Thủ đô tự tin bước sang năm mới

(LĐTĐ) Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, năm vừa qua, Đảng bộ, chính quyền, hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô đã nỗ lực vượt qua, tiếp tục đoàn kết, sáng tạo, ra sức thi đua, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Đó là nền tảng để Thủ đô vững vàng bước sang năm 2024 với khí thế, quyết tâm hướng tới những thắng lợi mới.
Tiếp tục đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng công tác tham mưu 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2023 Chiêm ngưỡng vẻ đẹp Thủ đô qua triển lãm ảnh “Hà Nội góc nhìn mới”

Chú trọng công tác cán bộ, tăng cường kỷ cương, kỷ luật

Năm 2023 có ý nghĩa hết sức quan trọng, là năm đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025); tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Thủ đô tự tin bước sang năm mới
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ mười bốn xem xét, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng.

Tại kỳ họp cuối năm (tháng 12/2023), phát biểu chỉ đạo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, năm vừa qua, Thủ đô Hà Nội phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, tình hình dịch bệnh, thiên tai diễn biến bất thường, ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Trong bối cảnh đó, Thành ủy Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng triển khai quyết liệt các nghị quyết, kết luận của Trung ương; tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới phong cách lãnh đạo theo hướng khoa học, dân chủ, sâu sát thực tiễn, quyết liệt tổ chức triển khai các nhiệm vụ mang tính chiến lược, thường xuyên quan tâm giải quyết các nhiệm vụ mang tính bức xúc dân sinh... Thành phố tiếp tục thực hiện chủ đề công tác năm 2023 là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; các cấp, các ngành đã quyết liệt, khẩn trương, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc; quy tụ đoàn kết, tạo động lực và phát huy trí tuệ tập thể trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, công tác cán bộ luôn được xác định là then chốt của then chốt. Với quyết tâm tạo chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động của cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc, ngày 7/8/2023, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 171-KH/TU về thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU và tổ chức quán triệt, triển khai đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn Thành phố.

Thành ủy cũng ban hành Đề án tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã thuộc thành phố Hà Nội đến năm 2025 và những năm tiếp theo; kế hoạch luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ các sở ban, ngành, Thành phố và các quận, huyện, thị xã, cấp ủy trực thuộc Thành ủy giai đoạn 2024-2025. Thực hiện có hiệu quả sắp xếp lại công tác tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và biên chế; tổ chức triển khai rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy trình công tác, quy chế làm việc và phương án phân cấp, ủy quyền thủ tục hành chính tại 11 đơn vị. Quyết liệt triển khai đổi mới phương thức quản lý, tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập nhằm đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp công, nâng cao chất lượng và thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào hoạt động sự nghiệp; đồng thời tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi đơn vị sự nghiệp công lập.

Nhìn lại năm 2023, có thể khẳng định, công tác tư tưởng, tuyên giáo tiếp tục được đổi mới và tăng cường. Công tác tổ chức xây dựng Đảng được triển khai quyết liệt, cách làm bài bản, khoa học, có nhiều đổi mới. Công tác kiểm tra, giám sát được tập trung lãnh đạo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, đạt được những kết quả rất tích cực. Công tác nội chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thường xuyên quan tâm lãnh đạo. Công tác dân vận được chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả. Công tác củng cố, xây dựng hệ thống chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, qua đó góp phần xây dựng, củng cố khối đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Kinh tế phục hồi và phát triển bền vững

