Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát
![]() | Bức tranh kinh tế năm 2018 và kỳ vọng năm 2019 |
![]() | Dấu ấn một năm hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu kinh tế-xã hội |
![]() | Thành phố chỉ đạo quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 |
Đề án cũng nhằm tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ thống kê nói chung và nghiệp vụ biên soạn tài khoản quốc gia nói riêng, từng bước tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ thống kê quốc tế; góp phần bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế.
Nội dung của Đề án gồm nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát; khảo sát, đánh giá toàn diện thực trạng khu vực kinh tế chưa được quan sát trong nền kinh tế; xây dựng Danh mục các hoạt động kinh tế phản ánh phạm vi, quy mô của khu vực kinh tế này; phương pháp đo lường.
Bên cạnh đó, trên cơ sở kết quả thử nghiệm, hằng năm tiến hành đo lường chính thức, cập nhật kết quả biên soạn tổng sản phẩm trong nước, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các chỉ tiêu tài khoản quốc gia khác theo phương pháp sản xuất. Các số liệu ước tính, sơ bộ, chính thức; các kỳ biên soạn, công bố, phổ biến quý I, quý II, 6 tháng, quý III, 9 tháng và cả năm của các chỉ tiêu này thực hiện theo Luật Thống kê ngày 23/11/2015 và các văn bản liên quan khác.
Giải pháp chủ yếu của Đề án là khảo sát, đánh giá cụ thể, chi tiết và toàn diện thực trạng các hoạt động kinh tế chưa được quan sát theo 5 nhóm hoạt động của ba khu vực kinh tế (Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ); loại hình sở hữu (Kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài); ngành, lĩnh vực; địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tiêu thức khác. Trên cơ sở đó, xây dựng Danh mục các hoạt động kinh tế chưa được quan sát.
![]() |
Ảnh minh họa (TTXVN |
Xây dựng, ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê nguồn thông tin đầu vào đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát, bảo đảm tính toàn diện và khả thi, phù hợp với khả năng thu thập thông tin của ngành Thống kê và các cơ quan, tổ chức liên quan, trong đó quy định rõ ràng, đầy đủ tiêu thức phân tổ, kỳ thu thập thông tin, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập. Định kỳ rà soát, cập nhật bổ sung Hệ thống chỉ tiêu thống kê nguồn thông tin đầu vào để đáp ứng yêu cầu với thực tế.
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ thống kê, góp phần nâng cao hiệu quả đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát. Sử dụng đồng thời ba hình thức: Điều tra thống kê, báo cáo thống kê và khai thác dữ liệu hành chính trong thu thập thông tin. Kịp thời cài đặt nội dung khu vực kinh tế chưa được quan sát vào các hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện có (Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; hệ thống chỉ tiêu thống kê của các bộ, ngành; hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã); bổ sung một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế chưa được quan sát.
Tăng cường phối hợp, cung cấp, chia sẻ thông tin thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát giữa các bộ, ngành, địa phương; hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế về đăng ký sản xuất kinh doanh, nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước và nghĩa vụ xã hội của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế; quy định về sử dụng lao động, đào tạo nghề, cung cấp tín dụng, mức đóng và hưởng bảo hiểm xã hội; quy định về xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và các quy định khác, góp phần đánh giá chính xác và thu hẹp phạm vi, quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát.
Tăng cường hợp tác quốc tế về thống kê, cập nhật lý luận, phương pháp nghiệp vụ tiên tiến và kinh nghiệm đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát của các nước, hướng tới thực hiện mục tiêu nâng mức độ biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia của Thống kê nước ta theo Khung đánh giá của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc từ mức 2/6 năm 2008, lên đạt mức 4/6 vào năm 2020 và mức 6/6 vào năm 2030 đề ra trong Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đoàn đại biểu cán bộ Công đoàn và CNVCLĐ quận Đống Đa dâng hương tại đền thờ Bác Hồ

Cháy xe bồn chở xăng trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, lái xe tử vong

Từ drama tình ái ViruSs, Pháo và Ngọc Kem: Một bộ phận giới trẻ, họ đang nghĩ gì?

Mensik hạ Djokovic, giành danh hiệu ATP đầu tiên

Bielefeld vs Leverkusen, bán kết Cúp Quốc gia Đức: "Trận chiến" không cân sức

“Cha tôi, người ở lại” tập 20: An ôm Nguyên trong mưa, quá khứ lại ùa về

Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện ung thư sớm cho đoàn viên Công đoàn huyện Phúc Thọ
Tin khác

Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia
Tin mới 01/04/2025 09:04

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất
Tin mới 30/03/2025 21:36

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới
Tin mới 30/03/2025 21:25

Bộ Chính trị kết luận về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra
Tin mới 28/03/2025 22:54

Hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư
Tin mới 28/03/2025 19:25

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Myanmar sau trận động đất mạnh 7,7 độ
Tin mới 28/03/2025 17:44

Từ 1/6/2025, cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ cấp mới thẻ BHYT giấy với một số trường hợp
Tin mới 28/03/2025 17:03

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Brasil
Tin mới 28/03/2025 14:07

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo xử lý thông tin báo chí phản ánh giá lợn hơi tăng cao
Tin mới 28/03/2025 06:58

Bộ Nội vụ đề xuất cán bộ, công chức xã thuộc biên chế của tỉnh
Tin mới 27/03/2025 20:38