Khám phá ngôi chùa không hòm công đức
Chùa Phùng Khoang được gắn biển địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến | |
Chùa Đồng Quang – Công trình kiến trúc tâm linh ở Thủ đô |
Nằm ở lưng chừng núi Tiêu, có nhiều cây cổ thụ bao quanh, chùa Tiêu Sơn càng cổ kính. Bao quanh núi về phía trước chùa có dòng sông Tiêu Tương nổi tiếng đã đi vào thơ ca Việt Nam với mối thiên tình sử giữa chàng Trương Chi và Mỵ Nương.
Chùa Tiêu Sơn |
Chùa Tiêu còn bảo lưu nhiều tài liệu cổ vật và những truyền thuyết, giai thoại phản ánh sống động về sự tích lai lịch, công trạng của Lý Công Uẩn, Quốc sư Lý Vạn Hạnh đã có công nuôi dưỡng giáo dục Lý Công Uẩn từ thơ ấu cho tới lớn khôn trưởng thành, sau trở thành bậc Minh Vương khai lập nền văn minh Đại Việt. Nhớ công ơn Vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra Thăng Long, Hà Nội, tại chùa hiện nay còn lưu giữ bản Chiếu dời đô.
Chị Nguyễn Thị Thúy, Thuyết minh viên tại Khu di tích chùa Tiêu Sơn kể lại: Theo sử sách cổ và truyền kể từ dân gian, chùa Tiêu Sơn đã có từ rất lâu đời. Đến thời nhà Lý, Bắc Ninh trở thành một trung tâm Phật giáo Kinh Bắc và chùa được nhà sư (Quốc sư) Lý Vạn Hạnh chủ trì.
Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí đều có ghi chép về chùa Tiêu và truyền thuyết về Lý Công Uẩn, như sau: “Thái tổ họ Nguyễn (Lý). Người châu Cổ Pháp Lộ Bắc Giang. Mẹ là Phạm Thị, ngày 12 tháng 2 năm thứ 5 niên hiệu Thái Bình (974) sinh ra vua. Vua khi bé đã thông minh, khí độ, rộng rãi, du học ở chùa Lục Tổ, sư Vạn Hạnh trông thấy lấy làm lạ nói rằng: Đây là người phi thường sau này lớn lên tất có thể cứu nước, yên dân làm bậc minh chủ thiên hạ”.
Vừa dẫn chúng tôi đi vãn cảnh chùa, chị Nguyễn Thị Thúy vừa say mê kể: Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Sông Tiêu Lương cũ ở địa giới phủ Từ Sơn, phát nguyên từ cái đầm lớn xã Phù Lưu huyện Đông Ngàn, chảy từ phía tây sang đông bắc qua xã Tiêu Sơn huyện Yên Phong, chuyển sang địa phận hai huyện Tiên Du và Quế Dương vào sông Thiên Đức (sông Đuống)”.
Sách Địa chí Hà Bắc ghi rằng: “Sông Tiêu Tương, ở địa giới huyện Tiên Sơn phát nguyên từ hồ Lãng Bạc chảy từ phía tây sang đông bắc qua xã Tương Giang, Vân Tương, qua các làng quan họ nổi tiếng như Lim, Bưởi, Ó, Se, Bò... rồi chảy vào sông Cầu”. Người dân trong xã Từ Sơn, huyện Tiên Du chỉ biết rằng: Dòng sông Tiêu Tương ngày nay còn lại chỉ một đoạn ngắn nhìn như một chiếc hồ chạy quanh chân núi Tiêu phía trước cửa chùa Tiêu. Nhưng với họ vẫn truyền miệng về một mối tình đẹp đẽ của chàng Trương Chi với nàng Mỵ Nương con quan Thừa tướng.
Câu chuyện cổ đi từ truyền thuyết qua thơ văn, âm nhạc và đi vào đời sống của người dân đậm nét văn hóa. Chuyện kể về một chàng đánh cá nghèo tên là Trương Chi sống trong một chiếc thuyền chài nhỏ trên sông Tiêu Tương. Ngày ngày, chàng vừa thả lưới, vừa cất lời ca, tiếng hát. Tiếng hát của chàng vọng đến lầu của nàng Mỵ Nương con quan Thừa tướng. Nghe tiếng hát Mỵ Nương đem lòng yêu chàng Trương Chi say đắm…
Thêm một bí ẩn mà có lẽ chỉ có người đến chùa tận mắt xem mới thực sự tin đó là thật. Năm 2014 chùa được chính quyền địa phương khai quật pho tượng táng gần 300 tuổi trước tòa Tam Bảo. Đây là nhục thân trong ngôi tháp là Hòa thượng Như Trí, người viên tịch nhưng vẫn còn giữ nguyên hình thể. Hòa thượng Như Trí là người có công trùng san và in nhiều bộ sách Phật học, nổi tiếng là cuốn sách cổ “Thiền uyển tập anh”. Nó ghi lại các tông phái Thiền học và sự tích các vị thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý, Trần, có giá trị cả về mặt văn học, triết học và văn hóa dân gian. Ngày nay, tượng Hòa thượng Như Trí vẫn được đặt thờ tại chùa Tiêu.
