Tiền bảo hiểm xã hội không thể để sinh lời

Là một trong những đại biểu không chỉ có “chất lượng” phát biểu tại nghị trường, ông Ngô Văn Minh trưởng đoàn đại biểu QH Quảng Nam còn được biết đến là người có những phát biểu thẳng thắn nhất tại QH. Sáng 23.10, khi QH tiến hành thảo luận dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), ông Ngô Văn Minh đã có cuộc trao đổi với PV LĐTĐ về dự án luật này, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến những bất cập hệ thống, thang bảng lương, cơ cấu bất hợp lý của ngành bảo hiểm hiện nay.

Tiền trợ cấp đối tượng chính sách cũng bị cắt...

Bàn về câu chuyện khó có khả năng tăng lương trong năm 2015 theo lộ trình, ông Ngô Văn Minh cho hay: Mới đây Chính phủ đã chấp thuận phương án tăng lương cho người lao động trong hệ thống doanh nghiệp, ở lĩnh vực hành chính, nếu Chính phủ vì quá khó khăn ngân sách không thể tăng lương thì cũng phải phân loại những nhóm người hưởng lương thấp để tăng hoặc trợ cấp. Ví dụ những đối tượng có hệ số lương từ 2,34 đến 4 phẩy, tổng lương tháng chỉ dao động 2,7 triệu đồng đến 4 triệu đồng.

Tuy nhiên, các đối tượng chính sách, người nghèo theo quy định của Chính phủ, hàng tháng mỗi người được hưởng mức trợ cấp từ 120- 170 ngàn đồng, song nay đã phải tạm dừng. Với tư cách là đại biểu QH tôi đề nghị Chính phủ phải chi lại những khoản hỗ trợ trên.

Có lần Bộ trưởng bộ Kế hoạch- Đầu tư Bùi Quang Vinh nói rằng hiện đang có một nghịch lý, tốc độ tăng lương cao hơn tốc độ tăng GDP. Có đại biểu bình luận, tiền chi cho tăng lương chưa thấm tháp gì so với tiền lãng phí tham nhũng, ông nghĩ sao?

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói đúng, tốc độ tăng lương cao hơn GDP là vì nền kinh tế chúng ta chưa thoát ra khỏi khó khăn, trong khi bộ máy hành chính lại rất cồng kềnh dẫn đến hệ quả như vậy. Còn con số so sánh giữa tổng chi lương và thất thoát, tham nhũng đây chỉ là so sánh lượng tính. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay chúng ta đang đầu tư cực kỳ lãng phí. Ví dụ như hệ thống các trường nghề... tỉnh, thành nào xây dựng cũng hoành tráng, song nhiều trường xây xong không có học sinh! Vừa qua, tại Bạc Liêu, lãnh đạo tỉnh đã phải sáp nhập trường trung học dạy nghề với trường lao động đào tạo nghề, vì không có học sinh. Sự lãng phí đã ăn sâu vào ngõ ngách đời sống xã hội.

Lương Giáo sư chưa bằng lương thiếu tá

Thưa ông, khi tác nghiệp tại kỳ họp này, một vị giáo sư (GS) nghỉ hưu nói vui, ông hỏi tại sao lương một vị GS như ông chưa bằng lương hưu một ông thiếu tá. Vậy ông trả lời câu hỏi vị GS này thế nào?

Là đại biểu QH, tôi rất đồng cảm với sự trăn trở của vị GS nọ. Tuy rằng, đây cũng chưa hẳn là sự chênh lệch mức lương giữa dân sự với quân sự mà ngay trong hệ thống dân sự cũng đang có sự khập khiễng về thang bảng lương và phụ cấp giữa nhiều ngành. Ví dụ, theo quy định mức lương chủ tịch xã là 2,65 và 2,85 theo nhiệm kỳ, song công chức xã làm dưới quyền ông chủ tịch chỉ cần 3 lần tăng lương, thì tổng lương đã vượt mức lương ông chủ tịch xã. Đã thế, bất cập nhất trong hệ thống thang bảng lương hiện nay lương thì thấp nhưng phụ cấp theo lương lại nhiều.

