TP.HCM: Giải bài toán thiếu hụt nhân lực y tế

(LĐTĐ) Từ sau dịch Covid-19, ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang phải đối mặt với làn sóng nghỉ việc của các nhân viên y tế tại các cơ sở công lập. Đáng chú ý là việc "chảy máu chất xám" khi một lượng lớn bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm đã "nhảy qua" làm ở các bệnh viện tư vì sức hút thu nhập.
TP.HCM: Viện thẩm mỹ Xanh Ponl thẩm mỹ "chui" cho khách hàng TP.HCM đối mặt nguy cơ thiếu hụt điều dưỡng tại các bệnh viện công lập TP.HCM: Bệnh viện gặp khó khăn trong việc mua sắm thuốc, thiết bị y tế

Nghỉ việc vì lương thấp

Mới đây dư luận hết sức bất ngờ khi 4 bác sĩ Bệnh viện thành phố Thủ Đức, TP.HCM trốn việc ở bệnh viện trong một thời gian dài để xuống một phòng khám tư nhân ở Gò Công, tỉnh Tiền Giang làm việc. Thực tế này đang đặt ra nhiều câu hỏi về thực trạng gia tăng đội ngũ y tế TP.HCM nghỉ việc trong các bệnh viện công lập để chuyển qua bệnh viện tư vì yếu tố thu nhập.

Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, năm 2021 có 1.154 nhân viên y tế nghỉ việc, trong đó có 274 bác sĩ, 610 điều dưỡng. Riêng 6 tháng đầu năm 2022 đã có 874 nhân viên y tế nghỉ việc, trong đó có 199 bác sĩ và 391 điều dưỡng. Tổng cộng đã có 2.028 viên y tế nghỉ việc, trong đó có 473 bác sĩ và 1001 điều dưỡng (chiếm khoảng 5% tổng số nguồn nhân lực y tế của Thành phố).

Trong nhiều nguyên nhân khiến nhân viên y tế “dứt áo ra đi”, lý do được nêu bật vẫn là chế độ tiền lương không đủ đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt cho bản thân và gia đình. Điều này trở nên nhức nhối hơn khi nhiều bệnh viện công tại TP.HCM đang phải cạnh tranh tuyển dụng bác sĩ có tay nghề cao với bệnh viện tư - nơi có mức đãi ngộ gần như gấp đôi so với bệnh viện công.

Theo Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng: Hiện nay ngành y tế TP.HCM đang đứng trước 4 nguy cơ gồm dịch chồng dịch, thiếu thuốc - vật tư y tế, biến động nguồn nhân lực y tế, tâm trạng lo lắng kéo dài trong một bộ phận nhân viên y tế. Việc giảm nhân lực y tế đã gây khó khăn không nhỏ cho các cơ sở y tế công lập vì hầu hết người nghỉ việc là người có thâm niên, kinh nghiệm, còn người mới được tuyển dụng là nhân viên mới cần có thời gian để thực hành, tập sự.

TP.HCM: Giải bài toán thiếu hụt nhân lực y tế
Sau dịch Covid-19, hàng trăm nhân viên y tế tại TP.HCM nghỉ việc (ảnh minh hoạ)

Bác sĩ Phạm Quốc Dũng - Giám đốc Bệnh viện quận 11, TP.HCM cho biết, những năm gần đây do quỹ cải cách tiền lương hạn chế nên thu nhập của nhân viên y tế vẫn còn khá thấp. Bình quân lương bác sĩ chỉ khoảng 14 - 15 triệu đồng/tháng, điều dưỡng 10 - 12 triệu đồng/tháng. Điều này khiến bệnh viện không giữ chân được đội ngũ y, bác sĩ có chuyên môn, khó thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hiện nay khó khăn của bệnh viện là nguồn thu bảo hiểm y tế chiếm tỷ trọng khá cao. Trong khi đó, chi phí thuốc, vật tư y tế chiếm tỷ lệ lớn, được quy định bán theo giá gốc. Điều này gây khó khăn rất lớn cho bệnh viện trong việc cân đối nguồn thu để đảm bảo hoạt động thường xuyên và tái đầu tư.

Trong khi đó, bệnh viện vừa phải đảm bảo chi lương, thu nhập cho viên chức vừa phải đảm bảo mua sắm trang thiết bị để tái đầu tư. Nếu trích đủ nguồn quỹ cải cách tiền lương theo quy định thì tỷ lệ trích, lập quỹ phát triển của bệnh viện rất thấp, không đảm bảo thu nhập cho nhân viên để cải thiện đời sống, thu hút nguồn nhân lực.

Bàn về vấn đề thu nhập của nhân viên y tế, Bác sĩ Trần Văn Khanh - Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh (thành phố Thủ Đức) cho biết, hiện nay bệnh viện có 800 lao động, viên chức chiếm 25%, còn lại là hợp đồng lao động. Đến nay nguồn cải cách tiền lương từ các năm trước đã không còn, từ 2018 đến nay, bệnh viện phải tự quyết và đã dùng hết các khoản này.