Không chỉ nổi tiếng với mối tình đẹp đẽ đầy chất thơ văn, mà theo một số nghiên cứu thì mặc dù sông Tiêu Tương đã bị bồi lắng, có đoạn thành đường, thành ruộng, nhưng trong sử sách nó đã nối các vùng văn hóa kinh Bắc suốt những thời kỳ dựng nước và giữ nước của người Việt, từ khi An Dương Vương xây dựng quốc gia Âu Lạc cho đến khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng và lên ngôi đóng quân ở Cổ Loa năm 938.
Một số nghiên cứu cho biết: Sông Tiêu Tương bắt nguồn từ một nhánh sông Hồng đi qua Cổ Loa, Dục Tú, Phù Lưu, Dương Lôi, Tam Sơn, Tương Giang, Lim, Xuân Ổ,... tạo nên một hệ thống giao thông thuỷ có vai trò đặc biệt quan trọng giao thương hàng hóa kinh tế khu vực phía Bắc và truyền bá văn hoá từ trung tâm Cổ Loa tới các khu vực dân cư nằm ven hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, hình thành những vùng văn hóa đặc trưng riêng có với các làn điệu cổ.
Dọc theo chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta có rất nhiều địa danh nổi tiếng trong lịch sử gắn với Hoàng Giang. An Dương Vương, triều vua khai sáng của người Việt từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đã lợi dụng dòng Hoàng Giang tạo nên các đoạn hào tự nhiên để bảo vệ thành Cổ Loa. Ngày nay, ngay bên nhánh của sông Hoàng Giang là sông Đuống người ta đã tìm thấy phát tích của Vua Hùng là Kinh Dương Vương (ông nội của Lạc Long Quân).
Lối lên chùa Tiêu Sơn |
Người dân ở đây cho rằng: Sông Tiêu Tương dường như đã gắn liền với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Kinh Dương Vương và chùa Tiêu cùng nằm bên cạch sông Đuống. Đứng ở bên này di tích Kinh Dương Vương nhìn sang bên kia sông Đuống là chùa Tiêu. Để nối 2 điểm di tích danh thắng này, tỉnh Bắc Ninh vừa khởi công xây dựng cây cầu nối 2 bờ sông Đuống.Tìm hiểu về dòng sông Tiêu Tương và khu di tích chùa Tiêu ai đến một lần sẽ muốn đến nữa để biết thêm về một vùng đất cổ còn nhiều bí ẩn, với bao truyền thuyết gắn với lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Vãn cảnh chùa Tiêu Sơn, điều gây ấn tượng đối với du khách thập phương đó là ở chùa không có hòm công đức. Mỗi gian thờ có 1 người ngồi nhìn khách đến chiêm bái. Có nhiều người đã biết đến thủ tục không đặt tiền lễ, nhưng cũng có nhiều người chưa biết. Người ngồi nhìn khách chiêm bái trong chùa chỉ để ý xem người đó đặt bao nhiêu lễ trên ban, sau khi người đó ra khỏi gian thờ thì có trách nhiệm cầm gửi lại tiền lễ, hoặc chuyển cho nhà sư trụ để làm công đức ở những trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.
Sư cụ Đàm Chính trụ trì tại đây cho biết: Nhà chùa chỉ nhận tiền công đức khi đang xây dựng cơ sở vật chất cho chùa. Khi xây dựng xong thì nhà chùa không nhận bất kỳ tiền công đức của ai. Vì khi nhận phải trông coi, không trông coi được sẽ bị đánh cắp. Khi nào nhà chùa xây dựng, cải tạo gì sẽ lại kêu gọi người dân công đức.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46
Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024
Du lịch 30/10/2024 18:42
Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch
Du lịch 29/10/2024 20:38
Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024
Du lịch 24/10/2024 21:22
Hơn 2.000 du khách quốc tế đến Khánh Hòa bằng du thuyền
Du lịch 23/10/2024 11:22
Kích cầu du lịch “Nha Trang - Khánh Hòa, đến để yêu”
Du lịch 14/10/2024 13:04
Thiết kế “tour sáng tạo” thăm các công trình lịch sử tinh hoa của Hà Nội
Du lịch 11/10/2024 13:39
Hôm nay 10/10, xe buýt 2 tầng phục vụ miễn phí du khách tham quan Hà Nội
Du lịch 10/10/2024 10:47
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 khép lại thành công rực rỡ
Du lịch 06/10/2024 22:46
Du lịch Khánh Hòa phấn đấu đạt hơn 10 triệu lượt khách trong năm 2024
Du lịch 05/10/2024 06:37