Ngành nào cũng đòi hỏi đặc thù nghề nghiệp để hưởng trợ cấp. Ngành quốc phòng, an ninh là hai ngành bảo vệ an ninh, Tổ quốc thì mức lương và phụ cấp cao cũng có thể chấp nhận được, song những học hàm như GS, PGS họ cống hiến âm thầm cho đất nước lại không thể đo đếm được mức lương như hiện nay cũng cần suy nghĩ. Vấn đề ở chỗ, thời gian qua chúng ta không chỉ chậm mà còn thiếu khoa học trong việc sắp xếp thang bảng lương và phụ cấp. Ví dụ, các cơ quan trong hệ thống chính trị- xã hội... cấp tỉnh/thành trở lên đang hưởng mức phụ cấp 25%, song cấp xã, phường và cả cấp huyện lại không có phụ cấp với hệ thống này.

 Lương thấp thế sao ai cũng muốn vào công chức Nhà nước? Mỗi kỳ thi công chức chen chúc nhau nộp hồ sơ; thậm chí mất tiền để‘chạy’ nữa?

Tôi nghĩ nguyên nhân đầu tiên là chúng ta chưa giải quyết triệt để vấn đề việc làm, việc làm còn bấp bênh, sinh viên ra trường muốn thi làm công chức nhà nước cho chắc chân. Còn chuyện mang tiền chạy công chức, chúng ta chỉ nghe song chưa có bằng chứng xác minh. Nhưng bất luận thế nào, đây là một sự thực đau lòng. Câu hỏi đặt ra ngoài yếu tố việc làm bấp bênh, phải chăng cơ quan nhà nước là mảnh đất màu mỡ cho những phát sinh, tiêu cực hay sao?  Chúng ta không thể khẳng định, song đó là hiện tượng đáng bàn.

Đại biểu Ngô Văn Minh trả lời PV báo LĐTĐ


Mang tiền bảo hiểm đầu tư là trái luật

QH đang thảo luận dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH): sửa đổi ông có ý kiến gì không?

Khá nhiều bức xúc! Thứ nhất, nếu thiết kế dự thảo Luật BHXH như đang đặt lên bàn các đại biểu thì Bảo hiểm Xã hội VN (BHXHVN) là cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm (Điều 93). Quy định là vậy, tuy nhiên ngay trong một số điều phía sau lại mâu thuẫn với Điều 93. Cụ thể: Theo quy định đã là cơ quan quản lý Nhà nước thì không được phép đầu tư quỹ sinh lời. Trong khi, dự án Luật đưa BHXHVN hiện đang là cơ quan thuộc dạng đơn vị sự nghiệp công lập lên thành cơ quan quản lý nhà nước lại được quyền đầu tư quỹ sinh lời (số tiền 3% từ quỹ bảo hiểm do người lao động đóng cơ quan này được phép đầu tư sinh lời- PV), mà lẽ ra chỉ có hệ thống tài chính, ngân hàng, tín dụng mới được phép. Điều này không đúng luật. Cần nói thêm, không hiểu vì sao, theo tờ trình trước của Chỉnh phủ, BHXHVN vẫn chỉ là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, thì lần này lại “chuyển” thành cơ quan quản lý nhà nước?

Thứ hai, khi đã chấp nhận BHXHVN thành cơ quan quản lý nhà nước có chức năng thanh tra DN trong lĩnh vực BHXH, để đúng luật chắc chắn phải chuyển tất cả chuyên viên, nhân viên của cơ quan này lên thành công chức nhà nước (Hiện các chuyên viên, nhân viên của BHXH vẫn hoạt động, chi phối theo Luật Viên chức nhà nước). Chỉ có công chức nhà nước mới có chức năng thanh tra. Điều này rất vô lý. Vì nếu tới đây, các cơ quan trực thuộc Chính phủ như đài truyền hình, đài tiếng nói, thông tấn xã VN và một số cơ quan khác thì các viên chức ở đây cũng sẽ chuyển thành công chức hết!  Đây là điều không phù hợp với quy luật và nguyên lý tổ chức bộ máy nhà nước.

