Thủ tướng yêu cầu chủ động xử lý các tình huống xấu nhất do bão và mưa lũ
Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Y tế.
Theo công điện của Thủ tướng, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ 0h đến 18h ngày 18/9, các tỉnh khu vực Trung Trung Bộ đã có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 70-250mm, có nơi trên 250mm.
Dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia cho thấy rạng sáng nay, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, có thể gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam với sức gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10 (89-102 km/h).
Tác động của việc này có thể gây mưa lớn tại khu vực từ Thanh Hóa đến Bình Định trước, trong và sau bão.
"Diễn biến của áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ còn rất phức tạp, dự báo có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển, hướng di chuyển, phạm vi ảnh hưởng và lượng mưa", Công điện nêu rõ.
Từ 0h đến 18h ngày 18/9, các tỉnh khu vực Trung Trung Bộ đã có mưa to đến rất to. |
Để chủ động ứng phó với bão, nhất là nguy cơ mưa lớn, ngập lụt đô thị và vùng thấp trũng, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét ở khu vực miền núi, đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân, Thủ tướng yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình, cập nhật liên tục thông tin diễn biến của áp thấp nhiệt đới, bão và mưa lũ.
Theo người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo các địa phương cần chỉ đạo triển khai kịp thời, quyết liệt, có hiệu quả công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thực tế trên địa bàn, quán triệt phương châm "bốn tại chỗ", chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Trong đó, Thủ tướng lưu ý rà soát, hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền không đi vào hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, về nơi tránh trú an toàn; triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện tại nơi neo đậu tránh trú và các hoạt động sản xuất trên biển, ven biển.
Triển khai phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ đạo địa phương triển khai các biện pháp để hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, trường học, cơ sở y tế, sản xuất kinh doanh, đê điều, hồ đập, công trình xây dựng, nhất là công trình giao thông...
Thủ tướng lưu ý khẩn trương hoàn thành việc cắt tỉa, chằng chống cây xanh đô thị, nhà cửa, trụ sở, nạo vét, khơi thông cống rãnh, hệ thống tiêu thoát nước.
Cùng với việc vận hành, điều tiết các hồ đập thủy điện, thủy lợi trên địa bàn khoa học, đảm bảo an toàn tuyệt đối các công trình, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, không để xảy ra tình trạng lũ chồng lũ, Thủ tướng nhắc cần chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện, nhất là tại các khu vực dự kiến chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, mưa lũ.
Để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống sau bão, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu kịp thời lương thực, thực phẩm, nước uống, nhu yếu phẩm cho các hộ dân bị ảnh hưởng của thiên tai, nhất là các hộ dân tại các khu vực bị cô lập; tuyệt đối không để ai bị đói, bị rét, không có nơi ở, thiếu nước uống.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường được giao chỉ đạo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình, dự báo, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về diễn biến của áp thấp nhiệt đới, bão cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động triển khai có hiệu quả công tác ứng phó.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đối với tàu thuyền vận tải hoạt động trên biển, trên sông; đảm bảo an toàn hoạt động giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không; triển khai các biện pháp phòng, chống bão, lũ bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và các dự án quan trọng quốc gia, công trình hạ tầng giao thông trọng điểm đang thi công tại khu vực.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Quốc phòng, Công an chỉ đạo các lực lượng cứu hộ, cứu nạn ứng trực thường xuyên, sẵn sàng cứu dân, tài sản và các yêu cầu khẩn cấp khác.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ là người trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc công điện này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm
Tin khác
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Tin mới 26/11/2024 11:48
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri
Tin mới 25/11/2024 17:55
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 25/11/2024 16:38
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Tin mới 25/11/2024 12:39
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32