Khai thác tiềm năng, thế mạnh nghề thủ công

(LĐTĐ) Là một phần kiến tạo nên vẻ đẹp văn hóa của Hà Nội, các khu phố nghề nằm trong “36 phố phường” trải qua nhiều biến của lịch sử, mang theo dấu ấn của các ngành nghề thủ công, trường tồn cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận rằng, phố nghề đã có những thay đổi đáng kể. Vậy làm thế nào phát huy những thay đổi tích cực, hạn chế tiêu cực để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nghề thủ công Hà Nội?
Tăng lợi ích kinh tế từ khai thác tiềm năng nghề truyền thống Tìm hướng đi mới cho nghề kim hoàn nơi phố cổ Hà Nội

Khó khăn phố nghề

Phường Hàng Bạc thuộc quận Hoàn Kiếm nằm ở phía Nam khu Phố cổ Hà Nội, tiếp giáp với hồ Hoàn Kiếm, nổi tiếng với các ngành nghề truyền thống như hàng thủ công mỹ nghệ, may áo dài truyền thống, đồ lưu niệm và y học cổ truyền dân tộc, và đặc biệt là nghề kim hoàn. Hiện nay, tại phố Hàng Bạc, người buôn bán và thợ thủ công tâm huyết vẫn duy trì phố nghề, hoạt động mua bán, trao đổi vàng bạc, trang sức vẫn đang diễn ra hàng ngày hết sức sôi động.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh nghề thủ công
Ảnh minh họa.

Ông Vũ Mạnh Hải - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn thành phố Hà Nội cho biết, điều này không chỉ đem lại giá trị kinh tế mà còn đem lại giá trị văn hóa khi thông qua du lịch lan tỏa được những nét đặc trưng truyền thống của làng nghề Thủ đô. Tuy nhiên, trên thực tế, người thợ kim hoàn ngày nay còn gặp nhiều khó khăn, công sức làm nghề chưa được trả thù lao thỏa đáng, chưa khuyến khích được thế hệ kế cận tiếp tục theo nghề và nối nghiệp.

Còn ở phường Hàng Gai - một trong 10 phường thuộc Phố cổ, những ngành nghề truyền thống thủ công lâu đời vẫn còn gìn giữ như hàng tơ, lụa, thêu, may quần áo lễ hội, gò, hàn tôn thiếc, gương kính… Trong đó có những ngành nghề truyền thống thủ công phát triển thịnh vượng. Nghề thủ công truyền thống lâu đời ở Hàng Gai vẫn còn được một số ít người dân tiếp tục gìn giữ, phát triển, trung thành với phương thức “vừa làm sản phẩm vừa kinh doanh” tuy không còn tấp nập như xa xưa. Mặt khác, một số hộ dân kinh doanh đã chuyển đổi, mở rộng, thay thế dần mặt hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đa số các cửa hàng đều là giới thiệu giao dịch buôn bán sản phẩm phục vụ thị trường người tiêu dùng nội địa, chứ không còn vừa sản xuất, vừa kinh doanh như trước.

Theo ông Nguyễn Mạnh Linh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hàng Gai, có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân như: Đất chật người đông, nảy sinh các vấn đề liên quan đến trật tự đô thị. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng cũng thay đổi, như vật dụng gia đình làm từ tôn sắt thay bằng đồ nhựa; thêu tay chuyển sang thêu máy công nghiệp… Đồng thời, kinh tế thị trường mở cửa cho những sản phẩm truyền thống đã được nhiều nơi khác kinh doanh có điều kiện thâm nhập vào phường Hàng Gai.

Cùng tồn tại trong “36 phố phường”, bên cạnh Hàng Gai, Hàng Bạc, thì Hàng Mã mặc dù vẫn là nơi buôn bán các sản phẩm vàng mã, đèn Trung thu… nhưng văn hóa sản xuất của một thời nay không còn nhiều. Sở dĩ hiện nay, các mặt hàng thủ công truyền thống không được làm trực tiếp tại cửa hàng bởi hai lý do chính: Thiếu mặt bằng sản xuất và thiếu độ chuyên nghiệp của nghề. Bên cạnh đó, hiện nay đội ngũ lao động ở phố Hàng Mã tương đối trẻ, nên không chuyên nghiệp trong sản xuất. Chính vì vậy mà ở phố Hàng Mã hiện nay, kỹ thuật sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống gần như không còn.