Thứ ba, về vấn đề thanh tra. Hiện lĩnh vực thanh tra BHXH thuộc chức năng của Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội, liệu khi giao chức năng này cho ngành BHXH thì có khắc phục được  việc trốn BHXH đang diễn ra hay không? Thực tế nợ BHXH đã lên tới con số 12 ngàn tỷ đồng. Lãnh đạo ngành BHXH có dám đứng trước QH hứa sẽ không để xảy ra tình trạng nợ, trốn, ăn quỵt BHXH đối với người lao động khi QH trao cái “gậy” thanh tra chứ chưa nói đòi lại 12 ngàn tỷ đồng nợ? Bên cạnh đó, nếu chấp nhận giao công tác thanh tra cho ngành BHXH thì tại kỳ họp này bộ trưởng Lao động- Thương binh- Xã hội phải có trách nhiệm giải trình trước QH về công tác quản lý nhà nước của mình. Tại sao không hoàn thành nhiệm vụ mà phải giao sang cho BHXH?

Không thể để mức lương ngày một thấp

Nợ BHXH tràn lan khiến người lao động bị thiệt đơn, thiệt kép vẫn chưa thể truy trách nhiệm cho cơ quan nào. Trong khi, ngành BHXH, LĐ- TB- XH mỗi lần đề cập câu chuyện lương lại lo vỡ quỹ! Theo ông giải quyết mâu thuẫn này ra sao?

Nợ bảo hiểm hiện lên tới 12 ngàn tỷ, trong khi vẫn có 5 triệu người chưa được tham gia bảo hiểm. Khi chúng ta lo cho vấn đề vỡ quỹ BHXH, thì chế độ an sinh xã hội vẫn sơ khai. Để tránh vỡ quỹ, dự thảo Luật quy định kéo dài năm công tác để hưởng lương hưu. Ví dụ, theo quy định hiện hành, người lao động tối thiểu đạt 15 năm công tác sẽ được hưởng mức lương bằng 45%; thế nhưng dự thảo Luật lại đang nâng lên đó phải đủ 18- 20 năm công tác liên tục mới được hưởng 45% như hiện nay, đã thế mức lương ngày một thấp là điều bất hợp lý.
Theo tôi được biết, ngay tại TP. HCM có đến 15% số lao động khi về hưu lương thấp hơn cả mức chuẩn nghèo của thành phố. Điều này sao có thể chấp nhận được! Thế nên, quy định gì thì quy định, mức lương, tiền hưu cho người lao động, viên chức, công chức phải được cải tiến theo chiều tốt lên chứ không phải chiều ngược lại.

Chính sách BHXH, lương còn bất cập, thì để hỗ trợ nhóm nghèo, dự thảo Luật cũng quy định sẽ hỗ trợ những đối tượng đóng BHXH tự nguyện như mức hỗ trợ người nghèo, ông thấy sao?

Phải cân đối ngân sách kỹ để tính toán điều này. Ví như ở hệ thống xã phường đang có đến 230 ngàn người không thuộc diện viên chức hay công chức mà là hợp đồng. Nếu hỗ trợ ngân sách tương đương mức lương tối thiểu để đóng BHXH thì ngân sách chi lên tới 600 tỷ đồng;  Sau đó nhóm đối tượng này về hưu, hưởng lương cao hơn hoặc bằng mức chuẩn      nghèo tại địa phương đó thì ngân sách sẽ phải bổ sung thêm 1.000 tỷ đồng. So với tiềm lực kinh tế hiện nay số tiền không lớn, nếu chúng ta biết tiết kiệm thì số tiền dư ra còn lớn hơn gấp nhiều lần.

Xin cảm ơn ông!

