Thị trường lao động sẽ có nhiều gam màu sáng

(LĐTĐ) Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã làm đứt gãy nghiêm trọng thị trường lao động. Dù vậy, hiện nay, với giải pháp thích ứng linh hoạt của Chính phủ, nền kinh tế đang có nhiều tín hiệu khởi sắc, kéo theo đó là hoạt động nhộn nhịp trở lại của thị trường lao động. Thị trường lao động hứa hẹn có nhiều tín hiệu phục hồi, phát triển và chuyển biến tích cực trong năm 2022.
Từng bước phục hồi thị trường lao động hiệu quả Thị trường lao động đang ấm dần Nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động

Từ khủng hoảng

Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã khiến thị trường lao động nước ta phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng khi tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên ở mức rất cao, thu nhập của người lao động (NLĐ) sụt giảm mạnh.

Đến hết quý III, cả nước có 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm. Giãn cách xã hội kéo dài đã làm trầm trọng hơn các điểm yếu của thị trường lao động và ảnh hưởng mạnh đến ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Thị trường lao động sẽ có nhiều gam màu sáng
Kết nối việc làm trực tuyến tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Số lao động trong 2 ngành này đều giảm mạnh chưa từng có trong nhiều năm gần đây. Tỷ lệ và số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở quý III tăng lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Theo đánh giá của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam, như bị chia cắt cục bộ giữa các vùng, các địa phương, gây ra thiếu lao động cho sản xuất - kinh doanh.

Sự khác nhau về các biện pháp phòng, chống dịch tại các địa phương cũng khiến việc đi lại giao lưu giữa các vùng trở nên khó khăn hơn, gia tăng sự mất cân đối cung cầu lao động cục bộ, gây ra áp lực về giải quyết việc làm, dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều nơi, trong đó có các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo ra một làn sóng dịch chuyển lao động lớn chưa từng có từ các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương về các địa phương trên cả nước.

Còn tại Hà Nội, theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhất là trong quý III/2021 đã tác động tiêu cực đến tình hình lao động việc làm và hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các ngành, lĩnh vực tại thành phố Hà Nội. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tạm đóng cửa, dừng hoạt động trong thời gian dài đã khiến hàng triệu người lao động phải tạm dừng hợp đồng lao động, dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập.

Lao động đang làm việc trong nền kinh tế giảm mạnh so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng cao. Theo kết quả Điều tra lao động việc làm quý III/2021, số người có việc làm toàn Thành phố giảm 5,3% so với quý trước và giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp quý III/2021 là 2,7% tăng 0,3 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.

Đến những tín hiệu khả quan

Mặc dù khủng hoảng nghiêm trọng bởi tác động của dịch bệnh Covid-19 nhưng theo nhận định của các chuyên gia, hiện nay, với giải pháp thích ứng linh hoạt của Chính phủ, nền kinh tế đang có nhiều tín hiệu khởi sắc trở lại kéo theo đó là hoạt động nhộn nhịp trở lại của thị trường lao động.

Thị trường lao động hứa hẹn có nhiều tín hiệu phục hồi, phát triển và chuyển biến tích cực trong năm 2022. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) nhận định: “Dịch bệnh Covid-19 khiến người lao động buộc phải ngừng việc, thế nhưng hiện nay, Chính phủ đã linh hoạt mở cửa nhà máy, công xưởng, doanh nghiệp do đó, nguồn cầu lao động tăng lên, người lao động sẽ có nhiều cơ hội việc làm trở lại”.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng, Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), cho rằng, sau đại dịch Covid-19, thị trường lao động đối với nhóm lao động giản đơn ở Việt Nam sẽ phục hồi nhanh chóng. Bởi lẽ, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, nhóm lao động này bị rời khỏi nơi làm việc nhiều nhất, họ là những đối tượng bị mất thu nhập, khó khăn nhất vì thế khi việc sản xuất kinh doanh được bình thường trở lại, nguồn nhân lực này rất dồi dào và có nhu cầu làm việc nhiều để khôi phục lại công việc và thu nhập trước đây.

Cũng chung nhận định về những tín hiệu lạc quan của thị trường lao động trong thời gian tới, ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, đánh giá, với việc thay đổi chiến lược từ “Zero Covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt”, nền kinh tế đang có nhiều tín hiệu khởi sắc trở lại kéo theo đó là hoạt động nhộn nhịp trở lại của thị trường lao động.

Thị trường lao động nói chung và thị trường lao động Hà Nội nói riêng, hứa hẹn có nhiều tín hiệu phục hồi, phát triển và chuyển biến tích cực trong năm 2022. “Thời điểm cuối năm là lúc mà doanh nghiệp tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt mục tiêu về đích trong năm 2021 và chuẩn bị hàng hóa, dịch vụ cho giai đoạn Tết Nguyên đán 2022. Doanh nghiệp có nhu cầu tăng cường tuyển dụng nhân sự nhằm đáp ứng khả năng phục hồi sản xuất. Thị trường lao động trở nên sôi động, tăng tốc độ phục hồi do ảnh hưởng của dịch bệnh…”- ông Vũ Quang Thành nói.