Để đảm bảo quyền lợi cho nhân viên y tế được hưởng thu nhập tăng thêm, Bác sĩ Trần Văn Khanh đề nghị ngân sách Nhà nước cấp bổ sung phần chênh lệch đơn vị không cân đối đủ. Hoặc cho cơ chế đơn vị tự cân đối bao nhiêu thì chi bấy nhiêu tránh. Cùng với đó, Sở Y tế, ban ngành Thành phố cần sớm có chủ trương mở rộng đối tượng hưởng chế độ thu nhập tăng thêm đối với người lao động trong cơ sở y tế và đề nghị ngân sách cấp bù phần thiếu hụt khi đơn vị cân đối chưa đủ, có như vậy nhân viên mới an tâm phục vụ người bệnh.

Cần quan tâm nhân lực điều dưỡng

Trong "bức tranh" thiếu hụt nhân viên y tế tại TP.HCM, nổi lên vấn đề thiếu hụt điều dưỡng. Do đặc thù công việc nên nghề điều dưỡng thường khá vất vả, môi trường làm việc luôn có nguy cơ lây nhiễm cao, trong khi thu nhập thấp, không đảm bảo cuộc sống gia đình nên dẫn đến tình trạng một bộ phận điều dưỡng bỏ nghề, chuyển nghề. Một số ít khác được bệnh viện tư nhân tiếp nhận với mức lương cao hơn.

Theo dự báo mới nhất của Sở Y tế TP.HCM, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực điều dưỡng tại các bệnh viện sẽ càng trầm trọng hơn ở những năm tới, khi số nhân lực được tuyển dụng mới không đủ về số lượng lẫn chất lượng để bù đắp số đã nghỉ việc. Thiếu hụt nguồn nhân lực điều dưỡng là một thực trạng rất đáng lo ngại, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19.

TP.HCM: Giải bài toán thiếu hụt nhân lực y tế
Sinh viên điều dưỡng thực tập.

Theo Bác sĩ Lê Đức Nhã - Phó Giám đốc Bệnh viện quận 11, lực lượng điều dưỡng là lực lượng đáng quan tâm bởi vì thu nhập chính của họ là đồng lương. Dù sao bác sĩ cũng có thể làm thêm ngoài giờ, ở phòng khám bên ngoài để kiếm thêm thu nhập, còn thu nhập chính của điều dưỡng vẫn chỉ là đồng lương.

“Hiện này mặt bằng lương của điều dưỡng thấp hơn nhiều so với bác sĩ nhưng công việc lại không hề ít hơn, thêm vào đó là áp lực từ dịch bệnh kéo dài đã khiến nhiều điều dưỡng xin nghỉ việc ở bệnh viện công và chuyển qua làm ở các bệnh viện tư”, Bác sĩ Lê Đức Nhã cho biết.

Trước thực trạng thiếu hụt nhân lực điều dưỡng, Bệnh viện quận 11 đã thực hiện điều phối nhân sự từ các khoa, phòng qua các khoa lâm sàng đang thiếu điều dưỡng, tăng số lượng trực đêm để bù vào những vị trí đang còn thiếu. Bệnh viện cũng thường xuyên lắng nghe tâm tư nguyện vọng, động viên tinh thần, chủ động giải pháp ổn định tâm trạng, những băn khoăn, lo lắng và hỗ trợ nhân viên y tế.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 nêu quan ngại, các bệnh viện hiện nay thường yêu cầu các điều dưỡng phải làm đúng với quản lý chất lượng, nhưng lại bỏ qua vấn đề tỷ lệ điều dưỡng/bệnh nhân. Ngoài ra, lực lượng điều dưỡng ở các bệnh viện phải làm quá nhiều việc nhưng thu nhập lại “èo uột”. Nếu như ngành y tế không giải quyết vấn đề này thì sẽ lâm cảnh thiếu người "dài dài" và "khổ bệnh nhân nghèo".

“Để giải quyết tình trạng thiếu điều dưỡng hiện nay, các bệnh viện không nên đòi hỏi bằng cấp quá cao, nên tuyển điều dưỡng có bằng Trung cấp sau đó học lên. Nếu cứ yêu cầu điều dưỡng phải có bằng Cử nhân, Cao đẳng thì khi ra trường họ có thể chuyển qua công việc khác hoặc vào làm ở cơ sở khám chữa bệnh tư nhân”, Bác sĩ Trương Hữu Khanh nêu ý kiến.

Chia sẻ về vấn đề này, Thạc sĩ Võ Thuận Anh - Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện Bình Dân cho biết, trong thời điểm các bệnh viện đang thiếu điều dưỡng, cần gia hạn thời gian chuẩn hoá trình độ điều dưỡng từ Trung cấp lên Cao đẳng, Đại học để điều dưỡng an tâm công tác. Đồng thời, cần phải có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các điều dưỡng chuẩn hoá trình độ chuyên môn.

Trong khi đó, Điều dưỡng Trần Thị Hồng Huệ - Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho rằng, nhân viên y tế tại các bệnh viện cần tiếp tục được Thành phố hỗ trợ thu nhập tăng thêm vì đời sống của điều dưỡng còn khó khăn, chủ yếu trông chờ vào nguồn thu nhập từ bệnh viện.

