Tình người trong nắng nóng...

(LĐTĐ) Những ngày này, nền nhiệt độ tại Hà Nội tăng cao, có thời điểm lên tới hơn 40 độ C. Nắng nóng khiến cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân, đặc biệt là lao động tự do gặp nhiều vất vả, trở ngại. Đáng mừng là, giữa cái nắng như thiêu, như đốt nhiều nghĩa cử đẹp như điểm tránh nắng, điểm trà đá, nước mát miễn phí… đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng vì tính nhân văn. Hơn hết, những nghĩa cử đã làm sáng nên tình người Hà Nội, biết đùm bọc, sẻ chia và cùng nhau vượt qua gian khó.
Thợ điện và những đêm không ngủ...
Nắng nóng kéo dài, người nông dân gặp khó

Những nghĩa cử đẹp

Trên các con phố của Hà Nội, giữa cái nắng như thiêu đốt của ngày hè, không khó để bắt gặp cảnh lao động từ phụ hồ, xe ôm, công nhân xây dựng, người thu mua phế liệu, bán hàng rong… lặng lẽ lau những giọt mồ hôi, vật lộn mưu sinh. Anh Nguyễn Văn Dương, lái xe ôm tại khu vực đường Giải Phóng chia sẻ, thời tiết nắng nóng nên anh thường phải tranh thủ chạy từ 5 giờ sáng.

5228 104930665 1128991784154199 7672397211656547085 n
Điểm trú, tránh nắng có đủ khăn lạnh, nước, các thiết bị làm mát phục vụ người dân.

Theo anh Dương, ngày nắng nóng khách hạn chế ra ngoài bằng xe ôm nên cánh tài xế phải nhẫn nại chờ khách. “Buổi sáng, mình bám sát mép đường chờ khách nhưng gần trưa cho đến chiều, nắng gắt phải nép vào gốc cây hay mái hiên của các cửa hàng để tránh nóng. Cực lắm nhưng vì mưu sinh nên phải cố gắng” – anh Dương nói.

Những người trực tiếp lao động, sản xuất ngoài trời như anh Dương không phải là hiếm. Sau những phút lao động mệt nhọc, để “hạ nhiệt” họ thường chọn lề đường là nơi nghỉ ngơi. Có mặt tại điểm tránh nắng trên đường Phạm Văn Đồng do Hội Chữ thập Đỏ thành phố Hà Nội lắp đặt dành cho người lao động mới thấy hết được ý nghĩa và sự giúp đỡ cần thiết thời điểm này. Để hỗ trợ người dân, Hà Nội thành lập các điểm tránh nóng miễn phí. Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội đã có những chương trình hỗ trợ thiết thực.

Tại đây, rất đông người lao động tập trung, họ được thoải mái “giải nhiệt” bằng những cốc nước mát đến chiếc khăn lạnh. Hệ thống quạt điều hòa, máy phun sương hoạt động liên tục, giúp nỗi bức bí do nắng nóng được xoa dịu. “Tôi cảm thấy rất vui và vô cùng xúc động khi giữa thời tiết nắng nóng thế này lại có những điểm nghỉ ngơi mát mẻ, được uống nước mát, dùng khăn lạnh miễn phí. Tôi hi vọng, các điểm tránh nắng như thế này sẽ được triển khai thường xuyên, ở nhiều nơi trên địa bàn Thủ đô” – một lao động tự do nghỉ ngơi tại điểm tránh nóng chia sẻ.

Được biết, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội đã tổ chức kích hoạt nhiều điểm tránh, trú nắng cố định miễn phí. Mỗi điểm tránh, trú nắng miễn phí do Hội Chữ thập đỏ Hà Nội lắp đặt đã giúp cho hàng nghìn lượt người phải vất vả mưu sinh ngoài trời có điểm trú ngụ, nghỉ ngơi. Không chỉ được nghỉ ngơi miễn phí, các tình nguyện viên Hội Chữ thập Đỏ tại đây còn tư vấn các biện pháp chống nắng, tổ chức sơ cấp cứu các trường hợp bị say nắng, sốc nhiệt. Tại mùa hè này, dự kiến nhiều phường, quận như Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai… cũng sẽ được triển khai mở các điểm trú, tránh nắng nóng này. Những đối tượng được hỗ trợ là thợ xây dựng, người bán hàng rong, xe ôm gặp nắng nóng và mệt nhọc… Khi đến các điểm này, sẽ được trú, tránh nắng nóng, được nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe.

