Tiện mua sắm, tiện phòng dịch
Người dân trải nghiệm mua sắm tại điểm bán hàng lưu động bên ngoài sảnh Trung tâm thương Mại Vincom Royal City. |
Đảm bảo nguồn cung trong mọi tình huống
Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc yêu cầu quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid- 19, để bảo đảm cung ứng các mặt hàng nhu yếu phẩm cho người dân trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp mở thêm các điểm bán hàng nhu yếu phẩm lưu động đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân nhằm thực hiện giãn cách xã hội, mua hàng thông thoáng để phòng chống lây nhiễm dịch bệnh Covid- 19.
Theo Bộ Công Thương, việc mở các điểm bán hàng tạm thời, lưu động, dã chiến để bảo đảm cung ứng thường xuyên, liên tục nhu yếu phẩm cho người dân trong trường hợp các điểm bán hàng thuộc hệ thống của các doanh nghiệp phân phối hàng nhu yếu phẩm trên địa bàn bị đóng cửa vì các lý do dịch bệnh hoặc thực hiện phương án giảm mật độ người dân đến mua sắm. Một số doanh nghiệp, đơn vị phân phối sớm đã nhanh chóng thực hiện việc mở các điểm bán hàng mới để bảo đảm cung ứng thường xuyên, liên tục nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân. Điển hình, Vincommerce đã mở 68 điểm bán hàng tăng cường, trong đó có 23 điểm bán ở TPHCM và 45 điểm bán ở Hà Nội.
Ngay giữa trung tâm Thủ đô, một hệ thống siêu thị lớn như Vinmart Royal City cũng đã bố trí điểm bán và giới thiệu sản phẩm ngay ở phía ngoài sảnh trước của trung tâm thương mại Royal City nhằm tạo thuận tiện cho người mua, thực hiện giãn cách xã hội, mua hàng thông thoáng. Tại điểm bán hàng có đầy đủ các mặt hàng thiết yếu với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Các sản phẩm đa dạng, giá cả bình ổn, được bày trí ở địa điểm thuận tiện qua lại nên được người dân rất hưởng ứng.
“Việc mở các điểm bán hàng lưu động là rất hợp lý, cư dân trong khu đô thị hay người dân bên ngoài đều có thể thuận tiện ghé mua, việc làm này cũng giúp người dân tránh tập trung đông người, siêu thị cũng giảm tải lượng khách mua tập trung” - chị Nguyễn Thị Quỳnh, cư dân tại Royal City chia sẻ.
Theo bà Trần Thị Quế Hương, Giám đốc hệ thống Vinmart Royal City, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giãn cách xã hội và đảm bảo nguồn hóa thiết yếu, Vimart Royal City đã triển khai ngay các địa điểm bán hàng lưu động. Việc triển khai dịch vụ bán hàng lưu động của đơn vị không tập trung vào mục đích lợi nhuận mà còn áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn. Việc mở mới hàng loạt các điểm bán hàng lưu động cũng góp phần mang những hàng hóa thiết yếu đến gần hơn với người tiêu dùng, làm giảm khoảng cách đi lại và tiếp xúc khi mua sắm.
Nhằm thu hút khách hàng đến mua sắm tại các điểm bán hàng lưu động, nhiều mặt hàng tại đây cũng được giảm giá, khuyến mại hấp dẫn như mặt hàng khăn giấy rút giảm tới 34%, gạo tám Thái đỏ giá 220.400đ/gói (mua 1 tặng 1), trứng gà so đặc biệt Freskan 32.900đ/hộp (mua 2 hộp tặng 1 hộp cùng loại)... Ngoài ra, chương trình “Đi chợ hộ, mang cả siêu thị về nhà, chốt đơn nhanh gọn, giao hàng miễn phí” đối với đơn hàng từ 200.000 trở lên (bán kính 1km) dành riêng cho cư dân tòa nhà tại điểm bán hàng lưu động cũng được cư dân trong khu dân cư nhiệt tình hưởng ứng, ủng hộ.
Theo thống kê, nhờ đẩy mạnh hệ thống bán hàng lưu động và kênh bán hàng online, lượng khách hàng mua sắm tại nhiều hệ thống siêu thị cũng tăng từ 20-30%. Sức mua tăng là vậy nhưng theo đại diện các nhà phân phối, lượng hàng hóa dự trữ tại các siêu thị trong thời điểm này luôn đảm bảo đầy đủ và cung ứng thường xuyên, liên tục. Các sản phẩm hàng hóa thiết yếu được các siêu thị đảm bảo tới người dân với mức giá bình ổn, đặc biệt là 13 nhóm mặt hàng nằm trong chương trình bình ổn giá của thành phố Hà Nội.
