Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật
Thủ tướng chủ trì Hội nghị với doanh nghiệp về phục hồi nền kinh tế | |
Thủ tướng chủ trì hội nghị về quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc |
Phiên họp thảo luận về 4 dự án luật, gồm 3 dự án luật do Bộ Công an trình: Dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Dự án Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ; và 1 dự án luật do Bộ Giao thông vận tải trình là Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) gồm 8 chương, 67 điều, so với Luật hiện hành tăng 11 điều, trong đó giữ nguyên 7 điều, sửa 47 điều và 13 điều quy định mới. Trong quá trình xây dựng luật, theo cơ quan chủ trì soạn thảo, có một số nội dung còn có các ý kiến nhau như việc chấp hành hình phạt tù trong khi đang cai nghiện bắt buộc, quy định về trình tự, thủ tục đưa người nghiện từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc…
Về các nội dung trên, đa số ý kiến thành viên Chính phủ cho rằng, người đang cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cơ sở cai nghiện mà bị phát hiện thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, nếu bị tòa án xử phạt tù thì được miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp |
Các ý kiến đề nghị Dự thảo Luật giao Chính phủ quy định chi tiết việc lập hồ sơ đưa người nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện ma túy công lập để cai nghiện ma túy bắt buộc; Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy công lập để cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Kết luận nội dung này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá Dự thảo Luật nhìn chung bám sát mục đích, phạm vi điều chỉnh và đã lấy ý kiến rộng rãi.
Cho rằng thời gian qua, nhiều đối tượng tìm cách xâm nhập Việt Nam, không chỉ biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ mà còn là nơi trung chuyển, chế biến ma túy, Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương các lực lượng công an, quốc phòng, nhân dân các địa phương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, lập nhiều thành tích trong đấu tranh phòng chống ma túy.
Thủ tướng nhấn mạnh, quy trình cai nghiện ma túy bắt buộc cần minh bạch, rõ ràng, với trình tự thủ tục bảo đảm thận trọng, khách quan, chặt chẽ, đặc biệt khi áp dụng biện pháp này đối với người dưới 18 tuổi.
Thủ tướng nêu rõ tinh thần là tạo khung pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng chống ma túy; giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.
Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gồm 5 chương, 35 điều, xác định rõ lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện được tuyển chọn tham gia phối hợp, hỗ trợ công an chính quy trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn cấp xã; xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Dự thảo Luật điều chỉnh thống nhất nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách thành nhiệm vụ chung của lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo đảm phù hợp với trình độ, năng lực và thể hiện rõ tính chất là “lực lượng tham gia hỗ trợ”, tránh trùng lặp với nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã, phường, thị trấn chính quy và chính quyền cơ sở.
Kết luận nội dung này, Thủ tướng cho rằng, Luật được chuẩn bị công phu, nghiêm túc và các thành viên Chính phủ cơ bản đồng ý. Lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã được quy định riêng rẽ tại nhiều luật, nghị định. Do đó, Luật này là cần thiết nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của lực lượng tự quản tại cộng đồng dân cư tham gia hỗ trợ công an chính quy bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn, góp phần củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền.
Thủ tướng nhấn mạnh, lực lượng này thể hiện tính tự quản, tự nguyện, không hành chính hóa về tổ chức và hoạt động, với sự tham gia thực chất và giám sát chặt chẽ của nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội cơ sở. Tổ chức và hoạt động bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với đặc điểm dân cư, với yêu cầu bảo vệ an ninh trật tự từng vùng, miền, khu vực, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước và đóng góp của nhân dân. Về tuyển chọn, sẽ tiếp tục hoàn thiện theo hướng quy định đầy đủ hơn về tiêu chuẩn, nguyên tắc, quy trình tuyển chọn. Về vai trò, mối quan hệ với các lực lượng khác tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở, cần quy định đầy đủ về cơ chế phối hợp giữa các lực lượng, vai trò điều phối thống nhất của công an xã, phường, thị trấn chính quy, bảo đảm phát huy sức mạnh tổng hợp nhưng không chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự cơ sở, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.
Việc sắp xếp lại lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách như quy định của Dự thảo Luật cần được đánh giá rõ, kỹ lưỡng hơn tác động về tổ chức, thành phần, số lượng, cơ cấu và kinh phí hoạt động để bảo đảm tính thuyết phục, khả thi.
Về Dự án Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, an toàn giao thông là vấn đề lớn, rất quan trọng vì tính mạng con người là trên hết. Việc xây dựng Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ là cần thiết, trên cơ sở tách ra từ Luật Giao thông đường bộ.
Đánh giá cao công tác chuẩn bị của cơ quan chủ quản và sự phối hợp của các bộ trong xây dựng luật, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần “cái gì có lợi cho dân, làm gì để xã hội phát triển tốt thì nên tiến hành, không quyền anh, quyền tôi mà làm chậm trễ sự phát triển của đất nước”. Về phạm vi điều chỉnh, Thủ tướng nêu rõ yêu cầu không để chồng chéo.
Về quản lý hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác, tổ chức thực thi, nên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) là hợp lý, trừ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Về nội dung quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, Thủ tướng đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tiếp tục rà soát, hoàn thiện, bảo đảm tính bao quát, toàn diện, thống nhất, không chồng chéo, trùng lắp với lĩnh vực giao thông đường bộ đã được quy định trong Luật Giao thông đường bộ. Cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về phân quyền đối với chính quyền địa phương các cấp trong quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Để phù hợp với tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, cần phải có lộ trình triển khai trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động cụ thể, nếu quy định cụ thể ngay trong luật sẽ gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành. Do vậy, nhất trí với các ý kiến đề xuất, Luật này chỉ mang tính nguyên tắc.
Cần tiếp tục làm rõ, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và Luật Giao thông đường bộ; tiếp tục làm rõ các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ trong các luật khác như Luật Hàng hải, Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Hàng không dân dụng để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Tin khác
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Tin mới 05/11/2024 14:50
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25