Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thành phố Hà Nội xác định phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế bền vững, tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là động lực để các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.
Công nghiệp hỗ trợ giúp khơi thông dòng chảy hàng hóa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh Thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác công nghiệp hỗ trợ

Thời gian qua, các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của thành phố Hà Nội đã được Sở Công Thương Hà Nội chủ động phối hợp với các đơn vị triển khai đến các doanh nghiệp và phát huy tác dụng tích cực. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố liên tục tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực, tập trung vào 3 nhóm ngành nghề: Sản xuất linh kiện, phụ tùng; sản phẩm phục vụ ngành dệt may - da giày; sản phẩm cho công nghiệp công nghệ cao, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Hà Nội tổ chức các hoạt động kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Trong đó, sản xuất linh kiện, phụ tùng là nhóm chủ chốt, cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo chủ lực như sản xuất ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, điện - điện tử. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

Tính đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng hơn 900 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, với trên 320 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ vẫn bộc lộ nhiều tồn tại. Cụ thể, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước nói chung và Hà Nội nói riêng còn đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa còn thấp nên khối lượng linh phụ kiện nhập khẩu hằng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu lên đến hàng chục tỷ USD. Riêng sản phẩm linh kiện nhập khẩu thuộc ngành điện tử và ôtô vào khoảng 35-50 tỷ USD.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trên 30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của cả nước nói chung hiện vẫn đang sử dụng hoàn toàn thiết bị điều khiển thủ công, trên 50% có sử dụng thiết bị bán tự động, chỉ hơn 10% doanh nghiệp có sử dụng thiết bị tự động hoá và chưa đến 10% doanh nghiệp có sử dụng robot trong dây chuyền sản xuất.

Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA), việc đầu tư, xây dựng, phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội lại càng khó khăn do chi phí thuê mặt bằng sản xuất, nhân công và một số dịch vụ khác tăng cao…

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan thông tin, với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đưa Hà Nội trở thành Thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, công nghiệp xanh, Thành phố đã chỉ đạo Sở Công Thương cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan, các hội, hiệp hội… trên địa bàn triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Cùng với đó, Hà Nội cũng tổ chức các hội chợ công nghiệp hỗ trợ với sự tham gia của doanh nghiệp Hà Nội và các tỉnh, thành phố, cũng như doanh nghiệp nước ngoài; tăng cường các hoạt động quảng bá, kết nối giao thương trực tuyến, ứng dụng công nghệ thực tế ảo; hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại; mua bản quyền, sáng chế, phần mềm (bao gồm cả chuyển đổi số), thuê chuyên gia nước ngoài và đào tạo nguồn nhân lực. Thành phố cũng xây dựng website về công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội, trong đó cung cấp các nội dung liên quan, thông tin, dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ…

Trong Kế hoạch thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2024, có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, phấn đấu hoàn thành trước một năm so với kế hoạch; có khoảng 35 - 40% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

Để đạt mục tiêu đặt ra, Thành phố sẽ đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó, thuê chuyên gia tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội triển khai mô hình nhà máy thông minh; kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước.

Thành phố sẽ giao các sở, ngành tổ chức 2 hội chợ triển lãm chuyên ngành về công nghiệp hỗ trợ trong năm 2024, có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,...), tạo môi trường tìm kiếm cơ hội, kết nối giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp nhằm sản xuất chế tạo cung ứng linh kiện, phụ kiện...

Đồng thời, hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu; giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội; hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm.

L.T.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chiều 15/3, giá vàng trong nước vẫn ở mức cao

Chiều 15/3, giá vàng trong nước vẫn ở mức cao

Chiều nay (15/3), giá vàng trong nước vẫn ở mức rất cao. Nhiều tiệm vàng vẫn giữ ở mốc trên 96 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng lẫn vàng nhẫn 9999.
Võ sĩ Hà Thị Linh giành Huy chương Đồng tại Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025

Võ sĩ Hà Thị Linh giành Huy chương Đồng tại Giải vô địch Boxing nữ thế giới 2025

Nữ võ sĩ Hà Thị Linh đã xuất sắc mang về tấm Huy chương Đồng duy nhất cho đội tuyển boxing Việt Nam tại Giải vô địch boxing nữ thế giới 2025, diễn ra tại Serbia. Đây không chỉ là thành tích đáng tự hào của cá nhân cô mà còn là điểm sáng hiếm hoi của đội tuyển Việt Nam sau hơn một tuần tranh tài đầy quyết liệt.
Hà Nội nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Nhằm hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; cung cấp dịch vụ số mới được cá nhân hóa, dựa trên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính.
Khai mạc Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển”

Khai mạc Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển”

Trong 2 ngày (15 và 16/3/2025), tại vườn hoa đền Bà Kiệu và khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (đường Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội tổ chức Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2025.
212 dự án dự thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia

