Tổng tiến công Xuân 1968: Chiến công của 11 cô gái sông Hương

Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Thu, nguyên Tham mưu phó Quân khu Trị Thiên, Chỉ huy trưởng cánh Bắc đánh vào thành phố Huế trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đòn tấn công mở đầu ở Huế là bài học về thế trận lòng dân.
tong tien cong xuan 1968 chien cong cua 11 co gai song huong Thừa Thiên-Huế khánh thành Bia chiến công 11 cô gái sông Hương
tong tien cong xuan 1968 chien cong cua 11 co gai song huong Huyền thoại về một cảm tử quân

Ông kể, để đánh chiếm thành phố Huế, từ ngày 15/1/1968, sau khi báo cáo kế hoạch tác chiến với Bộ Tư lệnh Quân khu, ông được quyết định làm Chỉ huy trưởng cánh Bắc - cánh chủ lực của mặt trận Huế, đồng chí Trần Anh Liên làm Chính ủy và hai đồng chí trong Ban chỉ huy Trung đoàn 6 là Phó Chỉ huy trưởng quân sự và chính trị.

tong tien cong xuan 1968 chien cong cua 11 co gai song huong
Các chiến sỹ phân đội 1 và 2 quân Giải phóng Trị-Thiên-Huế nghiên cứu sa bàn trước khi tấn công trung đoàn 7 thiết giáp ngụy. (Ảnh: Nguyễn Hồng Sáu/TTXGP)

Chiều 30/1/1968, từ núi rừng thuộc địa phận Hương Trà (Thừa Thiên-Huế), các cánh quân bắt đầu xuất kích.

Trong mỗi cánh quân lúc này, ngoài lực lượng bộ đội còn có các đội biệt động, đội công tác khởi nghĩa, cán bộ dân vận mặt trận với khoảng hơn 2.500 người, kéo dài trên hai cây số.

Cuộc hành quân phải vượt qua đội núi, khe suối, làng mạc; nhất là vượt qua vành đai bảo vệ vòng ngoài của địch để tiếp cận mục tiêu bí mật, an toàn và đúng giờ tập kết theo quy định trước giờ ta nổ súng.

Đòn tấn công mở đầu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Huế có thể nói đã giành được thắng lợi ngay từ phút đầu, giờ đầu, ngày đầu.

Ở nội thành thành phố Huế, nhận lệnh của cấp trên, tiểu đội 11 cô gái sông Hương được giao nhiệm vụ dẫn đường đưa bộ đội vào tấn công các mục tiêu của địch phía bờ nam thành phố Huế.

Để hoàn thành nhiệm vụ này, các chị đã nghiên cứu cả tháng trời, thông tỏ đường đi lối về dẫn đến các mục tiêu.

Đêm 30 Tết, tiểu đội 11 cô gái sông Hương chia làm 3 tổ dẫn ba cánh quân vào thành phố. Tiếng súng tấn công, nổi dậy của quân và dân thành phố Huế nổ vang trời. Mỹ ngụy không kịp trở tay.

Sau đó, địch phản công với xe tăng, thiết giáp từ Phú Bài đổ lên, máy bay gầm rú trên bầu trời. Vừa làm nhiệm vụ dẫn đường, vừa tải thương, các cô gái trong tiểu đội 11 cô gái sông Hương trực tiếp cầm súng đánh giặc. Không chiến hào, các chị dàn trận khắp phường, lợi dụng nhà dân để đánh địch.

Chị Hoàng Thị Nở, một trong 11 cô gái sông Hương ngày ấy bồi hồi nhớ lại: Xuân năm ấy se lạnh, Huế rét ngọt, mưa phùn lất phất. Mấy chị em ăn Tết ngay trên công sự khét lẹt mùi khói thuốc, bánh Tết được các mẹ trong phố đem ra tiếp tế…

Riêng trận đánh đêm ngày 11 sáng 12/2/1968, cả tiểu đội 11 cô gái sông Hương với các vũ khí được trang bị như AK, K44, một số mìn và lựu đạn đã dàn trận khắp các địa điểm tại khách sạn Hương Giang, Đại học Sư phạm, chợ Cống, Xuân Phú... để cầm cự và đánh lui cả một tiểu đoàn lính Mỹ, gồm có nhiều xe bọc thép và máy bay chiến đấu yểm trợ.

Trận này, tiểu đội 11 cô gái sông Hương đã tiêu diệt 70 lính và 4 xe tăng, thu nhiều vũ khí của địch để trang bị lại, phục vụ cho chiến đấu. Nhiều chị đã anh dũng hy sinh ngay trong trận chiến đấu đó khi tuổi đời còn rất trẻ như tiểu đội trưởng Phạm Thị Liên, tiểu đội phó Đỗ Thị Cúc...

Chiến công của 11 cô gái sông Hương đã góp phần để quân và dân ta làm chủ thành phố Huế trong 26 ngày đêm, được Bác Hồ gửi thư khen:"Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường/Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường/Bác khen các cháu dân quân gái/Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương."

Lối đánh nội công, ngoại kích gây cho địch nhiều bất ngờ nên chúng hết sức bị động, hoang mang, lúng túng, không thể đối phó, ứng cứu cho nhau được. Tất cả 36 cơ quan ngụy quyền ở thành phố Huế đều bị ta đánh chiếm. Ta đã thiết lập được chính quyền cách mạng trong các quận, phường ở thành phố Huế và các xã vùng ven đô cũng như ở nhiều vùng nông thôn trong tỉnh...