Để nghề thủ công có chỗ đứng nơi đô thị

Ông Phạm Tuấn Long - Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm cho biết: “Chiến lược Phát triển các ngành Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bao quát 12 lĩnh vực như: Nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, du lịch, văn hóa... và gồm cả thủ công mỹ nghệ vốn là thành tố quan trọng của văn hóa, là nền tảng cho đổi mới, phát triển các ngành thiết kế sáng tạo và du lịch văn hóa.

Về phía thành phố Hà Nội, Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/2/2022 của Thành ủy khóa XVII về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã coi phát triển ngành thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống trở thành ngành “công nghiệp sáng tạo” có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Các chuyên gia đánh giá, nghề thủ công truyền thống Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để kỳ vọng là một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa khác phát triển”.

Trong nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã thực hiện tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các giá trị của nghề thủ công truyền thống dưới góc độ tài nguyên du lịch, văn hóa kết hợp mua sắm cho du khách trong và ngoài nước…

Bên cạnh đó kết hợp với đa dạng hình thức tổ chức các tour du lịch kết nối trên cơ sở hạt nhân là các di tích lịch sử văn hóa. Khuyến khích sự tham gia và kết nối của các làng nghề, phố nghề, giữa các nghệ nhân và thợ thủ công, giữa các tổ chức, các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm thủ công truyền thống phục vụ du lịch, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Hoàn Kiếm.

Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị, khôi phục hoạt động của các phố nghề, phố chuyên doanh trong khu Phố cổ Hà Nội (phố hàng), thúc đẩy tiềm năng của làng nghề truyền thống trong và xung quanh Hà Nội vẫn còn là một hành trình dài cần sự chung tay của chính quyền, xã hội và ngay chính những nghệ nhân phố nghề.

Bảo Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ba Vì: Kết nối hơn 2.200 chỉ tiêu việc làm, học nghề cho lao động địa phương

Ba Vì: Kết nối hơn 2.200 chỉ tiêu việc làm, học nghề cho lao động địa phương

(LĐTĐ) Ngày 23/9, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Ba Vì lần thứ II trong năm 2023 đã diễn ra tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện, với sự tham gia của 30 đơn vị, doanh nghiệp, tuyển sinh, tuyển dụng 2.235 chỉ tiêu.
Học sinh Hà Nội thực hành kỹ năng chữa cháy và thoát hiểm

Học sinh Hà Nội thực hành kỹ năng chữa cháy và thoát hiểm

(LĐTĐ) Những ngày gần đây, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức tuyên truyền, thực hành kỹ năng phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm nếu xảy ra hỏa hoạn.
Việt Nam ưu tiên phát triển các vắc xin mới phòng ngừa bệnh lao

Việt Nam ưu tiên phát triển các vắc xin mới phòng ngừa bệnh lao

(LĐTĐ) Việt Nam ưu tiên phát triển các vắc xin mới phòng ngừa bệnh lao và hiện nay là 1 trong 7 quốc gia tích cực tham gia vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vắc xin lao M72.
Ấn tượng Liên hoan văn nghệ lần thứ 6 Công đoàn Cơ quan UBND huyện Thanh Trì

Ấn tượng Liên hoan văn nghệ lần thứ 6 Công đoàn Cơ quan UBND huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Ngày 23/9, Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Trì tổ chức Liên hoan văn nghệ lần thứ 6 năm 2023, chào mừng 69 năm giải phóng huyện Thanh Trì (6/10/1954 - 6/10/2023) và 69 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023).
Chú trọng chăm lo sức khỏe cho người lao động

Chú trọng chăm lo sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) Ngày 23/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh đã tổ chức cho 100 công nhân lao động trên địa bàn huyện khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh.
Bánh trung thu nhiều mẫu mã đẹp vẫn vắng khách mua

Bánh trung thu nhiều mẫu mã đẹp vẫn vắng khách mua

(LĐTĐ) Tết Trung thu đã cận kề, nhiều quầy bánh tuy được trang hoàng rực rỡ, bắt mắt nhưng vẫn không thể hút khách mua. Nhiều chủ cửa hàng tỏ ra ngao ngán khi được hỏi về doanh thu.
Sôi nổi Vòng sơ khảo cuộc thi “Giọng hát hay mở rộng quận Long Biên” năm 2023

Sôi nổi Vòng sơ khảo cuộc thi “Giọng hát hay mở rộng quận Long Biên” năm 2023

(LĐTĐ) Chiều nay (23/9), tại Trung tâm Thương mại Savico Megamall Long Biên đã diễn ra Vòng sơ khảo cuộc thi “Giọng hát hay mở rộng quận Long Biên” năm 2023.

