Tập đoàn TTC cho rằng, từ đầu năm 2024, Chính phủ đã có những quyết sách kịp thời và đúng đắn khi giảm thuế giá trị gia tăng, yêu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần điều chỉnh lãi suất cho vay, góp phần tạo điều kiện hỗ trợ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, để thúc đẩy hơn nữa lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế và tạo thặng dư, đóng góp hiệu quả cho ngân sách nhà nước, cần có những chính sách "kích cầu tiêu dùng".

Một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines lựa chọn chương trình hỗ trợ tiền mặt cho người dân tiêu dùng, hoặc Singapore cung cấp phiếu mua sắm với các chương trình hỗ trợ tài chính tương tự. Đối với Việt Nam, nên chăng xem xét việc cung cấp phiếu mua sắm - voucher đến người dân, sử dụng trong thời hạn nhất định.

Những voucher này tập trung cân đối được những mặt hàng cần kích cầu và nhu cầu thực tế của người dân. Như vậy, hàng hóa, dịch vụ được lưu thông, Nhà nước thu được ngân sách, hệ sinh thái logistic và các dịch vụ đi kèm được phát triển… sẽ thêm vào các chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân, vì bản thân phiếu voucher chính là cách giảm thuế thu nhập cá nhân.

Tập đoàn TTC kiến nghị Chính phủ tạo cơ chế với các chính sách khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhân niêm yết các loại hình hàng hóa mới trên thị trường chứng khoán để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài dài hạn.

Đại diện TTC cũng đề nghị Chính phủ xem xét các chính sách đột phá tạo môi trường cởi mở cho các nhà đầu tư, kiến nghị xác định khu vực có đủ tiềm năng, thế mạnh, sự độc bản như môi trường trong xanh - phát triển được kinh tế xanh; cơ sở hạ tầng tốt - phát triển được kinh tế số; quỹ đất còn nhiều dư địa - quy hoạch bài bản và hiện đại... để thu hút nhiều nhà đầu tư vốn lớn đến và đầu tư…

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội ưu tiên đầu tư tái thiết nhà chung cư cũ, nhà ở xã hội

Hà Nội ưu tiên đầu tư tái thiết nhà chung cư cũ, nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 4/10, kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã cho ý kiến về Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035. Chương trình áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến Chương trình phát triển đô thị.
Xem xét cơ chế hỗ trợ người trồng đào, quất ở Tây Hồ bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Xem xét cơ chế hỗ trợ người trồng đào, quất ở Tây Hồ bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn quận Tây Hồ có 65ha đào bị mất trắng (chiếm 65,4%), thiệt hại khoảng 39 tỷ đồng; 27,5ha quất bị thiệt hại (chiếm trên 90%), mất khoảng 25 tỷ đồng.
Giá vàng nhẫn tiếp tục lập kỷ lục mới

Giá vàng nhẫn tiếp tục lập kỷ lục mới

(LĐTĐ) Trong chiều 4/10, giá vàng nhẫn tiếp tục xô đổ kỷ lục đạt được trong hôm qua để thiết lập đỉnh mới khi leo lên ngưỡng 83,6 triệu đồng/lượng.
Sân chơi chất lượng, kịch tính dành cho bạn trẻ đam mê cầu lông

Sân chơi chất lượng, kịch tính dành cho bạn trẻ đam mê cầu lông

(LĐTĐ) Giải Cầu lông trẻ tranh Cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ XI, năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 6 - 8/10 tại Nhà thi đấu Cầu Giấy (Hà Nội). Đây là sân chơi thể thao chuyên nghiệp, bổ ích, được đông đảo học sinh, sinh viên mong đợi, mang lại cơ hội tranh tài và kết nối giữa các tay vợt trẻ trên địa bàn thành phố cũng như toàn quốc.
Hà Nội phê duyệt chủ trương chuyển sử dụng rừng huyện Sóc Sơn, Chương Mỹ sang mục đích khác

Hà Nội phê duyệt chủ trương chuyển sử dụng rừng huyện Sóc Sơn, Chương Mỹ sang mục đích khác

(LĐTĐ) Tại huyện Sóc Sơn và Chương Mỹ, thành phố Hà Nội chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án.
Quận Thanh Xuân khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời

Quận Thanh Xuân khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 28 năm Ngày Khuyến học Việt Nam (2/10/1996 - 2/10/2024), UBND quận Thanh Xuân đã tổ chức khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.

Tin khác

Từ 16 - 18/10 diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Từ 16 - 18/10 diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 sẽ diễn ra trong các ngày 16, 17 và 18/10/2024 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của trên 1.300 đại biểu.
Đồng Nai: Tiêu hủy 21 con hổ, báo chết trong Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài

Đồng Nai: Tiêu hủy 21 con hổ, báo chết trong Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài

(LĐTĐ) Chiều 3/10, Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai cho biết, đã thống nhất tiêu hủy toàn bộ 20 con hổ quý hiếm, 1 con báo chết trong thời gian nuôi tại Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài, thuộc phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Đề xuất điều chỉnh vốn đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm hơn 2.100 tỷ đồng

Đề xuất điều chỉnh vốn đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm hơn 2.100 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sau khi Hà Nội rà soát, điều hòa, cân đối và thống nhất với hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, tổng mức đầu tư của dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sẽ giảm khoảng 2.129 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư.
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội thăm hỏi, tặng quà người có công

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội thăm hỏi, tặng quà người có công

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), chiều 3/10, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn đến thăm, tặng quà các gia đình thương binh, người có công trên địa bàn hai huyện Thạch Thất, Quốc Oai.
Sắp diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Sắp diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu” là một trong hai sự kiện cấp Quốc gia trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Hà Nội - Viêng Chăn: Tăng cường hợp tác cơ quan kiểm sát trong tình hình mới

Hà Nội - Viêng Chăn: Tăng cường hợp tác cơ quan kiểm sát trong tình hình mới

(LĐTĐ) Ngày 3/10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến tiếp Đoàn công tác Viện Kiểm sát nhân dân Thủ đô Viêng Chăn (Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào), do đồng chí Viện trưởng Khamsouk Sengmixay làm Trưởng đoàn, đến chào xã giao.
Bộ Y tế xử lý 16.429 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Bộ Y tế xử lý 16.429 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Từ ngày 1/1/2023 đến nay, Bộ Y tế đã hậu kiểm 513.061 cơ sở, phát hiện 44.739 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP). Trong đó, 16.429 cơ sở đã bị xử lý, phạt tiền 14.274 cơ sở với tổng số tiền phạt lên tới 66,7 tỷ đồng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ireland

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ireland

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland từ ngày 1 - 3/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Ireland Michael Higgins đã đồng chủ trì hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao hai nước.
Bộ Y tế trả lời cử tri về giá thuốc chênh lệch, không thống nhất

Bộ Y tế trả lời cử tri về giá thuốc chênh lệch, không thống nhất

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa trả lời kiến nghị của cử tri về siết chặt quản lý giá thuốc nhằm bảo đảm công khai, minh bạch khi lưu hành thuốc trên thị trường.
Đề xuất có hướng dẫn cụ thể về việc giao biên chế cho Công đoàn địa phương

Đề xuất có hướng dẫn cụ thể về việc giao biên chế cho Công đoàn địa phương

(LĐTĐ) Thành ủy Hà Nội đề xuất Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có hướng dẫn cụ thể về việc giao biên chế cho Công đoàn địa phương, đặc biệt đối với các Công đoàn ngành địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động