Hà Lê
(Thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu về pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu về pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến

(LĐTĐ) Sáng nay (4/5), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) - Nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Tìm hiểu pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Tìm hiểu pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa"

(LĐTĐ) Sáng nay (4/5), tại Hội trường Công ty cổ phần Kim khí Thăng Long (ngõ 134, phố Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động, An toàn vệ sinh lao động; nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa”.
Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo thu hồi sách "Một thoáng ta rực rỡ nhân gian" có nội dung nhạy cảm

Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo thu hồi sách "Một thoáng ta rực rỡ nhân gian" có nội dung nhạy cảm

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Thành phố (TP) Hồ Chí Minh chỉ đạo Trường Quốc tế ISHCMC thu hồi toàn bộ sách có nội dung nhạy cảm, không phù hợp với lứa tuổi đã được phát cho học sinh. Đồng thời yêu cầu trường nghiêm túc khắc phục và kiểm điểm phê bình giáo viên.
Hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Bảo vệ quyền lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Về điều kiện người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), chưa đủ 20 năm đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần, ngoài các trường hợp giải quyết hưởng BHXH một lần tương tự quy định tại Điều 60 của Luật BHXH hiện hành, dự thảo Luật trình hai phương án.
Bản Khát vọng tuổi trẻ do Tùng Dương hát chợt "nóng" trong những ngày lịch sử hào hùng

Bản Khát vọng tuổi trẻ do Tùng Dương hát chợt "nóng" trong những ngày lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Ca khúc Khát vọng tuổi trẻ, một sáng tác của nhạc sĩ Vũ Hoàng được nhiều thế hệ khán giả yêu thích trong hơn 30 năm qua, bởi giai điệu sôi động, ca từ đẹp, cổ vũ tinh thần và nhiệt huyết bên trong giới trẻ. Trong những ngày tháng lịch sử này của dân tộc, ca khúc được khán giả đặc biệt quan tâm qua tiếng hát hào hùng của nam ca sĩ Tùng Dương.
Công nghệ 6G xứng đáng để chờ đợi

Công nghệ 6G xứng đáng để chờ đợi

(LĐTĐ) Công nghệ 6G với thế hệ băng thông mở rộng, sử dụng các băng tần cao trong phạm vi 100 GHz và 300 GHz, cho phép công nghệ mới xử lý được dung lượng đáng kể và nhiều dữ liệu hơn, hứa hẹn mang lại nhiều trải nghiệm đầy bất ngờ.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội triển khai nhiều hoạt động chào mừng Tháng Công nhân 2024

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội triển khai nhiều hoạt động chào mừng Tháng Công nhân 2024

(LĐTĐ) Tháng Công nhân 2024 được Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội được triển khai với 9 hoạt động trọng tâm trong đó có nhiều hoạt động đổi mới, sáng tạo, ý nghĩa hướng đến đoàn viên, người lao động.

Tin khác

Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), đông đảo người dân tỉnh Điện Biên đã đến xem và cổ vũ nồng nhiệt các lực lượng diễu binh, diễu hành tại chương trình sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)
Quận Tây Hồ: Giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp

Quận Tây Hồ: Giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp.
Đồng chí Hoàng Đình Giong: Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

Đồng chí Hoàng Đình Giong: Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

(LĐTĐ) Cuộc đời cách mạng của đồng chí Hoàng Đình Giong là một trang sử vẻ vang, tấm gương của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tư chất cao đẹp của người chiến sỹ cộng sản yêu nước. Với tinh thần tự học, tự rèn luyện, bằng nhiệt huyết xông pha trong thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú, đồng chí là nhà hoạt động cách mạng chân chính, cán bộ lãnh đạo tài năng của Đảng ta, quân đội ta.
Công an Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về ATVSLĐ

Công an Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng ngày 3/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Thánh hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024
TP.HCM: Quy định mới về đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

TP.HCM: Quy định mới về đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 20 (có hiệu lực từ ngày 12/5/2024) quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CB, CC, VC, NLĐ) tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, thay thế cho hàng loạt quy định trước đây.
Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu

56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, tên gọi Việt Nam - Điện Biên Phủ, tên gọi Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp đã đi vào lịch sử nhân loại.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(LĐTĐ) Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
"Truyền lửa" chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ

"Truyền lửa" chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách “Điện Biên Phủ” với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ. Khác với công trình nghiên cứu đồ sộ về lịch sử, bộ sách có nội dung tuyển chọn, trình bày hiện đại rõ ràng, bìa mềm, độ dày vừa phải, hướng đến bạn đọc trẻ và các tủ sách cơ quan, doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động