TP.HCM: Nhiều doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường năm 2022
Ngày 8/4, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM) ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường năm 2022 - Tết Quý Mão năm 2023 trên địa bàn TP.HCM, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Cụ thể, đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, có 39 doanh nghiệp tham gia cung ứng với 10 nhóm hàng gồm lương thực. Lượng hàng đăng ký tham gia nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu tăng mạnh so với năm 2021; trong đó, có thể kể đến một số mặt hàng như gạo tăng 27%, đường tăng 56%, dầu ăn tăng 101%, thịt gia cầm tăng 2%, trứng gia cầm tăng 6%, thực phẩm chế biến tăng 31%, gia vị tăng gấp 5 lần, lương thực khô (mì, bún, phở… khô) tăng gấp 8 lần.
![]() |
Có 69 doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường năm 2022 - Tết Quý Mão 2023 tại thành phố Hồ Chí Minh. |
Trong những tháng bình thường, lượng hàng bình ổn thị trường nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu chiếm từ 25 - 33% nhu cầu thị trường. Riêng giai đoạn ứng phó khẩn cấp phòng chống dịch Covid-19, lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 35 - 50% nhu cầu thị trường.
Ở nhóm hàng phục vụ mùa khai giảng, có 11 doanh nghiệp tham gia, tăng một doanh nghiệp so với năm ngoái. Trong đó, lượng hàng cung ứng chiếm 35% - 50% nhu cầu thị trường, như: tập vở học sinh 20,48 triệu quyển/mùa; đồng phục học sinh 428.000 bộ/mùa; cặp, ba lô, túi xách 1,66 triệu cái/mùa; giày, dép học sinh 64.000 đôi/mùa.
Nhóm mặt hàng sữa có 7 doanh nghiệp tham gia, tăng 4 doanh nghiệp. Trong đó, có 3 doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng sữa chiếm thị phần cao là Vinamilk, TH Truemilk, Nutifood. Nhóm mặt hàng dược phẩm có 8 doanh nghiệp tham gia, với 19 nhóm thuốc.
Ngoài ra, còn có nhóm mặt hàng phục vụ người dân phòng chống dịch Covid-19 có 4 doanh nghiệp với hai nhóm hàng là khẩu trang các loại (trừ khẩu trang chuyên dụng ngành y tế) và nước rửa tay kháng khuẩn.
Theo lãnh đạo Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh, chương trình bình ổn thị trường năm 2022 - Tết Quý Mão 2023 có tổng số 69 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, với nhiều đơn vị quy mô lớn, thương hiệu mạnh, chiếm lĩnh thị phần cao. Chương trình lần này diễn ra trong vòng 12 tháng, bắt đầu từ 1/4/2022 đến hết 31/3/2023.
Một số đơn vị lớn lần đầu tham gia như Cholimex (gia vị), TH True Milk (sữa), MM Mega Market, Cental Retail (phân phối)... Đồng thời, nhiều đơn vị chủ lực về hoạt động phân phối là Saigon Co.op, Bách Hóa Xanh, Satra, MM Mega Market, Cental Retail, Aeon Citimart, GS25...
Theo Sở Công thương, chương trình bình ổn thị trường năm nay sẽ chia rõ 3 nhóm đối tượng tham gia thông qua 3 hình thức: cung ứng hàng hóa, phân phối hàng hóa và hỗ trợ tín dụng. Việc phân chia để phân biệt rõ từng đối tượng; từ đó, có chính sách hỗ trợ, yêu cầu nghĩa vụ cụ thể, sát thực tế. Trong đó, doanh nghiệp cung ứng tập trung đảm bảo về hoạt động sản xuất, ứng dụng công nghệ, đầu tư nhà xưởng, phát triển vùng nguyên liệu…; doanh nghiệp phân phối tập trung đảm bảo về mạng lưới điểm bán và tổ chức điểm bán hàng bình ổn thị trường; đầu tư phát triển hệ thống kho bãi, logistics…
Về các giải pháp thực hiện, bên cạnh việc tiếp tục triển khai sâu rộng các nội dung trọng tâm như kết nối cung – cầu, xây dựng các chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu, sơ chế tại nguồn đối với hàng nông sản thực phẩm, hỗ trợ, tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất theo tín hiệu, nhu cầu thị trường…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Quận Bắc Từ Liêm: Tổ chức thành công môn thi đấu Pencak Silat với nhiều dấu ấn

Hiện thực hoá mục tiêu 100% rác thải sinh hoạt được phân loại tại quận Hoàn Kiếm

Bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội

Quy trình giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Chương trình “Sinh con, sinh cha” đến với hàng trăm gia đình tại Bình Định

TRỰC TIẾP: Lễ bế mạc SEA Games 31

Đại biểu Quốc hội băn khoăn liệu có những “vụ Việt Á” trong lựa chọn sách giáo khoa?
Tin khác

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường chứng khoán

Việt Nam có bị tác động khi nhiều nước dừng xuất khẩu nông sản?

Xăng dầu sẽ vượt ngưỡng 30.000 đồng/lít vào ngày 23/5?

The Sakura SA3 - Nơi tái hiện trọn vẹn chất sống Nhật Bản phía Tây Thủ đô

Đề nghị tăng cường giám sát thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản

Kinh tế số, động lực tăng trưởng mới

Sắc xanh liệu có sớm “ngập tràn” các sàn chứng khoán?

CPI khó giữ được ở mức tăng dưới 4% trong năm 2022

Thị trường truyền hình OTT: Khi cuộc chơi bất cân bằng
