Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chăm lo
Từng bước khôi phục sản xuất
Sau khi có Chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới, một số hoạt động sản xuất và dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội được mở cửa trở lại sau khoảng 2 tháng thực hiện giãn cách xã hội. Đây cũng là lúc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xây dựng phương án khôi phục sản xuất kinh doanh, sẵn sàng tâm thế phát triển trong bối cảnh dịch bệnh đã dần được kiểm soát. Nhiều nhà xưởng bắt đầu mở cửa hoạt động trở lại, lực lượng lao động tại các doanh nghiệp cũng được huy động tăng dần lên.
Từ đầu tháng 9, Công ty CP Toàn Lực thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã bắt đầu thông báo cho nhân viên quay trở lại làm việc. Là doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm linh kiện máy móc xuất khẩu, trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, Công ty CP Toàn Lực không tránh khỏi tác động mạnh mẽ. Trước đó, Công ty đã cho phần lớn công nhân lao động sản xuất tại bộ phận hàng hóa không thiết yếu phải tạm ngừng việc ở nhà, một số công nhân ở lại nhà xưởng thực hiện “3 tại chỗ”.
Nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã từng bước khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh. |
“Hiện nay Công ty có khoảng 80% lao động đã quay trở lại làm việc, tâm lý ai cũng vui mừng. Với số lao động còn lại của Công ty dự kiến sẽ tiếp tục công việc trong tháng 10. Nguyên nhân lao động chưa quay trở lại làm việc 100% là do Công ty vẫn đang trong quá trình phục hồi, lượng công việc vẫn chưa ổn định như khi chưa có dịch. Do đó, dây chuyền nào cần người sẽ ưu tiên gọi lao động đi làm trước”, ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Toàn Lực cho biết.
Ông Nguyễn Văn Dương cũng cho biết thêm, để có thể duy trì sản xuất như hiện nay, Công ty đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời từ chính quyền địa phương, từ tổ chức Công đoàn thông qua sự hướng dẫn cụ thể về các biện pháp phòng, chống dịch cũng như thực hiện mô hình “vùng xanh doanh nghiệp”.
Do đó, để sản xuất được an toàn khi mở rộng hoạt động trở lại, Công đoàn Công ty đã tuyên truyền rộng rãi đến công nhân lao động thực hiện tốt nguyên tắc 5K trong quá trình sản xuất. Đồng thời, động viên người lao động thích nghi với điều kiện nghỉ, làm việc tại chỗ, thay đổi thói quen sinh hoạt... bếp ăn cũng được Công ty sắp xếp lại để đảm bảo giãn cách.
Cũng từng bước khôi phục và đẩy mạnh sản xuất sau khi Thành phố kết thúc giãn cách xã hội, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hoa San (thuộc LĐLĐ quận Hoàn Kiếm) đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng mới của khách hàng, các chuỗi cung ứng được nối lại. Từ chỗ nhà máy phải tạm dừng hoạt động vì không thể đáp ứng yêu cầu “3 tại chỗ”, đến nay số lao động trở lại làm việc đã tăng lên 100%.
Bà Trương Thị Cảnh Hà, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hoa San chia sẻ, hiện tại, Công ty có 2 khu vực làm việc gồm Trung tâm giao dịch khách hàng nằm tại số 369 phố Hồng Hà (quận Hoàn Kiếm) và nhà máy của Công ty đặt tại Khu công nghiệp Phú Thị (huyện Gia Lâm). “Thời gian qua, Công ty đã đưa ra nhiều phương án phát triển để không rơi vào thế bị động, chuẩn bị sẵn tâm thế để có thể bắt nhịp ngay sau khi hết giãn cách. Toàn bộ người lao động của Công ty đã đi làm nhưng hiện tại đang chia thành các ca, mỗi ca duy trì 50% quân số. Mặc dù chưa thể đều việc như trước đây nhưng Công ty cố gắng để ai cũng có việc làm, có thu nhập”, bà Hà cho hay.
Tiếp tục nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn
Theo báo cáo của LĐLĐ thành phố Hà Nội, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và thực hiện giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đã phải dừng hoạt động, sản xuất cầm chừng. Để đảm bảo công tác an toàn phòng dịch theo quy định “3 tại chỗ”, “một cung đường,hai điểm đến”, một số doanh nghiệp đã phải sắp xếp lại phương án sản xuất, phương án lao động (chỉ sử dụng 1/2, 1/3 số lượng lao động), một số doanh nghiệp không đủ điều kiện để sản xuất phải tạm dừng hoạt động...Dẫn đến 80.996 người lao động mất hoặc thiếu việc làm, thu nhập giảm sút, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, tinh thần.
Đặc biệt với công nhân đang thuê trọ trong các khu nhà trọ, người lao động trong các doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, người lao động trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ, vận tải, cơ sở giáo dục ngoài công lập... Từ những khó khăn đó, đến nay, việc nhiều đơn vị, doanh nghiệp phục hồi sản xuất là điều hết sức đáng mừng. Doanh nghiệp trở lại guồng quay mới, công nhân lao động có việc làm thì có thu nhập trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, trên thực tế, cuộc sống của người lao động vẫn còn không ít khó khăn.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 LĐLĐ Thành phố, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường cũng nhận định: “Dịch Covid-19 kéo dài suốt nhiều tháng khiến không ít đoàn viên, người lao động chật vật. Trước đây, nhiều công nhân lao động làm chỉ đủ ăn, dịch bệnh đã bào mòn dự trữ, tích lũy của họ khi không có thu nhập. Vì thế ít nhất khoảng 2-3 tuần sau khi quay trở lại làm việc, mặc dù phục hồi lao động nhưng chưa chắc người lao động đã ổn định cuộc sống ngay được”.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường nhấn mạnh, trong giai đoạn chuyển tiếp giữa giãn cách xã hội với giai đoạn khôi phục sản xuất, bình thường mới, vấn đề cần hết sức quan tâm là quan hệ lao động và an sinh xã hội cho đoàn viên, người lao động. Do đó, các cấp Công đoàn Thủ đô, đặc biệt là các công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp phải nâng cao vai trò của mình, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn. Đồng thời tiếp tục phát huy vai trò giám sát, bảo vệ “vùng xanh doanh nghiệp” và đồng hành với doanh nghiệp khôi phục sản xuất, giữ vững an sinh xã hội.
“Hiện nay điều khó khăn nhất với các doanh nghiệp có lẽ là số lượng khách hàng chưa được như trước đây nên chưa thể đảm bảo được việc làm cho 100% người lao động. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng Công ty tôi đã xây dựng kế hoạch, trả lương cho công nhân đã làm việc từ đầu tháng. Còn với lao động đang tiếp tục nghỉ thì Công ty chỉ trả hỗ trợ 2 triệu đồng, cùng với 1 yến gạo, mì tôm, trứng… đủ để người lao động sinh hoạt trong 1 tháng trước mắt.
Dưới sự chỉ đạo của Công đoàn cấp trên thì Công đoàn Công ty cùng với Ban lãnh đạo Công ty sẽ tiếp tục nỗ lực để không người lao động nào phải gặp khó, ổn định quan hệ lao động, từng bước đưa hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định”, ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Toàn Lực chia sẻ./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50