Thuế thu nhập cá nhân: Đã đến lúc điều chỉnh?

(LĐTĐ) Trước tình hình kinh tế khó khăn, giá cả hàng hóa leo thang, thì thuế thu nhập cá nhân vẫn “đứng im”. Nhiều người cho rằng, điều chỉnh tăng lương cơ sở chỉ đủ để bù vào thuế.
Mức giảm trừ gia cảnh năm 2023 Các khoản thu nhập không tính thuế thu nhập cá nhân Hà Nội: Rà soát, chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân

Tăng lương và nỗi lo đóng thuế

Cách đây không lâu, vừa khấp khởi được tăng lương do điều chỉnh mức lương cơ sở, anh Phạm Đức Nguyên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) đã lại “tiu nghỉu” khi bắt đầu phải đóng thuế thu nhập. Anh Nguyên là công nhân lái máy xúc tại một công ty xây dựng, được trả lương tháng hơn 10 triệu đồng. Sau khi được tăng lương, anh nhận được hơn 11 triệu đồng/tháng. Cộng với các khoản lương tháng 13 và một số thu nhập ngoài lương khác, anh bắt đầu phải nộp thuế. Anh Nguyên cho biết, số tiền tăng thêm dường như bù vào tiền thuế là vừa đủ, tăng lương cũng như không.

Thuế thu nhập cá nhân: Đã đến lúc điều chỉnh?
Giá hàng hóa không ngừng tăng trong 10 năm qua nhưng mức thuế thu nhập cá nhân gần như đứng im.

Còn đối với những người có thu nhập khá như gia đình chị Vũ Thị Tươi (ở quận Hoàng Mai) thì việc nộp thuế thu nhập cá nhân cũng khiến chị đau đầu. Chị Tươi cho biết, chị thu nhập tổng cộng khoảng 40 triệu đồng/tháng. Bản thân chị đã khai giảm trừ thuế cho 2 con (thuộc diện phụ thuộc). Từ năm nay, con lớn của chị bắt đầu bước vào đại học, nhưng do cháu tham gia cùng nhóm bạn làm thêm cho một công ty chuyên về phần mềm thu nhập 2 triệu đồng/tháng nên không còn là đối tượng phụ thuộc nữa. Như vậy đồng nghĩa với việc thu nhập của chị sẽ phải đóng thuế ở mức trên 15 triệu đồng (11 triệu đồng theo quy định và 4,4 triệu đồng/1 người phụ thuộc).

“Con lên đại học lại càng tốn kém hơn, mỗi tháng đóng trên 10 triệu đồng tiền chi phí các loại, nhưng lại không còn thuộc diện phụ thuộc nữa. Như vậy tôi đã phải chi nhiều hơn cho con cái nhưng lại phải đóng thuế nhiều hơn trước”, chị Tươi cho biết.

Theo số liệu của Tổng cục Thuế, trong 10 năm qua, số thu thuế thu nhập cá nhân đã tăng gấp 3,6 lần và số lượng người nộp thuế thu nhập cá nhân không ngừng tăng qua các năm.

Cụ thể, Luật Thuế thu nhập cá nhân được áp dụng từ năm 2007, sau 2 lần điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế (từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu đồng/tháng và 11 triệu đồng/tháng vào năm 2020) thì mức tăng chưa đến 3 lần. Trong khi đó, bình quân mỗi người chi tiêu năm 2008 khoảng 792 nghìn đồng/tháng thì tới năm 2020 lên hơn 2,8 triệu đồng/tháng, tương ứng tăng gần 3,6 lần.

Theo thông tin về tình hình lao động việc làm quý 3 và 9 tháng năm 2023 của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý 3 là 7,1 triệu đồng, tăng 146 nghìn đồng so với quý 2 và tăng 359 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,39 lần khu vực nông thôn (8,6 triệu đồng so với 6,2 triệu đồng).

Trong khi giá hàng hóa không ngừng tăng trong 10 năm qua thì mức thu thuế gần như đứng im. 10 năm qua, giá cả sinh hoạt tăng chóng mặt, đặc biệt tại các thành phố lớn, giá cả phải tăng gấp đôi. Trong khi đó, mức thu nhập nộp thuế chỉ tăng từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng. Như vậy, mức tăng không tương xứng với CPI, dù CPI chưa phản ánh hết giá cả của nền kinh tế. Nhiều người cho rằng, cần phải nâng mức thu nhập nộp thuế và mức giảm trừ gia cảnh đối với phụ thuộc để hỗ trợ người có thu nhập thấp đủ để trang trải cuộc sống.