212 dự án dự thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia

Tham dự Cuộc thi nghiên cứu Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông năm học 2024 - 2025 có tổng số 212 dự án, trong đó có 23 dự án cá nhân và 189 dự án tập thể.
Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) vừa đưa ra cảnh báo hành vi lừa đảo người lao động đăng ký tuyển chọn đi làm việc nghề hàn, nghề khuôn mẫu tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc).
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người dân

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người dân

Thời gian qua, các cơ sở y tế quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng thực hiện việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Tin khác

Nhiều cơ chế, chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Nhiều cơ chế, chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Dù chưa có sự bứt tốc mạnh mẽ, nhưng kết quả hoạt động của các ngành kinh tế Thủ đô trong 2 tháng đầu năm 2025 cho thấy, đà tăng trưởng tiếp tục duy trì. Có được điều này là nhờ sự cố gắng, nỗ lực của Thành phố trong công tác chỉ đạo, điều hành và ban hành nhiều chính sách mới, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Cách nào để chủ hộ kinh doanh, người đại diện của doanh nghiệp biết mình đang bị tạm hoãn xuất cảnh?

Cách nào để chủ hộ kinh doanh, người đại diện của doanh nghiệp biết mình đang bị tạm hoãn xuất cảnh?

Bắt đầu tư ngày 28/2/2025, cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp… có số tiền thuế nợ từ 50 triệu đồng trở lên và số tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. Vậy làm cách nào để những trường hợp này biết mình đang bị tạm hoãn xuất cảnh?
Giải bài toán cung ứng nhân lực chất lượng cao

Giải bài toán cung ứng nhân lực chất lượng cao

Chuẩn bị nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là một trong những khuyến nghị được nhiều tổ chức tài chính, các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh khi đề cập đến nhân tố quan trọng cho tăng trưởng cao của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Bình Dương: Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 30 dự án có vốn đầu tư gần 2,7 tỷ USD

Bình Dương: Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 30 dự án có vốn đầu tư gần 2,7 tỷ USD

Trong số 30 dự án được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương đầu tư có 16 dự án thuộc lĩnh vực nhà ở thương mại với tổng vốn đầu tư 38.453 tỷ đồng, 7 dự án FDI với số vốn đăng ký gần 1 tỷ USD.
“Xanh hóa” logistics để doanh nghiệp lớn mạnh

“Xanh hóa” logistics để doanh nghiệp lớn mạnh

Có thể thấy, logistics là một trong những ngành có mức độ tiêu thụ năng lượng và phát sinh khí thải nhiều, vì thế theo các chuyên gia việc “xanh hóa” logistics là vấn đề mang tính sống còn và sẽ góp phần tích cực vào mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 (Net zero). Tuy nhiên, để doanh nghiệp logistics tận dụng tốt những cơ hội trong quá trình chuyển đổi xanh, thì nhiều “điểm nghẽn” vẫn cần được tháo gỡ.
Đồng Nai: Trao giấy chứng nhận đầu tư cho 14 danh nghiệp FDI

Đồng Nai: Trao giấy chứng nhận đầu tư cho 14 danh nghiệp FDI

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai vừa trao giấy chứng nhận đầu tư cho 14 dự án FDI đầu tư mới và tăng vốn đầu tư trên địa bàn với tổng vốn đăng ký gần 728 triệu USD.
Gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1

Gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1

Trong tháng 1/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,6% so với tháng trước.
Doanh nghiệp bất động sản ồ ạt mua lại trái phiếu

Doanh nghiệp bất động sản ồ ạt mua lại trái phiếu

Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản vừa chi cả nghìn tỷ mua lại trước hạn giá trị đang lưu hành của lô trái phiếu. Tuy nhiên, áp lực trả nợ trái phiếu sẽ gia tăng dần và đạt đỉnh vào quý III /2025 với lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn lên tới khoảng 70.000 tỷ đồng, gấp khoảng 1,6 lần so với cùng kỳ.
Dù doanh thu cải thiện nhưng Tập đoàn Novaland vẫn báo lỗ hơn 6.400 tỷ đồng

Dù doanh thu cải thiện nhưng Tập đoàn Novaland vẫn báo lỗ hơn 6.400 tỷ đồng

Tập đoàn Novaland (mã chứng khoán: NVL) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV và kết quả kinh doanh năm 2024. Đáng chú ý, Novaland ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 6.400 tỷ đồng trong năm 2024 dù doanh thu đã cải thiện đáng kể. Đây là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của Novaland.
BID “gà” đẻ trứng vàng

BID “gà” đẻ trứng vàng

Trong tiến trình phát triển và hội nhập, Hà Nội đang đứng trước cơ hội lớn để cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản văn hóa thông qua mô hình Khu phát triển thương mại, văn hóa (BID). Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Luật Thủ đô 2024 đã được Quốc hội thông qua, mở ra hướng đi mới cho việc huy động nguồn lực xã hội phát triển các hoạt động dịch vụ, thương mại, văn hóa tại những khu vực có lợi thế.
Xem thêm
Phiên bản di động