Tin khác

Gia Lâm: Công tác quản lý trật tự đô thị được tăng cường

Gia Lâm: Công tác quản lý trật tự đô thị được tăng cường

(LĐTĐ) Đến nay, công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn huyện Gia Lâm đã được tăng cường thực hiện. Các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát địa bàn, kịp thời phát hiện xử lý các trường hợp vi phạm. Công tác phối hợp thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành việc lập lại trật tự đô thị trên địa bàn huyện đạt kết quả khả quan.
Xây dựng và nhân rộng các mô hình “dân vận khéo” trên các lĩnh vực

Xây dựng và nhân rộng các mô hình “dân vận khéo” trên các lĩnh vực

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Thanh Xuân Nguyễn Minh Tiến đề nghị nhân rộng các mô hình “dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung vào các nội dung có liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh và các nhiệm vụ trọng tâm của quận, gắn với thực hiện những việc mới, việc khó.
Nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân

Nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và tinh thần chủ động trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; góp phần rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, để người dân có cách nhìn tích cực hơn vào công tác cải cách hành chính, các địa phương trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều nội dung nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân...
Hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2023

Hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2023

(LĐTĐ) Sáng 21/9, quận Tây Hồ tổ chức hội nghị thông tin báo chí về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 9 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2023.
Đại hội đại biểu Hội Nông dân thành phố Hà Nội lần thứ X thành công tốt đẹp

Đại hội đại biểu Hội Nông dân thành phố Hà Nội lần thứ X thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Sáng nay (21/9) Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc ngày làm việc thứ hai Đại hội đại biểu Hội Nông dân thành phố Hà Nội lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Cử tri kiến nghị đẩy mạnh tiến độ các dự án "treo" trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

Cử tri kiến nghị đẩy mạnh tiến độ các dự án "treo" trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội (đơn vị bầu cử số 5) đã tiếp xúc cử tri quận Bắc Từ Liêm trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, cử tri quận Bắc Từ Liêm đã phát biểu, đóng góp, kiến nghị nhiều ý kiến về các lĩnh vực: Quy hoạch; cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Rộng mở tiềm năng và cơ hội phát triển

Rộng mở tiềm năng và cơ hội phát triển

(LĐTĐ) Những năm qua, thành phố Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước với số sản phẩm được công nhận OCOP. Theo đánh giá, Chương trình OCOP sẽ là “cú hích” làm đổi mới tư duy sản xuất, tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển khu vực nông thôn.
Hà Nội: Bồi dưỡng nghiệp vụ cho 200 cán bộ Mặt trận các cấp

Hà Nội: Bồi dưỡng nghiệp vụ cho 200 cán bộ Mặt trận các cấp

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp với Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ MTTQ Việt Nam các cấp năm 2023. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương tới dự, phát biểu khai mạc.
Bầu 39 đồng chí vào Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2023 - 2028

Bầu 39 đồng chí vào Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2023 - 2028

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên thứ nhất Đại hội đại biểu Hội Nông dân thành phố Hà Nội lần thứ X (nhiệm kỳ 2023 - 2028).
Đoàn đại biểu Hội Nông dân Thành phố vào Lăng viếng Bác trước thềm Đại hội lần thứ X

Đoàn đại biểu Hội Nông dân Thành phố vào Lăng viếng Bác trước thềm Đại hội lần thứ X

(LĐTĐ) Trước thềm Đại hội đại biểu Hội Nông dân thành phố Hà Nội lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028, ngày 19/9, đoàn đại biểu Nông dân Thành phố do bà Phạm Hải Hoa, Chủ tịch Hội làm Trưởng đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hương tại nhà H67 và Hoàng thành Thăng Long.
Xem thêm
Phiên bản di động