Ông Nguyễn Trung Chính, nguyên Thành ủy viên thành phố Huế, Bí thư Quận nhất thành phố Huế (thời điểm năm 1968), sau này là Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế khẳng định 50 năm đã trôi qua nhưng những bài học về chỉ đạo chiến lược, về nghệ thuật phát hiện và chớp thời cơ để chủ động giáng đòn quyết định, làm chuyển biến cục diện chiến tranh; nghệ thuật tiến công bằng cách đánh chiến lược mới, giành thế bất ngờ, đưa chiến tranh vào thành thị; nghệ thuật tổ chức, bố trí và sử dụng lực lượng để lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều... vẫn còn nguyên giá trị.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 có vai trò to lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta và đã đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam như một chiến công chói lọi; là một biểu hiện tập trung của ý chí và sức mạnh quật cường của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, biểu hiện sức sáng tạo và tài thao lược trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cuộc Tổng tiến công đã giáng một đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán...

Theo Quốc Việt/ vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3 - 5/5, Đoàn đại biểu do Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có chuyến hành trình về nguồn, đến với mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.
Nhiều vườn nho ở Ninh Thuận chết héo vì khô hạn

Nhiều vườn nho ở Ninh Thuận chết héo vì khô hạn

(LĐTĐ) “Nắng, thiếu nước, vườn nho sắp héo khô hết rồi”. Đó là những câu nói thường xuyên được nhắc đến của nhiều hộ dân trồng nho tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận vào thời điểm này.
Hưng Yên luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

Hưng Yên luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

(LĐTĐ) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024.
Ba Vì: Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023 - 2024

Ba Vì: Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Phòng Giáo dục Đào tạo cùng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ba Vì tổ chức Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023 - 2024; biểu dương khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023 - 2024.
Lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Trước ngày 10/5 sẽ trình Chính phủ các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Trước ngày 10/5 sẽ trình Chính phủ các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, chiều 4/5, Thứ tưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, dự kiến trước 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

Tin khác

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem được thiết kế tạo sự liên hoàn, thể hiện từ quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của đất nước.
Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

(LĐTĐ) Đàn ghi ta, từ nhạc cổ điển đến lễ hội hiện đại là hình mẫu văn hóa quyến rũ. Từ nguyên thủy Ai Cập tới Tây Ban Nha, từ cổ điển cho đến điện tử, giáo dục và công nghệ hiện đại đã không ngừng làm mới nhạc cụ này.
3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

(LĐTĐ) Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và tạo xu hướng tiêu dùng cho Gen Z. Ảnh hưởng từ bạn bè và người nổi tiếng cũng là yếu tố then chốt, với thói quen tiêu dùng được hình thành thông qua việc chia sẻ và đồng điệu trong cộng đồng. Từ những yếu tố này, các thương hiệu đã sử dụng chiến lược tiếp thị qua người nổi tiếng để thu hút giới trẻ, tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành thời trang.
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

(LĐTĐ) Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm ấn tượng của VinFuture mùa 4 là gần 15% đối tác đề cử là tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

(LĐTĐ) Giới trẻ hiện đại đang đối mặt với lo âu và áp lực tinh thần do xã hội biến động và áp lực thành công. Xu hướng "chữa lành" hay còn gọi là “healing” thông qua những phương pháp như liệu pháp thiền định, chuyển động tự do, thôi miên, và nghệ thuật trị liệu đã trở thành trào lưu như một cách tự chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin, Deepfake - công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã tạo ra các đoạn video giả mạo, là mối đe dọa lớn với người dùng trên không gian mạng. Gần đây, tội phạm mạng thường xuyên sử dụng các cuộc gọi video Deepfake để mạo danh một cá nhân và vay mượn tiền người thân, bạn bè của họ những khoản tiền lớn.
Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

(LĐTĐ) Sự quan tâm không lời, những vòng tay âm ấp nỗi niềm, là tấm chân tình mà cô gái kia tìm thấy nơi người đàn ông của đời mình. Anh, không chỉ là người yêu mà còn là người bạn, người thầy và là điểm tự vững chắc giữa dòng đời đầy biến động. Mỗi cảm xúc, từ những điều bé nhỏ nhất, đều đượm tình và sâu lắng, khiến cuộc sống của cô trở nên trọn vẹn. Cô ấy tìm thấy hạnh phúc trong vòng tay của một người đàn ông không chỉ là tri kỷ mà còn là tấm gương về sự lo lắng, chăm sóc, và yêu thương không bao giờ phai.
Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

(LĐTĐ) Những ngày này, miền Bắc đang ở thời điểm nắng nóng gay gắt, nhiều người dân tại Nam Định đã tìm đến các bãi biển để “giải nhiệt”. Lượng người đến ngày càng đông khi trùng vào thời điểm ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

(LĐTĐ) Một nhóm học sinh gồm 5 em, chủ yếu sinh năm 2007, đã rủ nhau trốn bố mẹ ra bờ sông Hồng dưới chân cầu Vĩnh Tuy, quận Long Biên, để bơi lội. Do các em thiếu kỹ năng cộng thêm thời tiết nắng gay gắt nên đã khiến 2 em bị đuối nước...
Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, thời tiết nắng nóng tại Hà Nội khiến các không gian vui chơi ngoài trời khá vắng vẻ. Người dân Thủ đô lựa chọn các khu vui chơi trong trung tâm thương mại có điều hòa mát mẻ, hoặc đến Công viên nước Hồ Tây tham gia các trò chơi giải nhiệt với nước...
Xem thêm
Phiên bản di động