Thuốc đông y không rõ nguồn gốc: Xin đừng cả tin!
Bắt giữ ô tô chở 1,4 tấn viên thuốc đông y không rõ nguồn gốc |
Suýt ngừng tim do uống thuốc nam có chất cấm
Mới đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận nam bệnh nhân 63 tuổi (ở Sóc Sơn, Hà Nội). Được biết, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và huyết áp đã 20 năm. Tuy nhiên, bệnh nhân không đi khám mà tự mua thuốc tiểu đường dạng viên bột về nhà uống. Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng tụt huyết áp, suy đa tạng kèm theo suy thận. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp tình trạng toan chuyển hóa, kích thích rất nặng, mạch rời rạc, nguy cơ ngừng tim.
Người dùng cần cẩn trọng với thuốc đông y được rao bán tràn lan trên mạng xã hội. Ảnh minh họa |
Các bác sĩ Khoa Cấp cứu đã tiến hành đặt ống nội khí quản, dùng thuốc vận mạch, bù dịch và lọc máu cho bệnh nhân. Sau 3 ngày tiến hành lọc máu, xu hướng huyết động của bệnh nhân cũng cải thiện hơn. Bác sĩ Nguyễn Viết Nam, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Loại thuốc mà bệnh nhân sử dụng có 1 gói là thuốc paracetamol, 1 gói là phenformin điều trị tiểu đường bị cấm từ lâu. Phenformin là một hoạt chất giúp hạ đường huyết nhưng gây nhiều tác dụng phụ và nguy hiểm chết người nên đã bị cấm sử dụng từ những năm 1970. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, nhiều người đã trà trộn, mạo danh thuốc đông y để bán ra thị trường.
Trước đó không lâu, trong những ngày đầu tháng 3, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã tiếp nhận bệnh nhân K.T.T. (nam, 51 tuổi, trú tại Sông Công, Thái Nguyên) trong tình trạng vàng da, vàng mắt, suy gan, thận, xơ gan tối cấp. Ông T. từng đến khám tại cơ sở y tế này với chẩn đoán viêm gan B và được chỉ định dùng thuốc kháng vi rút. Nghe giới thiệu về một vị thầy lang tự xưng là “danh y” thuộc Hội Y học Cổ truyền, Đại học Y, ông T. bỏ thuốc và uống “đại kiện cam” do đối tượng này bán. Sau một tháng uống loại thuốc trên, sức khỏe ông T. bị ảnh hưởng rõ rệt, triệu chứng bệnh nặng dần và phải nhập viện cấp cứu tại khoa Viêm gan.
Tại đây, bệnh nhân được điều trị lọc máu, can thiệp nội khoa, tình trạng sức khỏe tạm thời ổn định. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng đã tiên lượng sức khỏe của bệnh nhân T. khá xấu, buộc phải ghép gan trong thời gian tới và khó có thể hồi phục hoàn toàn. Trước đó, sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân T. đã gọi điện cho “danh y” trên để nói về những triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, đối tượng này lập tức tắt máy và không nghe các cuộc gọi sau đó.
Một trường hợp viêm gan khác cũng vừa nhập viện điều trị do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc là ông P.A.T. (49 tuổi, trú tại Thái Nguyên). Bệnh nhân được phát hiện viêm gan B cách đây 5 năm qua một lần khám định kỳ tại nhà máy, nơi ông làm việc. Tuy nhiên, qua thông tin truyền miệng, ông tìm tới một gia đình chuyên cắt thuốc nam tại thị trấn Trại Cau (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) để điều trị. Sau 5 năm, ông được phát hiện có 2 khối u gan, đồng thời gan bị xơ hóa nghiêm trọng. Tại Bệnh viện K (Hà Nội) ông được mổ cắt bỏ khối u gan thành công, sau đó tiếp tục điều trị xơ gan tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện tại sức khỏe đã ổn định.