Nhân rộng những hành động thiết thực

Ngoài điểm trú, tránh nóng như mô hình của Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội, hiện rải khắp Hà Nội là không ít tấm lòng thiện nguyện thầm lặng. Những bình trà đá, nước mát miễn phí là hành động thiết thực, là biểu trưng của sự sẻ chia, đùm bọc của người dân Thủ đô. Những bình nước, cây nước miễn phí là “món quà quý giá” đối với mọi người, đặc biệt là những người lao động phải mưu sinh, làm việc dưới cái nắng gay gắt ở Hà Nội, góp phần gắn kết tình người, đồng thời xoa dịu phần nào sự oi bức, ngột ngạt trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

5233 106357521 573349670271217 5741665791965794387 n

Theo ghi nhận, nhiều cây nước miễn phí xuất hiện khá sớm ở các địa điểm như phố Chùa Láng, phố Thái Hà và phố Bà Triệu. Ở trên phố Phan Huy Ích (quận Ba Đình) thùng nước vối đá miễn phí cũng là điểm đến quen thuộc của khá nhiều người lao động. Mới đây nhất, tại đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), bình trà chanh miễn phí của anh Nguyễn Việt Anh dù mới xuất hiện gần 1 tuần nhưng nơi đây trở thành điểm dừng chân nghỉ ngơi quen thuộc của nhiều xe ôm công nghệ và người lao động tự do.

Nhắc đến quán trà chanh miễn phí, anh Nguyễn Việt Anh cho biết, do những ngày gần đây thời tiết Hà Nội vô cùng khắc nhiệt, chứng kiến cảnh các anh em tài xế và người lao động đi ngoài đường nắng nôi vất vả nên cá nhân anh đã lên kế hoạch thực hiện “quán trà chanh miễn phí”. Hằng ngày cứ vào khoảng 9 giờ sáng anh lại mang bình nước mát, khăn lạnh, cốc, ghế nhựa... ra góc đường Nguyễn Trãi, đặt gọn gàng ở góc vỉa hè cho người đi đường sử dụng tự nhiên.

Người xưa vẫn thường bảo, có đi qua hoạn nạn mới thấu được lòng nhau. Hơn bao giờ hết, trong hoạn nạn, tình người mới là thứ mà chúng ta cần và cần phát huy. Là đất kinh kỳ, là Thủ đô nên trong hơn ngàn năm lịch sử của mình, Thăng Long - Hà Nội luôn là nơi hội tụ cư dân khắp các vùng miền. Người Thăng Long - Hà Nội luôn có ý thức cưu mang, đùm bọc lẫn nhau cùng làm ăn, sinh sống trong một cộng đồng đoàn kết, chặt chẽ. Truyền thống tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” từ đó hình thành và tồn tại suốt chiều dài lịch sử cho đến nay. Những người có điều kiện luôn sẻ chia, giúp đỡ những người nghèo khó, nhiều người dù chưa khá giả cũng sẵn lòng chia sẻ với những người nghèo khó hơn mình. Mảnh đất làm nên con người. Nghĩa cử đẹp của người Hà Nội, tấm lòng tương thân tương ái luôn là cái “chất” bất biến, hun đúc và làm nên những người Hà Nội thanh lịch, hào hoa.

Theo quan sát, dù mới đi vào hoạt động nhưng hàng nước miễn phí này khá “đắt khách”. Chỉ trong vòng một buổi sáng bình nước 30l đã được người đi đường uống hết. Anh Nguyễn Việt Anh dự định, những ngày tới sẽ tăng thêm số lượng bình nước hoặc đặt thêm các tủ quầy bánh mì để người lao động nghèo khi đi qua đây trong những ngày nắng nóng có sẵn đồ ăn và nước mát để uống.

Dừng chân nghỉ ngơi uống nước tại quán trà chanh, bà Đặng Thị Nga (68 tuổi) thường xuyên đi thu mua bìa cát tông, giấy vụn quanh khu vực đường Nguyễn Trãi cho hay: “Giữa trưa nắng nóng, được uống cốc trà chanh, dùng chiếc khăn lạnh lau mặt khiến tôi có cảm giác vơi đi được nửa phần mệt nhọc. Tôi thấy bình trà miễn phí này giúp ích rất nhiều cho những người hay phải làm việc ngoài trời như tôi. Mong là sẽ có thêm nhiều bình nước miễn phí không chỉ ở con đường này mà còn ở trên những con đường khác nữa”.

Rõ ràng, trước những bề bộn của cuộc sống đôi khi khiến người ta nghĩ rằng cái “chất” Hà Nội mất đi. Nhưng sự thật không phải thế. Có chăng “chất” Hà Nội chỉ biến đổi và thể hiện theo các phương cách khác nhau. Đôi chút chú tâm, ta vẫn có thể bắt gặp ngay ở những con người bình dị những góc tâm hồn “rất Hà Nội” như thuở nào. Tương thân tương ái là một trong những phẩm chất như vậy. Những điểm tránh nắng, điểm trà đá, nước mát miễn phí… dù nhỏ bé nhưng là hành động đẹp, mang ý nghĩa lớn. Đó là những điều tử tế. Đó là những tấm lòng thể hiện tình dân tộc, tình đồng bào của người Việt “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động