Người lao động cần bổ sung kỹ năng

Nhận định về những nhóm ngành có khả năng phục hồi và phát triển nhanh trong năm 2022, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lan Hương cho rằng, những ngành nghề mới, mô hình kinh tế mới dựa vào công nghệ số, công nghệ thông minh sẽ có chiều hướng phát triển tốt.

Một số ngành, nghề bị đứt gãy do ảnh hưởng dịch Covid-19 trong thời gian qua như dịch vụ, nhà hàng, Logistic cũng sẽ phục hồi và bứt phá khi dịch bệnh được kiểm soát và trong điều kiện kinh tế thích ứng linh hoạt. Một số mô hình làm việc mới như: Làm việc tại nhà, làm việc từ xa, kết nối trực tuyến… cũng sẽ phát triển.

Còn theo phân tích của ông Vũ Quang Thành, trong năm 2022, phục hồi kinh tế đi đôi với kiểm soát dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ nên tất cả các ngành nghề đều có điều kiện để phục hồi năng lực sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó sẽ có một số ngành tiếp tục có bước phát triển vượt bậc hơn so với thị trường chung.

Trong đó, sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian dịch bệnh với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã mang đến cơ hội nghề nghiệp rất lớn cho các nhóm ngành như: Nhóm ngành nghề công nghệ thông tin - lập trình - phần mềm tiếp tục là đầu tàu trong xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo đó, nhóm ngành nghề công nghệ thông tin - lập trình - phần mềm sẽ thu hút một lượng lớn nguồn lực nhất là trong khi nước ta đang hướng đến Chính phủ điện tử và chuyển đổi số quốc gia, nhu cầu nhân lực chất lượng cao sẽ là rất lớn trong giai đoạn trung hạn sắp tới. Bên cạnh đó, nhóm ngành nghềp hân tích dữ liệu cũng là một trong ba trụ cột của cách mạng công nghiệp 4.0 (Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data)).

Đánh giá chung, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, rõ ràng là bức tranh thị trường lao động trong thời gian tới có những gam màu sáng. Tuy nhiên, sau giai đoạn trì trệ, thị trường lao động bị tác động mạnh thì cũng hình thành nên những phân khúc mới, kỹ năng mới. Do đó, để hỗ trợ nhóm lao động bị mất việc trở lại thị trường làm việc rất cần có nhóm giải pháp đồng bộ để chuyển dịch cơ cấu việc làm, đảm bảo họ có năng lực đáp ứng yêu cầu công việc mới.

Còn theo ông Vũ Quang Thành, cách mạng công nghiệp 4.0 và sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong thời gian dịch bệnh và giãn cách xã hội kéo dài đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực thương mại điện tử, phần mềm, công nghệ thông tin… nhưng cũng đi kèm những thách thức với NLĐ chưa qua đào tạo hay thiếu hụt kỹ năng.

Do đó, những lao động mới tham gia thị trường lao động cần tiếp tục nâng cao kiến thức chuyên môn, đặc biệt là thích ứng với những yêu cầu công việc mới trong mọi tình huống. Với nhóm lao động đã có quá trình tham gia thị trường lao động, cũng cần bổ sung kỹ năng để sẵn sàng dịch chuyển việc làm trong điều kiện mới./.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Xác minh nhiều nội dung dư luận phản ánh tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

TP.HCM: Xác minh nhiều nội dung dư luận phản ánh tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

(LĐTĐ) Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa thành lập Tổ thẩm tra, xác minh về công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy Đảng bộ Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (thành phố Thủ Đức, TP.HCM).
Chìa khóa bảo vệ quyền lợi người lao động

Chìa khóa bảo vệ quyền lợi người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công đoàn Trường THCS Vân Tảo (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tham gia quản lý, phối hợp xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, giáo viên. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người lao động, phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, việc thực hành dân chủ ngày được nâng lên.
Kỳ 3: Nâng tầm công tác giám sát để hoàn thiện thiết chế văn hoá cơ sở

Kỳ 3: Nâng tầm công tác giám sát để hoàn thiện thiết chế văn hoá cơ sở

Với vai trò là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân những năm qua Hội đồng nhân dân (HĐND) từ cấp cơ sở đến Thành phố đã tổ chức nhiều phiên giải trình, đưa ra các kiến nghị, chất vấn, tái chất vấn, yêu cầu Ủy ban nhân dân (UBND), các sở, ban, ngành đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hiện thực hóa giấc mơ an cư

Hiện thực hóa giấc mơ an cư

(LĐTĐ) Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, trong đó có quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc diện được hưởng chính sách về cho thuê, mua nhà ở xã hội.
Chính thức áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024

Chính thức áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024

Ngày 29/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024, áp dụng từ năm tài chính 2024.
Tổ chức bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023"

Tổ chức bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023"

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức vòng bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023".
Bệnh nhân u não nhưng trì hoãn đi khám vì tưởng bị “ma bắt”

Bệnh nhân u não nhưng trì hoãn đi khám vì tưởng bị “ma bắt”

(LĐTĐ) Hiện nay, với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều bà con vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đã tiếp cận dễ dàng hơn với các thông tin điều trị u bướu bằng y học hiện đại. Tuy nhiên, thời gian qua, tại Bệnh viện K vẫn ghi nhận một số trường hợp cả tin, mê tín cho rằng có biểu hiện lạ của cơ thể do “ma bắt”, y học không thể điều trị khỏi bệnh; do đó không tới khám, bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị, để lại hậu quả đáng tiếc.

