Tốc độ sụt lún tại TP.HCM cao gấp 2 lần mực nước biển dâng
Tại hội thảo, Phòng đo đạc, bản đồ và viễn thám thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thông tin, tình trạng sụt lún tại Thành phố diễn biến liên tục từ năm 1990 đến nay, với tốc độ lún tích lũy khoảng 100cm. Tính trung bình, tốc độ lún hiện nay khoảng 2-5cm mỗi năm. Riêng những khu vực tập trung như các công trình thương mại, với tốc độ lún khoảng 7-8cm mỗi năm.
Các kết quả khảo sát và quan trắc, ghi nhận hiện tượng lún trên 10cm trong vòng 10 năm (2005 - 2015) tại các huyện Bình Chánh, phía Nam quận Bình Tân, quận 8, phía Tây quận 7, phía Tây Bắc quận 2 (cũ), phía Đông quận 12, phía Tây Nam quận Thủ Đức (cũ), phía Tây Bắc huyện Nhà Bè, với tổng diện tích 239km2.
Phễu lún có tốc độ cao tại các mốc ở Trung tâm Văn hóa thể dục thể thao quận Bình Tân là 73,3cm/10 năm; mốc tại Khu công nghiệp Tân Tạo là 73,2cm/10 năm và mốc tại Trung tâm y tế Bình Chánh là 44cm/10 năm.
Quang cảnh Hội thảo với chủ đề “Thực trạng vấn đề sụt lún đất và ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế bền vững của TP.HCM”. |
Theo PGS.TS Huỳnh Quyền - Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, tốc độ lún nền đất tại TP.HCM đang cao gấp khoảng 2 lần mực nước biển dâng. Mặt khác, sụt lún đất kết hợp với triều cường và mực nước biển dâng làm cho nguy cơ thành phố ngày càng “chìm dần” và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài của thành phố.
Cũng tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, nền địa chất trên địa bàn có những vùng có tốc độ lún cao trên 10mm/năm là những nơi có nền địa chất yếu, đóng vai trò rất lớn trong việc làm biến dạng mặt đất (lún). Kế đến, tác động của hoạt động giao thông, trong đó có nơi hoạt động giao thông tần suất lớn, tải trọng lớn. Thêm vào đó, tác động do công trình dân dụng (nhà, chung cư, cao ốc,...) gây lún chỉ có tính nhất thời và bề mặt sẽ ổn định, không bị lún hoặc lún rất ít, đều theo thời gian.
Điều đáng nói, tác động do khai thác nước ngầm cũng là nguyên nhân gây sụt lún. Hiện nay, thành phố đã hạn chế tối đa và công suất khai thác nước ngầm cho phép thấp, được kiểm soát, hạn chế tối đa không gây ra hiện tượng sụt giảm mực nước ngầm.
Trong khi đó, theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, từ năm 2022, thành phố triển khai xây dựng 4 điểm mốc độ cao thế kỷ, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Các mốc đặt tại khuôn viên Khu công nghệ phần mềm; khuôn viên Ủy ban nhân dân xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi; khuôn viên Khu văn hóa Láng Le thuộc xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh và Nhà thiếu nhi huyện Cần Giờ.
Việc xây dựng các điểm mốc độ cao thế kỷ (được khoan, chôn sâu tới tầng địa chất ổn định) sẽ giúp đảm bảo phục vụ lâu dài cho công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM, nhất là ứng phó với biến đổi khí hậu, tình trạng triều cường và sụt lún mặt đất đang diễn biến ngày càng phức tạp trên địa bàn.
Sụt lún gây ngập lụt tại TP.HCM. |
Bên cạnh đó, để giảm tình trạng sụt lún trên diện rộng, thành phố cần đồng bộ triển khai các giải pháp như chú trọng đến vấn đề quy hoạch, giảm khai thác nước ngầm... Đồng thời, thành phố cần đầu tư một hệ thống giám sát thường xuyên và dự báo về tình hình sụt lún nền đất trên địa bàn nhằm đưa ra các quyết sách phù hợp với điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, hiện nay, Thành phố rất cần công cụ để kịp thời dự báo, phát hiện sớm tình trạng sụt lún bề mặt đất. Từ đó, giảm thiểu rủi ro của tình trạng này, vốn đang có diễn biến khá phức tạp.
Không những vậy, hiện TP.HCM cũng đang triển khai nhiều giải pháp chống ngập úng do triều cường và mưa lớn. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ cũng bày tỏ lo ngại, khi nhiều khu dân cư mới mọc lên gây tác động, ảnh hưởng đến các đối tượng khu dân cư xung quanh. Trong đó, nhà xây sau có xu hướng xây cao hơn nhà xây trước cũng sẽ khiến nguy cơ sụt lún trở lên khó lường và diễn biến phức tạp. Do đó, thành phố rất cần tham vấn giải pháp để giải quyết tình trạng sụt lún và mong muốn được nhiều chuyên gia, nhà khoa học góp ý, hiến kế giúp Thành phố.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/11: Trời chuyển rét, gió mùa Đông Bắc cấp 2 -3
Môi trường 18/11/2024 06:08
Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
Môi trường 17/11/2024 20:50
Tin bão mới nhất: Siêu bão MAN-YI giật cấp 17 càn quét đảo Lu-Dông, chuẩn bị vào Biển Đông
Môi trường 17/11/2024 07:05