TP.HCM: Bệnh viện gặp khó khăn trong việc mua sắm thuốc, thiết bị y tế

(LĐTĐ) Bệnh viện quận 11 cho biết, không thể tự mua thuốc mà bệnh viện lựa chọn được vì vướng thủ tục pháp lý. Thuốc đấu thầu tập trung chiếm 20% số lượng thuốc của bệnh viện, nhưng bệnh viện không được lựa chọn loại thuốc, đưa về loại nào, bệnh viện phải dùng loại đó...
TP.HCM: Sẽ xử lý nghiêm vụ học sinh cấp 3 gọi bạn "xã hội" vào lớp đánh bạn TP.HCM: Bệnh viện Lê Văn Thịnh gặp nhiều khó khăn khi tự chủ tài chính TP.HCM đối mặt nguy cơ thiếu hụt điều dưỡng tại các bệnh viện công lập

Ngày 30/9, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có buổi khảo sát về việc thực hiện cơ chế tự chủ và đấu thầu mua sắm thuốc, trang thiết bị tại Bệnh viện quận 11 giai đoạn tháng 1/2020 đến tháng 6/2022 nhằm góp ý cho dự án Luật đấu thầu sửa đổi.

Báo cáo tại buổi làm việc, bác sĩ Phạm Quốc Dũng, Giám đốc Bệnh viện quận 11 cho biết, việc thực hiện cơ chế tự chủ tại bệnh viện còn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể, nguồn thu bảo hiểm y tế (BHYT) hiện nay vẫn chiếm tỷ trọng khá cao (khoảng 60%) trong tổng nguồn thu của bệnh viện, trong khi đó chi phí thuốc, vật tư y tế chiếm tỷ lệ lớn và theo quy định bán giá gốc, không có lợi nhuận.

"Mặc dù chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu, nhưng giá thu BHYT và viện phí chưa kết cấu đủ chi phí, điều này gây khó khăn rất lớn cho bệnh viện trong việc cân đối nguồn thu để đảm bảo hoạt động thường xuyên và tái đầu tư", bác sĩ Phạm Quốc Dũng cho biết.

TP.HCM: Bệnh viện gặp khó khăn trong việc mua sắm thuốc, thiết bị y tế
Bác sĩ Phạm Quốc Dũng, Giám đốc Bệnh viện quận 11 phát biểu tại buổi làm việc.

Một khó khăn khác là bệnh viện vừa phải đảm bảo chi lương, thu nhập cho viên chức vừa phải đảm bảo mua sắm trang thiết bị để tái đầu tư. Vì vậy, việc quy định trích nguồn cải cách tiền lương theo tỷ lệ 35%, 40% cũng gây nhiều khó khăn cho bệnh viện trong việc cân đối nguồn. Nếu trích đủ nguồn quỹ cải cách tiền lương theo quy định thì tỷ lệ trích lập quỹ phát triển bệnh viện là rất thấp, không đảm bảo nguồn thu nhập cho nhân viên và thu hút nhân lực.

Trong công tác mua sắm thuốc, bác sĩ Phạm Quốc Dũng cho biết, trong thời gian chờ kết quả của các gói thầu mua sắm tập trung, bệnh viện thường xảy ra trường hợp thiếu thuốc nhưng không thể tự tổ chức mua sắm các thuốc thuộc hình thức mua sắm tập trung vì Sở Y tế TP.HCM không phê duyệt kế hoạch do các thuốc này nằm trong danh mục mua sắm tập trung. Hoặc nếu bệnh viện mua sắm được thì vướng mắc khâu Bảo hiểm xã hội TP.HCM duyệt thanh toán BHYT cho người bệnh.

TP.HCM: Bệnh viện gặp khó khăn trong việc mua sắm thuốc, thiết bị y tế
Toàn cảnh buổi làm việc.

"Ngoài ra, còn có trường hợp những thuốc bệnh viện tự thực hiện đấu thầu nhưng khi có kết quả đấu thầu tập trung thì phải thương thảo với nhà thầu đang trúng để điều chỉnh giá về bằng giá thầu tập trung, nếu không giảm giá sẽ không được Bảo hiểm xã hội TP.HCM thanh toán", bác sĩ Phạm Quốc Dũng cho biết thêm.

