TP.HCM: "Mãn nhãn" màn trình diễn 800 mẫu áo dài được chế tác công phu
Sắp diễn ra Lễ hội Áo dài TP.HCM lần thứ 10 TP.HCM: Biến vật dụng bếp thành điểm nhấn trên áo dài LĐLĐ quận Hoàn Kiếm: Phát động thi đua tại Hoàng thành Thăng Long |
Theo đó, trong đêm khai mạc, công chúng được chiêm ngưỡng các bộ sưu tập với 800 mẫu áo dài nổi bật được chế tác công phu, tài hoa từ bàn tay khéo léo, sáng tạo của 30 nhà thiết kế áo dài nổi tiếng, cùng sự tham gia đồng hành của 22 văn nghệ sĩ, người nổi tiếng, các hoa hậu, á hậu… với vai trò đại sứ hình ảnh cho lễ hội.
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM cho biết, Lễ hội Áo dài TP.HCM từ lâu đã trở thành sự kiện văn hóa - du lịch thường niên với quy mô ngày càng mở rộng, nội dung phong phú, ghi dấu ấn sâu đậm cùng sự chờ mong trong lòng công chúng và du khách, góp phần tạo nên thương hiệu du lịch TP.HCM.
Nhiều mẫu áo truyền thống được trình diễn trước công chúng. |
"Qua 10 năm, lễ hội đã trở thành lễ hội của công chúng khi thu hút sự hưởng ứng ngày càng nhiều các cơ sở may đo áo dài, các nghệ nhân, nhà thiết kế, văn nghệ sĩ, du khách trong và ngoài nước, góp phần đưa áo dài trở thành trang phục phổ biến, mang tính ứng dụng cao trong đời sống của mọi tầng lớp dân cư, mọi lứa tuổi, giới tính", ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, Lễ hội áo dài đã trở thành chủ đề lan tỏa trong nhiều sự kiện trên cả nước và còn là cầu nối văn hóa thể hiện tình cảm, sự trân trọng các mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng với bạn bè trong khu vực và quốc tế.
Bộ sưu tập hơn 800 bộ áo dài xuất hiện trước công chúng. (Ảnh: Thuận Văn) |
Điểm nhấn trong mùa Lễ hội Áo dài lần thứ 10 là tổ chức nhiều hoạt động tương tác giữa người dân, du khách với chiếc áo dài. Có thể kể đến sàn catwalk giữa lòng trung tâm Thành phố để người dân và du khách trải nghiệm, tương tác với các nghệ sĩ, đại sứ áo dài; nhiều mô hình check in độc đáo, mới lạ đã được dựng lên tại các khu vực trung tâm Thành phố, tại các quận, huyện... để cho người dân, du khách có những trải nghiệm sống động và để lại những bức ảnh kỷ niệm khi tham gia Lễ hội Áo dài.
Đặc biệt nhất là các hoạt động mang nhiều nghĩa cử cao đẹp, đầy tính nhân văn về chiếc áo dài cũng đang được triển khai rộng rãi và nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng, cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp tại các sở, ban, ngành, đoàn thể... Hàng triệu chiếc áo dài, vải may áo dài, những bộ quần áo dài đang được thu nhận để trao tặng cho những người yếu thế, những người công nhân, nông dân và những người nội trợ ít có cơ hội được mặc chiếc áo dài trong những ngày trọng đại, lễ, Tết...
Sự kiện Lễ hội Áo dài lần thứ 10 đi kèm với nhiều chương trình ý nghĩa như gian hàng Áo dài 0 đồng, không gian quảng bá 100 điều thú vị của TP.HCM, khu vực gian hàng tương tác và giới thiệu các làng nghề dân gian như làm nón lá, vẽ tranh Đông Hồ. |
Sự kiện Lễ hội Áo dài lần thứ 10 là nơi để mọi người được khoác lên mình chiếc áo dài truyền thống dân tộc tại các gian hàng Áo dài 0 đồng tại Công viên Lam Sơn, Phố đi bộ Nguyễn Huệ... Trong khi đó tại một số quận, huyện (quận 4, 5 và Gò Vấp), khi du khách đến các cửa hàng may áo dài có thể nhận được khuyến mãi giảm giá lên đến 50%.
Ngoài ra, không gian triển lãm và tương tác với áo dài với tên gọi "Thành phố Áo dài" diễn ra từ 7-17/3 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Ngô Đức Kế đến trước Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh), Công viên Lam Sơn, Khu vực trưng bày thuộc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) số 92 Nguyễn Huệ và các địa điểm du lịch khác trên địa bàn thành phố.
Tại những khu vực này sẽ trưng bày, triển lãm thông tin về lịch sử phát triển của chiếc áo dài qua các thời kỳ, hành trình 10 năm phát triển của Lễ hội, giới thiệu các sản phẩm gắn với áo dài như vải vóc, tơ lụa, phụ kiện; không gian quảng bá 100 điều thú vị của TP.HCM; khu vực gian hàng tương tác và giới thiệu các làng nghề dân gian như làm nón lá, vẽ tranh Đông Hồ, thư pháp, chế tác lá sen, nhuộm lụa; trưng bày và biểu diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật phi vật thể của Việt Nam mà UNESCO đã vinh danh như Quan họ, Đờn ca tài tử…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Du lịch 19/12/2024 09:00
Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025
Du lịch 08/12/2024 20:15
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội
Du lịch 06/12/2024 06:37
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025
Infographic 04/12/2024 06:11
11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch
Infographic 03/12/2024 16:16
Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
Du lịch 02/12/2024 13:00
"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô
Du lịch 29/11/2024 22:38
Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng
Du lịch 29/11/2024 10:28
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp
Du lịch 26/11/2024 18:15
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57