Hàng hóa cung ứng theo 4 cấp độ
Theo bà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, để đáp ứng nhu cầu hàng hóa của người dân, Sở Công Thương đã xây dựng phương án dự trữ hàng hóa theo 4 cấp độ dịch của thành phố Hà Nội trong đó tập trung vào cấp độ 3-4, đảm bảo sẵn hàng hóa phục vụ nhân dân và phục vụ cho địa phương có khu vực cách ly. Để triển khai kế hoạch này, Sở Công Thương đã làm việc với các doanh nghiệp phân phối lớn tập trung tăng cường dự trữ hàng hóa. Các doanh nghiệp đã tăng lượng hàng dự trữ lên nhiều lần và sẵn sàng triển khai ngay phương án khai thác và luân chuyển hàng hóa trong chuỗi để phục vụ nhân dân. Các đơn vị cũng sẵn sàng mở thêm điểm, kéo dài thời gian bán hàng cho đến khi hết khách và chuẩn bị phương án phân bổ hàng hóa chuyển từ các tỉnh về cho hệ thống phân phối tại Hà Nội.
Thực tế, đến nay, các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Central Retail (hệ thống siêu thị Big C, Lan Chi), Tập đoàn BRG (hệ thống Hapro, Intimex, SEIKA Mart), Hệ thống siêu thị Đức Thành… đã tăng lượng hàng hóa dự trữ lên gấp từ 300 – 500% so với bình thường đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Hệ thống Co.op mart tăng lượng hàng hóa dự trữ lên 1.000 tỷ đồng, sẵn sàng mở thêm các kho tạm để tăng lượng dự trữ hàng hóa phục vụ nhân dân. Các mặt hàng có nhu cầu cao như khẩu trang và nước rửa tay cũng được các doanh nghiệp dự trữ với lượng lớn đảm bảo đủ cung cấp cho người dân (Tập đoàn Central Retail chuẩn bị lượng hàng 2,5 triệu chiếc, hệ thống Co.op mart 20 triệu chiếc…).
Các doanh nghiệp sẵn sàng mở cửa bán hàng muộn, tăng cường nhân viên giao hàng để đẩy mạnh các hình thức bán hàng online, từ đó lượng bán hàng online của các doanh nghiệp đã tăng gấp 3-4 lần so với trước đó. “Lượng hàng hóa tại kho của các doanh nghiệp đảm bảo cung cấp cho thị trường Hà Nội trong vòng 60-90 ngày, hiện lên đến 174 nghìn tỷ đồng và đang tiếp tục gia tăng”, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết.
Địa điểm các cửa hàng này cũng nằm rải đều trên địa bàn thành phố như, Hàng Bài, Hàng Buồm, Hàng Đậu, Đội Cấn, Lò Đúc, Tôn Đức Thắng, Thợ Nhuộm, Trung Hòa – Nhân Chính… cung ứng đầy đủ các sản phẩm hàng hóa thiết yếu tới người dân với mức giá bình ổn, đặc biệt là 13 nhóm mặt hàng nằm trong chương trình bình ổn giá. Ghi nhận nhiều điểm bán hàng lưu động cho thấy, các hàng hóa thiết yếu cũng đầy ắp các kệ và liên tục được bổ sung. Đặc biệt, nhiều đơn vị cũng áp dụng các chương trình khuyến mại đối với các mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt, bánh kẹo, cùng nhiều Voucher tích điểm hấp dẫn…
Có thể nói, sau gần 10 ngày thực hiện cách ly toàn xã hội, chúng ta đã đi qua được những chặng đường quan trọng trong phòng, chống dịch Covid-19, đích thành công đã hiện ra trước mắt. Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương, đến thành phố, mỗi người dân cũng cần nêu cao hơn nữa ý thức, tinh thần phòng chống dịch, loại bỏ tư tưởng chủ quan, lơ là, dốc sức cho chặng đường về đích, chắc chắn cuộc chiến chống dịch Covid-19 sẽ thành công.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Chính sách 24/12/2024 08:49
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Dự án đường Vành đai 4 24/12/2024 08:40
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Chính sách 24/12/2024 08:23
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Tin mới 24/12/2024 08:21
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Nhịp sống Thủ đô 24/12/2024 08:08
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Đề án Hà Nội 24/12/2024 07:40
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11