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là những tác động của đại dịch Covid-19 và diễn biến khó lường của tình hình kinh tế thế giới, song kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội đã từng bước phục hồi và duy trì đà tăng trưởng bền vững. Thành phố đã cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát của năm 2023; hoàn thành và vượt mức 18/23 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó 3 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Các ngành, lĩnh vực đều phát triển khá. Ước cả năm 2023, GRDP của Thành phố tăng 6,27%, thấp hơn kịch bản đề ra nhưng vẫn cao hơn mức bình quân chung cả nước (khoảng trên 5%); GRDP bình quân đầu người ước đạt 150 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 405,2 nghìn tỷ đồng, đạt 114,8% dự toán, tăng 23,8% so với cùng kỳ (trong đó: Thu nội địa đạt trên 376,5 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 93%); chi ngân sách chuyển dịch theo hướng tích cực, tiết kiệm chi thường xuyên; tổng vốn đầu tư xã hội ước đạt 504,89 nghìn tỷ đồng, tăng 9,0%; vốn FDI đạt 2.874 triệu USD, tăng 62%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trên 10%; lượng khách du lịch đến thủ đô Hà Nội dự kiến đạt 24 triệu lượt khách, trong đó 4 triệu lượt khách quốc tế.

Thủ đô tự tin bước sang năm mới

Cùng với đó, an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo, tạo nhiều việc làm cho người lao động, các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. Khoa học và công nghệ được quan tâm, đẩy mạnh. Cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh, Chỉ số cải cách hành chính (PAR-Index) tăng 7 bậc, Chỉ số SIPAS tiếp tục giữ nguyên thứ hạng. Công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường tiếp tục được tập trung thực hiện.

Hạ tầng kỹ thuật đô thị được quan tâm, đã hoàn thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu vượt nút giao Phạm Ngọc Thạch, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài… Công tác phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm đầu tư và chỉ đạo sâu sát, quyết liệt; Thành phố đã có 18/18 huyện nông thôn mới; dự kiến có 187 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 62 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hoạt động đối ngoại có hiệu quả và tiếp tục được mở rộng, nâng cao.

Đặc biệt, Thành phố đã triển khai bài bản, khoa học nhiều nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược, quyết định đến sự phát triển bền vững của Thủ đô trước mắt và tương lai, như: Phối hợp xây dựng Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đã trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6; dự kiến Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024); đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của Thành phố; khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, mục tiêu hoàn thành vào năm 2026 và đưa vào khai thác năm 2027...; tiếp tục triển khai Nghị quyết của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa, Nghị quyết về chuyển đổi số và xây dựng Thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; kế hoạch đầu tư về 3 mục tiêu cải tạo, nâng cấp, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, y tế và tu bổ di tích lịch sử giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo (hoàn thành trên 1.000 công trình của 3 lĩnh vực này, gồm gần 400 công trình cấp Thành phố, hơn 600 công trình cấp huyện); đề án cải tạo lại chung cư cũ; đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công; đề án phân cấp, ủy quyền (đã phân cấp/ủy quyền 708/1.895 thủ tục hành chính, đạt 37,3%); triển khai các biện pháp xử lý đối với các dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai...

Những thành quả đạt được trong năm vừa qua khẳng định sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng bộ, chính quyền, hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô, tạo nền tảng để Thủ đô vững vàng bước sang năm 2024 với khí thế, quyết tâm hướng tới thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố.

Quyết liệt triển khai nhiệm vụ ngay từ ngày đầu năm 2024

Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2024 sẽ tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức. Bởi những khó khăn trong nội tại của năm 2023 được dự báo kéo dài đến năm 2024, trong khi tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp và khó lường. Các nền kinh tế lớn, đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng phục hồi chậm, thiếu bền vững, tăng trưởng thấp trong khi cầu tiêu dùng, hàng rào bảo hộ gia tăng… Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh, thiên tai vẫn có những diễn biến bất thường, khó lường.