Cần sớm sửa đổi

Theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân, CPI tăng 20% mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh, tuy nhiên, việc quy định mốc thời điểm CPI thay đổi 20% phải mất tới 5-7 năm thậm chí 10 năm mức giảm trừ gia cảnh mới được đổi một lần. Chính sách có độ trễ lớn nên người dân phải chịu thiệt thòi.

Thực tế cho thấy, mức sống của người dân đã tăng cao hơn với số người nộp thuế thu nhập cá nhân ngày càng nhiều hơn. Ngưỡng thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân là 11 triệu đồng/tháng được áp dụng khi tính thu nhập bình quân của người lao động khoảng 8 triệu đồng/tháng. Sau gần 10 năm, thu nhập bình quân đã tăng lên 13 triệu đồng/tháng, vì vậy, chính sách phải thay đổi theo thực tế.

Chia sẻ bên lề hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, so với thế giới, chỉ số tính thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam so với lương cơ sở đang cao hơn 2,4 lần. Ngưỡng chịu thuế bình quân chung ở nước ngoài chỉ tính từ 0,5 - 1 lần so với lương cơ sở.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh so với lương cơ sở như vậy là cao, nhưng đang thấp hơn mức sống đô thị của người dân. Đặc biệt, theo ông Phớc, thu nhập 12 triệu đồng/tháng ở đô thị “không đủ sống” nhưng 11 triệu đồng đã phải nộp thuế. Ông Phớc cho biết, dự Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi chưa được bổ sung vào chương trình làm luật trong thời gian tới. Sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024, trên cơ sở đó sẽ tính thu nhập gốc, tính mức bình quân tăng lương mỗi năm là 7 - 8% để làm căn cứ tính ra thu nhập bình quân chịu thuế.

Ông Hồ Đức Phớc cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân hiện thấp so với cuộc sống tại các đô thị và sẽ tăng mức này khi sửa luật. Bộ Tài chính đã kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét đưa Luật Thuế thu nhập cá nhân vào chương trình sửa đổi, để điều chỉnh các quy định tính thuế thu nhập.

Về dự kiến sửa luật, ông Hồ Đức Phớc cho biết cải cách tiền lương sẽ thực hiện từ 1/7/2024. Cùng thay đổi này, ngành Tài chính sẽ tính thu nhập gốc, bình quân tăng lương mỗi năm (7 - 8% một năm) để làm căn cứ tính thu nhập bình quân. Đây sẽ là cơ sở phân loại đối tượng theo các mức thu nhập, vùng miền và căn cứ để nâng giảm trừ gia cảnh tính thuế cho phù hợp thực tế. Tuy nhiên, dự luật sửa đổi này chưa được bổ sung vào chương trình làm luật thời gian tới, nên trước mắt Bộ Tài chính sẽ sửa các luật liên quan đến thuế để hỗ trợ người dân.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.

Tin khác

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” được tổ chức ngày 10/7/2024 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực.
Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

(LĐTĐ) Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh khách hàng thực hiện sinh trắc học là thêm một lớp bảo mật khi thực hiện giao dịch, hướng đến mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo diễn ra mới đây, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hà Thị Mỹ Dung cho biết, năm 2023, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán 135 nhiệm vụ với 174 Đoàn kiểm toán và phát hành 248 Báo cáo kiểm toán.
Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

(LĐTĐ) Theo kết quả Khảo sát ngân sách mở năm 2023 (OBS 2023) vừa được Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) công bố, xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được nâng lên ở mức 57/125 quốc gia, tăng 11 bậc so với kỳ đánh giá năm 2021 và tăng 20 bậc so với năm 2019.
Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) 13 hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt gồm: Làm giả, sửa chữa phương tiện thanh toán; trộm cắp, xâm nhập dữ liệu; cung cấp thông tin sai sự thật; tiết lộ thông tin trái phép; mở tài khoản nặc danh; cung cấp dịch vụ mà không có giấy phép; gian lận, đánh bạc trực tuyến.
Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

(LĐTĐ) Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp từ 12/8.
GDP với những gam màu sáng

GDP với những gam màu sáng

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và sáu tháng đầu năm 2024 diễn ra mới đây, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung sáu tháng đầu năm, GDP tăng 6,42%, so với giai đoạn 2020-2024 chỉ thấp hơn mức tăng 6,58% của cùng kỳ năm 2022.
GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

(LĐTĐ) Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn 3 cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí minh (TP.HCM), Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu đều có mức tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động