Cũng theo bác sĩ Phạm Quốc Dũng, Trung tâm mua sắm Quốc gia hướng dẫn lập kế hoạch danh mục đầu năm 2021 trên 700 thuốc là các thuốc biệt dược gốc, nhưng đến cuối năm 2021 lại có văn bản thông báo chỉ còn thực hiện 69 thuốc theo hình thức đàm phán giá. Dẫn đến gói thầu thuốc biệt dược gốc của bệnh viện đã xây dựng trước đó phục vụ cho khám chữa bệnh trong năm 2022 không đủ số lượng sử dụng. "Đến thời điểm này, vẫn chưa có kết quả của gói thầu đàm phán giá, bệnh viện buộc phải thực hiện thêm các gói thầu mua sắm bổ sung", bác sĩ Phạm Quốc Dũng nói.

Phát biểu tại buổi làm việc, Dược sĩ Trương Minh Quang, Trưởng Khoa Dược của Bệnh viện quận 11 cho biết, hiện nay, bệnh viện không thể tự mua thuốc mà bệnh viện lựa chọn được vì vướng thủ tục pháp lý. Thuốc đấu thầu tập trung chiếm 20% số lượng thuốc của bệnh viện, nhưng bệnh viện không được lựa chọn loại thuốc, đưa về loại nào, bệnh viện phải dùng loại đó. Bệnh viện được đấu thầu 80%, nhưng chỉ mua được đúng thuốc khoảng 60% vì nhiều nguyên nhân.

TP.HCM: Bệnh viện gặp khó khăn trong việc mua sắm thuốc, thiết bị y tế
Dược sĩ Trương Minh Quang, Trưởng Khoa Dược của Bệnh viện quận 11 cho biết, bệnh viện không thể tự mua thuốc mà bệnh viện lựa chọn được vì vướng thủ tục pháp lý.

Chia sẻ thêm về vấn đề đấu thầu thuốc, bác sĩ Lê Đức Nhã, Phó Giám đốc Bệnh viện quận 11 cho biết, đa phần giá thiết bị y tế, thuốc sẽ tăng theo thời gian do giá nguyên liệu đầu vào cao vì tình hình kinh tế chung, nhưng theo quy định, giá trúng thầu sẽ không được vượt giá kế hoạch, giá kế hoạch năm sau được lập nên dựa vào giá trúng thầu năm trước. Như vậy, giá mỗi năm sẽ giảm đi, giá đưa ra quá thấp sẽ ít nhà thầu tham gia, chất lượng thuốc cũng sẽ giảm.

"Nếu mua sắm thuốc theo nguyên tắc mua bằng hoặc thấp hơn dựa trên quy định giá kế hoạch năm trước trở thành giá kế hoạch năm sau, thì một lúc nào đó viên thuốc sẽ có giá 0 đồng", bác sĩ Lê Đức Nhã cho biết.

Phát biểu tại buổi làm việc, bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đánh giá cao sự cố gắng của Bệnh viện quận 11. Dù dịch bệnh khó khăn nhưng doanh thu hằng năm có tăng, đảm bảo đời sống cho nhân viên y tế. Từ lúc thực hiện cơ chế tự chủ đến nay, bệnh viện đã có những bước tiến nhất định trong cả về chất lượng điều trị và quy mô của bệnh viện.

"Sắp tới, khi làm việc với Ủy ban nhân dân TP.HCM về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022, chúng tôi sẽ nêu những kiến nghị tới Thành phố. Ngoài ra, chúng tôi sẽ có kiến nghị với Hội đồng nhân dân TP.HCM xem xét thống nhất ban hành nghị quyết về tiêu chuẩn định mức kỹ thuật để tiến hành mua sắm các trang thiết bị còn thiếu", bà Văn Thị Bạch Tuyết cho biết.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

Tin khác

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

(LĐTĐ) Mới đây, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang. Khi mắc túi thừa bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhiễm trùng tiết niệu nhiều lần và rối loạn tiểu tiện do nước tiểu không chảy hết ra ngoài mà đọng lại… Mặc dù là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu, thậm chí có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bao gồm ung thư.
Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

(LĐTĐ) Sự kiện diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức vào ngày 13 và 14/4/2024 với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thế giới về gây mê hồi sức.
Xem thêm
Phiên bản di động