Tin khác

Gần 1.700 cơ hội làm thêm dịp Tết Nguyên đán 2024 dành cho sinh viên, người lao động

Gần 1.700 cơ hội làm thêm dịp Tết Nguyên đán 2024 dành cho sinh viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày hội việc làm năm 2023 - chuyên đề việc làm bán thời gian vừa được Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức đã giúp sinh viên, người lao động được tiếp cận, tìm hiểu thị trường lao động; có cơ hội tìm việc làm, việc làm thêm, việc làm bán thời gian trước Tết Nguyên đán năm 2024 và tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp với các doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng để lựa chọn được công việc phù hợp.
Kết nối việc làm, học nghề cho hàng trăm người khuyết tật

Kết nối việc làm, học nghề cho hàng trăm người khuyết tật

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật vừa được Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức đã tạo điều kiện, cơ hội cho người lao động khuyết tật tiếp cận thị trường việc làm, giúp họ tự tin, chủ động tìm kiếm việc làm, học nghề để có thể tham gia vào thị trường lao động.
Kết nối thị trường việc làm giữa TP.HCM với các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long

Kết nối thị trường việc làm giữa TP.HCM với các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Trường Cao đẳng nghề TP.HCM tổ chức sàn giao dịch việc làm liên kết khu vực TP.HCM với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Chấp nhận giảm lương để giữ việc

Chấp nhận giảm lương để giữ việc

(LĐTĐ) Kinh tế còn nhiều khó khăn, đơn hàng sụt giảm, cơ hội việc làm ít khiến sự cạnh tranh việc làm trong thị trường lao động ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi người lao động phải không ngừng nâng cấp bản thân để đáp ứng nhu cầu thị trường, thậm chí chấp nhận giảm lương, đảm nhận khối lượng công việc nhiều hơn để giữ việc làm.
Tạo cơ hội để người nghèo đi lao động nước ngoài

Tạo cơ hội để người nghèo đi lao động nước ngoài

(LĐTĐ) Với nhiều giải pháp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã và đang phối hợp với các tỉnh hỗ trợ người lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo học nghề, ngoại ngữ, rèn luyện kỹ năng, kỷ luật, để đi làm việc ở nước ngoài, góp phần tăng thu nhập cho người lao động, tạo tiền đề giảm nghèo bền vững.
Nữ nghệ nhân tâm huyết “giữ lửa” nghề truyền thống sơn mài

Nữ nghệ nhân tâm huyết “giữ lửa” nghề truyền thống sơn mài

(LĐTĐ) Làng nghề sơn mài truyền thống Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) là một trong những nơi nổi tiếng về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sơn mài chất lượng cao. Trải qua hàng trăm năm, những người thợ đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Hà Nội: Tỷ lệ lao động qua đào tạo liên tục tăng

Hà Nội: Tỷ lệ lao động qua đào tạo liên tục tăng

(LĐTĐ) Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 352 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục hàng năm, đạt từ 71,1% năm 2021 lên 72,23% năm 2022 (tăng 1,13%)...
Kết nối cung - cầu lao động TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long

Kết nối cung - cầu lao động TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long

(LĐTĐ) Ngày 14/11, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông tin, đơn vị này vừa có kế hoạch tổ chức sàn giao dịch việc làm liên kết vùng TP.HCM với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến thời gian tổ chức vào ngày 24/11 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Hành trình giữ nghề nơi "xứ mây"

Hành trình giữ nghề nơi "xứ mây"

(LĐTĐ) Được mệnh danh là xứ sở của mây tre, làng Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) đã lưu truyền, phát triển rộng rãi nghề mây tre đan. Bằng tình yêu nghề và đôi bàn tay sáng tạo, những nghệ nhân của làng không chỉ nối tiếp mạch nguồn nghệ thuật truyền thống mà còn "thổi" làn gió mới, đưa sản phẩm vươn ra khắp thị trường quốc tế.
TP.HCM: Cơ hội việc làm cho hơn 2.000 lao động dịp cuối năm

TP.HCM: Cơ hội việc làm cho hơn 2.000 lao động dịp cuối năm

(LĐTĐ) Dự kiến khoảng 100 doanh nghiệp và hơn 2.000 lao động sẽ tham dự "Ngày hội kết nối việc làm cho đoàn viên công đoàn, thanh niên công nhân và người lao động" do Liên đoàn lao động (LĐLĐ) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức.
Xem thêm
Phiên bản di động