Tiêm vắc xin là giải pháp phòng bệnh thủy đậu hiệu quả
Thêm bệnh nhân tử vong do bệnh thủy đậu Bệnh thủy đậu gia tăng, nhiều biến chứng nguy hiểm Không chủ quan khi mắc bệnh thủy đậu |
Theo thống kê của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, từ sau Tết đến nay, bệnh viện ghi nhận nhiều ca đến khám ngoại trú và những ca phải nhập viện do biến chứng thủy đậu, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Số bệnh nhân mắc bệnh nặng tăng nhanh từ sau Tết. Trong đó, biến chứng phổ biến nhất của thủy đậu là bội nhiễm da. Đa số các bệnh nhân nhập viện đều chưa tiêm phòng vắc xin trước đó.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội điều trị cho bệnh nhân mắc thủy đậu. |
Bác sĩ nội trú Đàm Thị Thanh Tâm, Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết hiện bệnh viện đang điều trị cho một bệnh nhân nữ (34 tuổi, ở quận Long Biên, Hà Nội) mắc thủy đậu biến chứng bội nhiễm da.
Bệnh nhân có tiền sử mắc ung thư tuyến giáp đã phẫu thuật và xạ trị khoảng 1 năm, điều trị lao phổi tháng thứ 3. Trước nhập viện 3 ngày, người bệnh xuất hiện sốt cao 38,5 độ C, gai lạnh, mệt mỏi, đau rát họng, ăn uống kém, sau đó nổi mụn nước rải rác toàn thân mình, chân tóc, mặt, vòm họng. Cùng ngày vào viện, người bệnh còn sốt, mụn nước hóa mủ đục nhanh, ngứa rát, mệt mỏi nhiều, cảm giác tức ngực, khó thở.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có hiện tượng giảm tiểu cầu, chỉ số viêm nhiễm trong máu (CRP) tăng, men gan tăng nhẹ, chưa tổn thương phổi. Bệnh nhân được điều trị thuốc kháng sinh, kháng vi rút bôi thuốc tại chỗ, vệ sinh chăm sóc da, nâng cao thể trạng.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng được cho sử dụng thuốc hỗ trợ tế bào gan để hạn chế nguy cơ viêm gan cấp, suy gan nặng do đang dùng nhiều loại thuốc ảnh hưởng tế bào gan để điều trị bệnh lý nền. Nhờ được chăm sóc tích cực, tình trạng bệnh nhân dần ổn định. Bệnh nhân chưa từng tiêm vắc xin và không rõ lịch sử tiếp xúc với người bệnh thủy đậu.
Một trường hợp khác là bệnh nhân nam (34 tuổi, ở quận Long Biên, Hà Nội) bị biến chứng bội nhiễm da do không tắm rửa, kiêng gió, kiêng nước và tự uống thuốc kháng sinh, kháng vi rút. Sau 4 ngày, bệnh biến chứng, các mụn nước hóa mủ đục, dập vỡ lan rộng kèm đau rát, ngứa, mệt mỏi, khó ăn uống. Mụn xuất hiện ở cả vòm họng, chân tóc, đồng thời cơ thể xuất hiện nhiều cơn ớn lạnh. Bệnh nhân được điều trị hạ sốt, thuốc kháng vi rút, kháng sinh đường tĩnh mạch và chăm sóc, vệ sinh da, mũi họng, kết hợp nâng cao thể trạng. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, giảm tổn thương da và hết sốt.
Bác sĩ Thanh Tâm cho biết thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Varicella Zoster gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm và tăng cao hơn từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm. Bệnh có thể gặp ở người lớn và trẻ em và đa số là lành tính. Khi bị thủy đậu, hầu hết người bệnh hồi phục trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm da, viêm phổi, viêm gan nặng, viêm não, nhiễm khuẩn huyết, viêm thận...
Người có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh lý nền (tim mạch, đái tháo đường, suy thận…) có nguy cơ bệnh trở nặng và biến chứng, tử vong cao hơn nếu mắc bệnh. Ngoài ra, vi rút có thể tồn tại trong tế bào thần kinh nhiều năm và diễn tiến thành bệnh zona thần kinh gây đau đớn, giảm chất lượng cuộc sống cho người bệnh sau này. Khi phát bệnh zona thần kinh, người bệnh vẫn có thể tiếp tục lây vi rút cho người khác gây ra bệnh thủy đậu.
