Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước

(LĐTĐ) Làm việc với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, trưởng thành hơn, tự tin hơn bước vào giai đoạn mới, thực hiện các công trình tầm cỡ, những công trình thế kỷ đánh dấu sự phát triển vươn mình của đất nước.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chiều 3/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.

Sau khi đại diện các bộ, ngành và các Phó Thủ tướng giải đáp, làm rõ các vấn đề mà các hiệp hội, doanh nghiệp có ý kiến, phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cuộc làm việc cho thấy sự quan tâm của Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng; lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu với các khó khăn của doanh nghiệp; cùng nhau thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, trưởng thành hơn, tự tin hơn bước vào giai đoạn mới, thực hiện các công trình tầm cỡ, những công trình thế kỷ đánh dấu sự phát triển vươn mình của đất nước.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương tinh thần làm việc, cống hiến, đóng góp của các doanh nghiệp, các nhà thầu đối với sự phát triển của đất nước, nhất là trong triển khai các dự án hạ tầng chiến lược.

Bên cạnh những kết quả rất cơ bản, Thủ tướng chỉ rõ việc triển khai các dự án cũng còn những tồn tại, hạn chế, bất cập liên quan công tác giải phóng mặt bằng; hệ thống định mức xây dựng; các quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện; đào tạo nhân lực… mà các chủ thể liên quan cần cùng nhau cố gắng, làm tốt hơn.

Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hiện cả nước đang nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội XIII, trong đó có chỉ tiêu về hạ tầng chiến lược như xây dựng 3.000km cao tốc tới năm 2025, các sân bay, bến cảng, hạ tầng điện, viễn thông… Thủ tướng nêu rõ, công việc nhiều, thời gian ngắn, yêu cầu cao, mong đợi của nhân dân lớn, do đó các chủ thể cần cùng nhau tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.

Thủ tướng yêu cầu nhận thức rõ hơn nữa về tầm quan trọng của các dự án trọng điểm, các dự án quan trọng quốc gia trong tạo không gian phát triển mới, giúp hình thành các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ mới, làm tăng giá trị của đất đai, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm, của nền kinh tế. Việc triển khai các dự án hạ tầng chiến lược đã và đang được làm tốt, sắp tới phải cùng nhau làm tốt hơn.

Cùng nhau huy động nguồn lực, đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp, nguồn lực hợp tác công tư để phát triển hạ tầng chiến lược với tinh thần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Cùng nhau tập trung ứng dụng hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản trị theo hướng thông minh trong hoạt động của các doanh nghiệp và triển khai các dự án.

Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để triển khai các công việc theo các nhiệm vụ trọng tâm nói trên.

Bộ Xây dựng làm tốt công tác quy hoạch; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức sao cho phù hợp, kịp thời, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân; chủ động hướng dẫn khi doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chủ động, tích cực hơn trong công tác phổ biến, nâng cao năng lực, cập nhật các quy định pháp luật để các chủ thể nắm chắc, hiểu và áp dụng đúng các quy định của pháp luật.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục cập nhật, lắng nghe, đi kiểm tra, giám sát, từ đó tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp để xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đất đai, vật liệu xây dựng, bảo vệ môi trường, nhất là các quy định về mỏ nguyên vật liệu và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện quản lý Nhà nước liên quan công tác quy hoạch, vận dụng các cơ chế, chính sách sẵn có, tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp dể xây dựng các cơ chế, chính sách mới phù hợp tình hình để huy động, kích hoạt mọi nguồn lực của người dân, doanh nghiệp phát triển hạ tầng chiến lược.

Bộ Tài chính triển khai các chính sách liên quan thuế, phí, lệ phí, thực hiện chính sách tài khóa, công tác thanh toán, quyết toán được thuận lợi, nhanh chóng với doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá phù hợp, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các hợp đồng; đồng thời ổn định kinh tế vĩ mô. Các ngân hàng phải vào cuộc, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, tiết giảm chi phí, tăng cường chuyển đổi số, góp phần hạ lãi suất, nghiên cứu các gói tín dụng ưu tiên cho phát triển hạ tầng.

Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước
Đại diện gần 30 doanh nghiệp, nhà thầu tham gia xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, các hiệp hội... tham dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các địa phương làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của bí thư cấp ủy, bảo đảm nơi ở mới của người dân tái định cư tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, quan tâm chăm lo sinh kế, đời sống, sản xuất, kinh doanh… của người dân.

Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án triển khai các quy trình, thủ tục dự án chặt chẽ, đúng quy định, chống tham nhũng, tiêu cực; tạo thuận lợi, đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ, xem việc của doanh nghiệp, nhà thầu như việc của mình.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, nhà thầu tham gia công trình phát huy tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, đặt lợi ích của dân tộc, đất nước lên trên hết, trước hết; hoạt động đúng pháp luật, không thông thầu, bán thầu; "đã nói là làm, đã cam kết là thực hiện", vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió", "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", làm việc xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết; luôn năng động, sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ dám làm trong triển khai công việc.

Thủ tướng mong muốn, tin tưởng và kêu gọi các doanh nghiệp xây dựng, trong đó có các doanh nghiệp tham gia dự án, công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia tiếp tục phát huy tinh thần "đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển của mình", "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp", "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể", "đã làm tốt rồi thì làm tốt hơn; quyết tâm rồi, quyết tâm hơn nữa; nỗ lực rồi, nỗ lực hơn nữa; quyết liệt rồi, quyết liệt hơn nữa", tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong đó có việc tích cực hưởng ứng phong trào 500 ngày đêm cao điểm thi đua xây dựng 3.000 km cao tốc.

Tại cuộc làm việc, ông Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, hệ thống định mức xây dựng hiện hành vẫn còn một số hạn chế, như: Thiếu định mức cho một số công tác xây dựng sử dụng công nghệ mới, vật liệu mới, áp dụng phương pháp thi công mới; một số định mức vẫn còn bất cập, chưa phủ kín các loại công tác xây dựng, điều kiện áp dụng.

Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả đề nghị Nhà nước hỗ trợ tổ chức cho doanh nghiệp Việt Nam học tập kinh nghiệp của doanh nghiệp lớn nước ngoài về triển khai các công trình quy mô lớn; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của một số bộ, ngành liên quan tiêu chuẩn, định mức chuyên ngành, mô hình BIM để áp dụng cho các công trình ngành giao thông, đặc biệt là công trình đường sắt tốc độ cao…

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết 1256/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa 15 (Nghị quyết số 1256) có hiệu lực từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có 7 đơn vị hành chính cấp huyện (4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố), 77 đơn vị hành chính cấp xã (42 xã, 28 phường và 7 thị trấn).
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 19/11, tiếp tục nội dung Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ngày 18/11/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 51. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Xem thêm
Phiên bản di động