Thủ đô tự tin bước sang năm mới

Dù vậy, tình hình trong nước đã có những mảng sáng, kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực; nhiều dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia có tác động lan tỏa đưa vào khai thác. Thủ đô Hà Nội tiếp tục nhận được sự quan tâm của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương. Dự kiến những văn bản định hướng dài hạn cho phát triển Thủ đô sẽ được xem xét, ban hành (Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065), làm căn cứ để Thành phố triển khai thực hiện nhằm khai thác tốt các nguồn lực cho phát triển…

Năm 2024 là năm thứ 4 thực hiện kế hoạch 5 năm 2021-2025, là năm bản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết XVII Đại hội Đảng bộ Thành phố, năm kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Thành phố tiếp tục xác định chủ đề của năm 2024 là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Trên cơ sở phân tích tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, ngày 24/11, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, quan điểm chỉ đạo của Thành ủy năm 2024 là: Phát huy những kết quả đạt được và kinh nghiệm đã có, các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội từ Thành phố đến cơ sở phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, sâu sát hơn nữa; tăng cường kiểm tra, giám sát, đổi mới phương thức lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm, đề cao trách nhiệm, sự gương mẫu của người đứng đầu các cấp; huy động cả hệ thống chính trị để tham gia thực hiện thắng lợi, toàn diện các nhiệm vụ công tác.

Với khí thế, quyết tâm và niềm tin của một mùa Xuân mới, bước sang năm 2024, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô sẽ tiếp tục đoàn kết, chung sức đồng lòng, vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung cao độ, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị năm 2024, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố đã đề ra, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Để cụ thể hóa chủ trương của Thành ủy, tại Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; đề ra 24 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Trong đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6,5 - 7%; GRDP bình quân đầu người 160,8 - 162 triệu đồng; tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện 10,5 - 11,5%; tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu 4 - 5%; Chỉ số giá tiêu dùng dưới 4%. Mục tiêu tổng quát được nêu trong Nghị quyết là tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng gắn với kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của kinh tế Thủ đô. Đẩy mạnh và tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các khâu đột phá, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội tại.

Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số; tiếp tục hoàn thiện, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tháo gỡ các điểm nghẽn, khó khăn vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; nâng cao thứ hạng các chỉ số: PAPI, PCI, PAR-Index, SIPAS. Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế; thúc đẩy hạ tầng và công nghệ số, ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng thành phố thông minh. Thực hiện tốt các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước, biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học - công nghệ và phát động phong trào thi đua năm 2024, mới đây, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh: “Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2024, các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức đoàn thể thành phố cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, với quyết tâm cao nhất, tập trung triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2024, tạo đà cho năm 2025 và bảo đảm hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của cả nhiệm kỳ”.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday

Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday

(LĐTĐ) Lợi dụng thời điểm ngày hội mua sắm Black Friday, các đối tượng xấu sẽ chủ động tiếp cận nạn nhân thông qua tin nhắn Email và các trang web giả mạo, dụ dỗ nạn nhân đặt mua các sản phẩm với mức giá ưu đãi nhằm chiếm đoạt thông tin và tài sản.
Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm

Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Chiều 25/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức hội thảo với chủ đề “Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm”. Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà và PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đồng chủ trì hội thảo.
Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển

Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển

(LĐTĐ) Chủ trì tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn mong muốn mối quan hệ hợp tác hữu nghị gần 30 năm giữa Tổng Công hội Bắc Kinh và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ngày càng sâu sắc và bền chặt; giao lưu học hỏi lẫn nhau để cùng đưa phong trào công nhân lao động và hoạt động Công đoàn của hai nước phát triển hơn nữa, đáp ứng yêu cầu chung của phong trào công đoàn quốc tế.
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 25/11, các đại biểu cho biết, trẻ em đang ngày càng phải đối mặt với những hình thức quảng cáo tinh vi, đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các em.
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh

LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh

(LĐTĐ) Chiều 25/11, tại trụ sở Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã diễn ra hội đàm giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội với Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc).
Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024

Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024

(LĐTĐ) Dịch vụ Tư vấn Chuyển đổi số với phương pháp luận Viettel Agile của Viettel Solutions vừa được Giải thưởng quốc tế BIG Awards for Business 2024 công bố là điển hình của năm (Case Study of the Years).

Tin khác

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 25/11, các đại biểu cho biết, trẻ em đang ngày càng phải đối mặt với những hình thức quảng cáo tinh vi, đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các em.
Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 25-30/11), Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự theo thẩm quyền và thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Xem thêm
Phiên bản di động