Người tiêu dùng cần tỉnh táo
Thạc sĩ, bác sĩ Mai Đình Cửu, Phó Trưởng khoa Viêm gan (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, thời gian gần đây, khoa Viêm gan thường xuyên tiếp nhận các trường hợp được phát hiện viêm gan B nhưng không tới bệnh viện để thăm khám, điều trị hoặc tự ý uống thuốc nam. Đa số trường hợp này đều tiến triển thành xơ gan, ung thư hóa gan. Một số người thậm chí đang điều trị nhưng tự ý bỏ thuốc khiến vi rút viêm gan bùng phát, dẫn đến diễn biến nặng, không qua khỏi.
Cũng theo bác sĩ Cửu, các bệnh nhân viêm gan B nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thăm khám định kỳ nhằm sớm phát hiện bất thường, qua đó có cách xử lý phù hợp. Ngoài ra, khi có những triệu chứng bất thường như mệt mỏi, chán ăn, vàng da, vàng mắt, tiểu vàng, bệnh nhân cần đến những cơ sở y tế uy tín để được khám, tư vấn và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc nam, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc do có thể ảnh hưởng hiệu quả điều trị, tác động xấu tới chức năng gan. Mọi người không nên lo lắng và tin vào quảng cáo các loại thuốc trên Internet chưa được Bộ Y tế kiểm duyệt, quản lý, dẫn đến thiệt hại về sức khỏe và kinh tế.
Các chuyên gia đều cho rằng, trong nhiều loại bệnh, việc điều trị thuốc đông - tây y kết hợp sẽ mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, việc dùng bất kỳ loại thuốc gì cũng đều phải thận trọng, không tùy tiện. Bởi, dù thuốc đông y có lành tính, nhưng nếu hàm lượng thuốc thừa hoặc thiếu so với quy định cũng gây độc hại cho người dùng. Trong khi đó, nhiều người vẫn cho rằng, dùng thuốc đông y là bổ, lành, an toàn nên có thể tự mua về dùng. Đây là một quan niệm sai lầm, cần phải thay đổi. |
Hiện nay trên mạng internet có hàng trăm website, mạng xã hội (Facebook, Zalo…) kinh doanh thuốc đông y gia truyền, với đủ loại đặc trị các bệnh, trong đó có cả những bệnh nan y. Tuy nhiên, trên thực tế, việc này rất nguy hiểm vì người bán không có chuyên môn và chỉ chạy theo lợi nhuận. Trong khi đó, người bệnh do không được thăm khám trực tiếp để có thể chẩn đoán chính xác, nên rất dễ dẫn đến tình trạng “bệnh một đằng, chữa một nẻo”. Chưa kể, thuốc đông y trôi nổi, không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng, thậm chí còn bị ngâm tẩm hóa chất độc hại để chống mốc, chống nấm..., khiến người bệnh uống vào có thể nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Trước tình trạng thuốc đông y không rõ nguồn gốc được rao bán tràn lan trên mạng xã hội, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh cần tỉnh táo khi quyết định sử dụng các loại sản phẩm này. Mọi người khi có vấn đề về sức khỏe thì nên đến khám, chữa bệnh ở những cơ sở y tế đã được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động. Nếu sử dụng thuốc đông y phải có nguồn gốc, được kiểm định rõ ràng vì thực tế, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều bằng chứng về việc trong thuốc đông y có trộn thành phần thuốc Tây, khi dùng lâu ngày có thể gây tác dụng phụ bất lợi.
Mối họa từ việc mua, bán thuốc đông y trên mạng xã hội tồn tại đã lâu và gây nhiều bức xúc cho xã hội. Do đó, bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng thì mỗi người dân cũng phải nâng cao nhận thức, không tiếp tay cho những “thần y” này. Chỉ khi kết hợp nhiều giải pháp thì mối lo về thuốc đông y trôi nổi trên mạng xã hội mới dần được loại trừ./.
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04