Ở phụ nữ mang thai, khoảng 20% mắc thủy đậu sẽ dẫn đến viêm phổi và trong số này có 40% trường hợp sẽ tử vong. Mắc thủy đậu ở tuần thai 13 - 20 dễ dẫn đến dị dạng thai, thai chết lưu. Nếu thai phụ mắc thủy đậu ở 3 tháng cuối, trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong cao tới 30%, 15% có nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh trong 4 năm đầu đời.
Bác sĩ Thanh Tâm lưu ý khi bị thủy đậu, người bệnh cần được cách ly, điều trị đúng phác đồ, chăm sóc vệ sinh da đúng cách để mau khỏi bệnh, tránh các biến chứng và sẹo gây ảnh hưởng thẩm mỹ, giảm nguy cơ lây cho người khác và giảm chi phí điều trị.
Người bệnh lưu ý tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm và các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ; mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi để các mụn mủ luôn được khô ráo; cắt móng tay, chân để tránh làm vỡ nốt thủy đậu khi vô tình cào, gãi.
Một số quan điểm sai lầm trong phòng tránh và điều trị thủy đậu như người từng mắc thủy đậu rồi có thể hoàn toàn không mắc lại, kiêng ra gió và kiêng tắm rửa, chọc vỡ mụn mủ để tổn thương da mau lành, tự ý sử dụng thuốc kháng vi rút, thuốc giảm viêm có corticoid… có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, tăng nguy cơ biến chứng, chi phí và kéo dài thời gian điều trị.
Theo bác sĩ Thanh Tâm, người đã từng mắc thủy đậu thường có miễn dịch bền vững với vi rút. Tuy nhiên nếu tiếp xúc với nguồn lây bệnh mà không biết cách phòng tránh, miễn dịch cơ thể suy giảm, có thể hoàn toàn mắc lại thủy đậu. Khi đó, người bệnh vẫn có thể lây bệnh cho những người khác. Bác sĩ Thanh Tâm khuyến cáo tiêm phòng vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả.
Đồng quan điểm trên, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: Để phòng bệnh thủy đậu, tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động, tránh lây nhiễm và biến chứng do căn bệnh nguy hiểm này gây ra. Vắc xin phòng thủy đậu hiện tiêm được cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn chưa mắc bệnh. Lịch tiêm vắc xin thủy đậu gồm 2 mũi, khoảng cách tiêm tùy thuộc vào loại vắc xin và độ tuổi.
Vắc xin thủy đậu không được chỉ định tiêm trong thai kỳ. Để phòng bệnh khi mang thai và cung cấp miễn dịch bảo vệ trẻ, phụ nữ chuẩn bị mang thai cần chủ động tiêm ngừa trước thai kỳ và tiêm phòng ít nhất 3 tháng trước khi có thai.
Theo các nghiên cứu, hai mũi vắc xin thủy đậu phòng được 88 - 98% nguy cơ mắc bệnh. Người đã tiêm vắc xin nếu mắc bệnh thường nhẹ và ít gặp các biến chứng nguy hiểm. Vắc xin vẫn có khả năng bảo vệ với người vừa tiếp xúc với người bệnh thủy đậu. Tiêm vắc xin ngay khi tiếp xúc và không quá 3 - 5 ngày giúp người tiếp xúc gần phòng bệnh và giảm biến chứng không mong muốn.
Ngoài ra, mọi người cần tuân thủ các phương pháp vệ sinh cá nhân hằng ngày như thường xuyên rửa tay với xà phòng trước khi về nhà, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với các bề mặt nghi ngờ chứa mầm bệnh; sử dụng các đồ dùng sinh hoạt vệ sinh riêng; làm sạch và khử trùng môi trường sống và các bề mặt thường xuyên có nhiều người tiếp xúc; kiểm soát tốt bệnh lý nền nếu có như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46