Tiếp sức học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi

(LĐTĐ) Những năm qua, phong trào khuyến học, khuyến tài trên địa bàn thành phố Hà Nội đã nhận được sự tham gia hưởng ứng đông đảo của các cấp, ngành, địa phương… Những việc làm thiết thực, ý nghĩa từ phong trào đã góp phần khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, đồng thời giúp sức học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi.
Chia sẻ giải pháp khuyến khích học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11

Những khó khăn, thách thức

Học tập là quyền cơ bản và là chìa khóa để mở ra cánh cửa tương lai cho mỗi cá nhân và cả xã hội. Tuy nhiên, không phải tất cả học sinh, sinh viên đều có điều kiện thuận lợi để học tập và phát triển.

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng) cho biết, có 3 loại khó khăn mà học sinh, sinh viên thường gặp phải và đối mặt như: Khó khăn về kinh tế (gia đình khó khăn chưa đủ nuôi sống học sinh, sinh viên đang theo học tại các nhà trường); khó khăn về sức khỏe thể chất (có bệnh hiểm nghèo hoặc khuyết tật về cơ thể); khó khăn về sức khỏe tinh thần (không có khả năng sống tự chủ, dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình, bỏ mặc bản thân trôi nổi theo hoàn cảnh).

Tiếp sức học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi
Giáo dục không chỉ là hành trình tiếp thu kiến thức mà còn là quá trình rèn luyện ý chí, bản lĩnh và tinh thần kiên trì trước khó khăn.

Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền (Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng), trong môi trường học tập hiện nay, nhiều học sinh, sinh viên gặp khó khăn về kinh tế, điều kiện gia đình hoặc những biến cố ảnh hưởng đến tâm lý. Những khó khăn này có thể gây cản trở cho quá trình học tập và phát triển của các em.

Chia sẻ sâu về những khó khăn của học sinh, sinh viên, Tiến sĩ Ngô Thị Kim Dung (Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) cho rằng, có 4 loại khó khăn điển hình mà học sinh, sinh viên thường gặp phải. Thứ nhất là khó khăn về tài chính. Đây được xem là rào cản lớn nhất của học sinh, sinh viên, nhất là những em đến từ các gia đình có thu nhập thấp. Tiếp đến là khó khăn về ngoại hình, bởi ngoại hình và sức khỏe là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tự tin, khả năng hòa nhập của các em trong môi trường học tập và xã hội. Thực tế cho thấy, tác động tâm lý đến từ ngoại hình khiến nhiều em giảm động lực, không muốn giao tiếp và có xu hướng sống thu mình.

Học sinh, sinh viên khuyết tật cũng gặp những khó khăn điển hình. Với đối tượng này, hành trình đến với tri thức là thử thách không chỉ về học tập mà còn về hòa nhập xã hội, tiếp cận môi trường học đường. Ngoài ra, học sinh, sinh viên đến từ các vùng kém phát triển và lạc hậu cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại...

“Có thể thấy rằng những khó khăn mà học sinh, sinh viên gặp phải trong quá trình học tập và phát triển không chỉ giới hạn ở yếu tố tài chính hay học thuật mà còn bao gồm cả những vấn đề về tâm lý, thể chất và môi trường sống. Để giải quyết các thách thức này, cần có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng để xây dựng một môi trường học tập toàn diện, hỗ trợ học sinh, sinh viên không chỉ về mặt học tập mà còn về tinh thần và định hướng phát triển cá nhân”, Tiến sĩ Ngô Thị Kim Dung bày tỏ.

Giải pháp thiết thực, kịp thời

Dưới góc độ giáo dục, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm đưa ra giải pháp chung để bất cứ học sinh, sinh viên nào cũng có thể vận dụng và thay đổi cuộc đời. Đó là giải pháp giúp các em có “văn hóa phát triển bản thân”, có phong cách sống “5 tự” (tự học - tự chủ - tự tin - tự trọng - tự chịu trách nhiệm) và có ý chí lập thân, lập nghiệp. Mỗi em phải xác định được động lực sống, mục tiêu sống, luôn đổi mới để hôm nay tiến bộ hơn hôm qua, ngày mai lại phải tiến bộ hơn ngày hôm nay. Cùng đó, phải luôn tận tâm với sự nghiệp của bản thân, làm cho trí sáng, thân khỏe, tâm an. Muốn tiến bộ phải luôn học hỏi, học mọi nơi, mọi lúc, biết hợp tác với mọi người để thành công trong mọi công việc; luôn có ý thức bài trừ cái xấu, hạn chế của bản thân để hoàn thiện nhân cách, có được niềm tin của mọi người; luôn gắn sự nghiệp của mỗi người với gia đình, bạn bè, quê hương, đất nước và phải biết cống hiến cho cộng đồng…

Xác định tầm quan trọng của giáo dục, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ với tư cách là người bà, người mẹ trong gia đình, quan tâm thực hiện Luật Trẻ em, nhất là quyền được học tập; tăng cường khai thác các nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, sự ủng hộ của cán bộ, hội viên phụ nữ cho hoạt động khuyến học, hỗ trợ các điều kiện về vật chất, tinh thần giúp trẻ em được đến trường.

Đặc biệt, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố đã và đang tích cực triển khai chương trình “Đồng hành cùng con” nhằm góp phần củng cố kết quả phổ cập giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông và giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. Ngoài ra, đơn vị còn tích cực hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động nhằm hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.

Với đặc thù địa bàn còn nhiều khó khăn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì Nguyễn Đức Anh cho biết, thời gian qua, huyện Ba Vì đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt trong công tác khuyến học, khuyến tài; chú trọng xây dựng môi trường học tập thân thiện, an toàn; tích cực phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức từ thiện và các mạnh thường quân để xã hội hóa phát triển quỹ học bổng dành riêng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Phong trào “Học tập suốt đời” trong cộng đồng được quan tâm. Phong trào “Tiếng trống học bài” không chỉ tạo điều kiện, động lực học tập mạnh mẽ cho học sinh mà còn lan tỏa tinh thần học tập trong toàn xã hội, xây dựng một văn hóa học tập bền vững…

Phạm Thảo

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Tặng quà 70 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp 20/11

Tặng quà 70 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp 20/11

(LĐTĐ) 70 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn thuộc các trường học trên địa bàn quận Ba Đình vừa được nhận quà của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cùng Hội Chữ thập đỏ quận.
Xem thêm
Phiên bản di động