Tràn lan thiết bị kích sóng
Tự lắp thiết bị kích sóng ĐTDĐ có thể gây nhiễu sóng cả một vùng |
Hiện nay thiết bị kích sóng được bán phổ biến nhất tại các cửa hàng kinh doanh thiết bị vô tuyến điện, thiết bị di động tại đường Lý Nam Đế và Lê Thanh Nghị. Khảo sát sơ bộ của phóng viên, thiết bị kích sóng đã có trên 40 loại, nguồn gốc chủ yếu từ Trung Quốc với giá trung bình từ 3 triệu đến 15 triệu đồng/bộ. Trong đó, phổ biến nhất là thiết bị kích sóng 3G (21000 MHz) và thiết bị kích sóng điện thoại GMS mini combo. Trong số các thương hiệu, quảng cáo rầm rộ nhất là các sản phẩm của F-Tech với các bộ phủ sóng từ 50 mét vuông đến 200 mét vuông.
Theo một chủ cửa hàng trên đường Lý Nam Đế: “Nguyên lý hoạt động của thiết bị kích sóng là thu sóng ở những nơi có cường độ sóng tốt rồi truyền tiếp, khuếch đại và phát ở những nơi có sóng yếu”. Người chủ cửa hàng này còn cho biết, nếu trước đây sản phẩm được sử dụng chủ yếu tại các khách sạn, nhà cao tầng với độ phủ sóng từ 150 đến 200 mét với giá hơn 10 triệu đồng thì nay đã có sản phẩm nhỏ hơn, sử dụng cho các hộ gia đình, phủ sóng từ 50 đến 100 mét vuông với giá từ 3 đến 4 triệu đồng như bộ khuếch đại sóng điện thoại di động GSM980 4 anten giá 2.950.000 đồng.
Các thiết bị kích sóng được rao bán trên mạng |
Chính việc sử dụng ngày càng phổ biến thiết bị kích sóng tại các hộ dân thời gian gần đây đã dẫn đến tình trạng sóng điện thoại bị can nhiễu, làm mất thông tin liên lạc. Theo thông tin từ Cục Tần số vô tuyến điện – Bộ Thông tin và truyền thông, chỉ trong 2 tháng (từ tháng 5-2015 đến nay), Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực I - Cục Tần số Vô tuyến điện đã nhận được hơn 50 kháng nghị can nhiễu từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động Viettel, MobiFone, Vinaphone. Các can nhiễu xảy ra trên các băng tần số 900MHz, 1800MHz và 2100MHz đã được cấp phép sử dụng cho hệ thống 2G, 3G. Khu vực xảy ra can nhiễu gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân . Các vụ can nhiễu đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ của các nhà mạng thông tin di động, như tỷ lệ rớt cuộc gọi tăng cao bất thường, suy giảm tốc độ kết nối, thậm chí làm gián đoạn kết nối mạng 3G.
Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân làm nhiễu tín hiệu di động là do một số đơn vị sử dụng thiết bị nhận dạng vô tuyến (RFID) không đúng quy định. RFID là loại thiết bị sử dụng sóng vô tuyến điện để tự động nhận dạng, phục vụ theo dõi, quản lý ra vào bãi đỗ xe, quản lý hàng hóa, container ở cảng, quản lý thư viện, kho hàng, siêu thị, nhân viên, nhận dạng động vật, hệ thống thu phí giao thông, thẻ thông minh, hệ thống tính tiền ở siêu thị, quản lý hành khách ở sân bay... Các thiết bị RFID gây nhiễu mà Cục Tần số vô tuyến điện khu vực I phát hiện được là các thiết bị sử dụng dải tần số không đúng quy hoạch tần số của Việt Nam và các điều kiện kỹ thuật quy định tại Thông tư 03/2012/TT-BTTTT ngày 20-3-2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thực tế đo, kiểm tra cho thấy, các thiết bị trên đã gây nhiễu cho các trạm gốc thông tin di động.
Theo Cục Tần số vô tuyến điện: Việc tự ý lắp đặt, sử dụng các thiết bị hoạt động trên dải tần số đã cấp phép cho các doanh nghiệp thông tin di động là vi phạm pháp luật. Các thiết bị kích sóng di động này được rao bán trôi nổi trên thị trường không đạt các quy chuẩn, quy định của Việt Nam gây can nhiễu có hại cho các mạng thông tin di động.
Để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của chính mình và của những người sử dụng dịch vụ thông tin di động, Cục Tần số vô tuyến điện khuyến cáo: Tại các khu vực xảy ra tình trạng sóng di động yếu, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh và yêu cầu các nhà mạng thực hiện các giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng phủ sóng, không lắp đặt các thiết bị vô tuyến trái quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08