“Mong rằng hỗ trợ này của Thành phố sẽ còn tiếp tục, không chỉ trong năm 2021 và 2022. Sự quan tâm này sẽ giúp người điều dưỡng tiếp tục gắn bó với nghề, tiếp tục cống hiến, góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân Thành phố”, Điều dưỡng Trần Thị Hồng Huệ chia sẻ.

Để giải bài toán thiếu hụt lực lượng điều dưỡng, mới đây Sở Y tế TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM có văn bản đề xuất Bộ Y tế gia hạn thời gian cho phép tuyển dụng điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y trình độ trung cấp đến ngày 1/1/2026. Gia hạn thời gian chuẩn hóa trình độ cao đẳng đối với những trường hợp đã được tuyển dụng trình độ trung cấp đến ngày 31/12/2030. Đồng thời cho phép các trường thuộc khối ngành sức khỏe tiếp tục đào tạo điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y trình độ Trung cấp để làm những công việc không đòi hỏi chuyên môn cao.

Động viên, chăm lo mọi mặt đội ngũ y tế

*Vừa qua làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Thành phố củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế từ Thành phố đến cơ sở. Nâng cao chất lượng hoạt động của các bệnh viện quận, huyện… Coi trọng phát triển y tế dự phòng, giải quyết căn bản tình trạng "quá tải" các bệnh viện. Đặc biệt là phải động viên, chăm lo mọi mặt để đội ngũ cán bộ y, bác sỹ yên tâm công tác, làm việc, tiếp tục cống hiến, chăm lo phục vụ ngày càng tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe nhân dân với tinh thần và trách nhiệm cao hơn nữa.

* Trong khi đó, gặp gỡ với cán bộ, nhân viên ngành y tế TP.HCM, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã chia sẻ những khó khăn, vất vả của cán bộ, nhân viên ngành y tế. Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, một trong những “vắc xin của ngành y tế” hiện nay là điểm tựa tinh thần. Lương quan trọng nhưng tình cảm, môi trường làm việc, môi trường cống hiến cũng rất quan trọng. Khi cường độ công việc cao cần người lãnh đạo chia sẻ, thấu cảm, tạo điều kiện đồng thời người lãnh đạo cần làm điểm tựa cho anh em “chiến đấu”; cần tiếp thêm tinh thần, năng lượng, chia sẻ tình cảm để vượt qua các khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ và chăm sóc tốt nhất sức khỏe của nhân dân.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

(LĐTĐ) Người đàn ông 62 tuổi gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã khi đang di chuyển trên đường với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được bác sĩ của một cơ sở tiêm chủng gần đó sơ cứu kịp thời.
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Bu Baby tổ chức Giải chạy vì trẻ sinh non 2024 - Tiny Hope. Giải chạy diễn ra từ ngày 2 đến 11/1/2024.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

(LĐTĐ) Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi bị gãy xương đùi, bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy trên màn hình tăng sáng C-arm. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm.
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

(LĐTĐ) Suốt 16 năm sống chung với bệnh tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch phức tạp, bệnh nhi N.V.V (ở Bắc Giang) luôn trong tình trạng mệt mỏi, thở dốc, da xanh tím. Sau ca phẫu thuật sửa chữa toàn bộ dị tật diễn ra vào cuối tháng 7/2024 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trái tim của em đã được “hồi sinh” hoàn toàn. Và cũng kể từ đây, N.V.V đã bước vào một cuộc đời mới tươi sáng hơn.
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

(LĐTĐ) Gần đây, đã xảy ra một số trường hợp đột quỵ khi chạy bộ, khiến nhiều người lo ngại. Để hạn chế nguy cơ và phòng tránh đột quỵ, người chạy cần chú ý một số kiến thức cần thiết cho bản thân.
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

(LĐTĐ) Vừa qua, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh lồng ngực - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng cho nữ bệnh nhân 25 tuổi. Kỹ thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng với ưu điểm vượt trội, an toàn, không để lại sẹo, tiết kiệm chi phí, phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho bệnh nhân.
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

(LĐTĐ) Nhập viện trong trình trạng hôn mê sâu, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tích cực điều trị, anh Lê Tiến S (36 tuổi, ở Hà Nam) đã không qua khỏi, được chẩn đoán chết não. Gia đình anh hiến tặng tim, gan, thận để cứu 4 người bệnh khác.
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18/10 đến ngày 25/10), toàn Thành phố ghi nhận 502 trường hợp mắc sốt xuất huyết với 24 ổ dịch.
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng

Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng

(LĐTĐ) Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vừa tổ chức gặp mặt người hiến tiểu cầu tình nguyện tiêu biểu năm 2024 với thông điệp “Hiến giọt máu vàng - trao ngàn hy vọng”.
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân

Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân

(LĐTĐ) Anh N.V.H (34 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốc, mất máu cùng với lưỡi bừa đang đâm xuyên cẳng chân.
Xem thêm
Phiên bản di động