Tìm về ngôi chùa Linh Ứng ở Hà Nội
![]() | Khám phá ngôi chùa không hòm công đức |
![]() | Chưa nhận được thông tin nào về việc phía Anh hỗ trợ kinh phí |
Lịch sử còn ghi lại rằng, Linh Ứng Tự được xây từ hồi thế kỷ 19 và tôn tạo vào đầu thế kỷ 20. Đến năm 1951 lại có đợt đại trùng tu, xây thêm tòa Tam bảo với kiểu mái chồng diêm.
Tháng 12/1972, chùa bị máy bay Mỹ ném bom hủy hoại nặng nề nhưng mấy tháng sau đã được sửa chữa lớn. Đến năm 1990 chùa tiếp tục được tôn tạo Phật điện và lát nền nhà Mẫu, nhà Tổ.
![]() |
Chùa Linh Ứng đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. (Ảnh: K.T) |
Tại chùa Linh Ứng, ngoài Phật điện còn có ban thờ đức thánh Trần, tức Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Trong nhà thờ Mẫu bày tượng Tam tòa thánh Mẫu và các vị Hoàng Bảy, Hoàng Mười. Ngày 21/06/1993 chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Được biết, trước kia, Linh Ứng Tự từng bị các hộ dân xung quanh lấn chiếm một phần đất. Thậm chí hai cổng bên của Tam quan còn biến thành tiệm cắt tóc và sửa chữa xe máy.
Năm 2016 chùa được thu hồi diện tích khuôn viên cũ và đại trùng tu với nhiều thay đổi mới. Các toà nhà đều xây tường hồi bít đốc với cửa bức bàn, nhìn chung ngôi chùa vẫn giữ kiểu dáng theo phong cách kiến trúc thời Nguyễn.
Tam quan hiện nay mở về hướng Nam, gồm 3 cổng vòm, trên là gác chuông xây 2 tầng 8 mái, bên phải có cổng phụ. Sau cổng phụ là nhà thờ Mẫu 5 gian, nhìn sang hông Tam bảo.
Tiền đường rộng 3 gian 2 dĩ, xây kiểu mái chồng diêm, kết nối với thượng điện theo hình chuôi vồ. Cách lưng Tam bảo một khoảng sân hẹp là hậu đường thờ Tổ, cũng 3 gian 2 dĩ nhưng thấp và nhỏ hơn.
Ngoài các bức cửa võng và các bộ tượng Phật khá đẹp như Cửu Long và Di Đà Tam Tôn, hiện chùa Linh Ứng còn lưu giữ được hai pho tượng cổ mang niên đại thế kỷ 19, 20.
Đặc biệt bức tượng đức thánh Trần đội mũ bình thiên, mặc áo long bào, ngồi trên ngai sơn son thếp vàng với các đầu rồng được chạm bong rất tinh xảo theo phong cách nghệ thuật thế kỷ 19.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tôi yêu Hà Nội 14/04/2025 20:56

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền
Tôi yêu Hà Nội 07/03/2025 18:04

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện
Tôi yêu Hà Nội 28/02/2025 17:07

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 20/02/2025 20:10

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng
Tôi yêu Hà Nội 18/02/2025 21:41

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ
Tôi yêu Hà Nội 11/02/2025 09:53

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30