Thị trường chứng khoán: Thách thức trong thời kỳ chuyển đổi số

(LĐTĐ) Chuyển đổi số là yếu tố then chốt trong việc phát triển thị trường chứng khoán (TTCK), mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tuy nhiên, quá trình này đặt ra không ít thách thức, đặc biệt là trong việc đảm bảo an ninh mạng và tính ổn định của thị trường.
Thị trường chứng khoán tăng trưởng ổn định "Mở van" để thị trường chứng khoán hút nhà đầu tư

Chuyển đổi số đã xuất hiện ở mọi mặt trong đời sống, kinh tế, xã hội và là yêu cầu bắt buộc để đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước khi bước vào kỷ nguyên mới. Với vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân sách là một nhiệm vụ cấp bách, quan trọng cần triển khai quyết liệt, hiệu quả, tập trung vào 3 vấn đề chính là thể chế, công nghệ và con người. Trong đó thể chế đi trước, công nghệ, con người là nền tảng tạo tiền đề để phát triển. Xu hướng chuyển đổi số trong ngành chứng khoán được dự báo sẽ còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn trong tương lai khi thị trường này ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu nâng hạng.

Thị trường chứng khoán: Thách thức trong thời kỳ chuyển đổi số
Hội thảo “Phát triển TTCK an toàn, hiệu quả trong bối cảnh chuyển đổi số”.

TTCK Việt Nam đã đi vào hoạt động từ năm 2000. Giai đoạn đầu, nhà đầu tư muốn mua hay bán chứng khoán phải lên sàn, trực tiếp viết phiếu lệnh giao dịch để công ty chứng khoán gọi điện cho người đại diện đơn vị đặt tại trung tâm giao dịch để nhập vào hệ thống phần mềm giao dịch. Đến nay, giao dịch trên thị trường chứng khoán đã hoàn toàn chuyển sang hình thức trực tuyến.

Trong 24 năm qua, TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cùng với những chuyển mình ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế đất nước. Khởi đầu với 2 mã cổ phiếu giao dịch là REE và SAM với mức vốn hóa chỉ vỏn vẹn 1,247 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2000 (chiếm 0,28% GDP), đến nay đã có gần 1.800 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch với mức vốn hóa hơn 7 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 69% tổng GDP ước tính trong năm 2023.

Cùng với sự phát triển đó, TTCK cũng đối mặt với những nguy cơ, trong đó có vấn đề về an ninh phi truyền thống, như tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao… gây ra ảnh hưởng chung đến hoạt động của TTCK.

Tại Hội thảo “Phát triển TTCK an toàn, hiệu quả trong bối cảnh chuyển đổi số” ngày 21/9, dưới góc nhìn của doanh nghiệp, ông Phó Đức Giang, Phó Tổng giám đốc PwC Việt Nam đã chia sẻ những quan điểm quan trọng về bảo mật an toàn thông tin. Theo đó, chi phí vi phạm dữ liệu đã tăng đáng kể, với tỷ lệ doanh nghiệp gặp sự cố trên 1 triệu USD tăng từ 27% lên 36% so với năm trước. Các tổ chức lớn và doanh nghiệp tăng trưởng cao thường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các cuộc tấn công mạng.

Vì vậy, các tổ chức nên hiện đại hóa hạ tầng bảo mật, thúc đẩy hợp tác giữa bộ phận kỹ thuật và quản lý trong việc triển khai các biện pháp mới. Cùng đó, cần đào tạo và nâng cao kỹ năng bảo mật cho nhân viên. Ông Phó Đức Giang cũng cảnh báo rằng, hơn 45% giám đốc điều hành về bảo mật dự đoán sự gia tăng trong các cuộc tấn công mã hóa đòi tiền chuộc (Ransomware) trong tương lai. Hợp tác chặt chẽ giữa các phòng ban và sự tham gia của lãnh đạo cấp cao là cần thiết để đối phó hiệu quả với các mối đe dọa mạng ngày càng gia tăng.

Ông Hoàng Văn Thu, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển TTCK ổn định, an toàn trong bối cảnh chuyển đổi số, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên, tăng cường giáo dục kỹ thuật số, thúc đẩy đào tạo nguồn lao động chất lượng cao; đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số cho lĩnh vực chứng khoán; chú trọng việc nâng cấp, hiện đại hóa, tích hợp các hệ thống ứng dụng công nghệ số.

Cùng với đó, cần tiếp tục xây dựng và phát triển để hình thành một hệ thống ứng dụng đồng bộ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu kết nối, lưu trữ, xử lý dữ liệu, thông tin, các chức năng về giám sát, bảo đảm an ninh, an toàn mạng của TTCK mang tính tích hợp cao; củng cố lòng tin của người sử dụng thông qua bảo đảm các vấn đề liên quan đến bảo mật dữ liệu, an ninh mạng.

Thường xuyên rà soát, phát hiện, khắc phục lỗ hổng bảo mật trên toàn hệ thống, bổ sung thiết bị, phần mềm chuyên dụng có khả năng kiểm tra, kiểm soát an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng Internet. Xây dựng, triển khai thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm kiểm tra, phát hiện các nguy cơ gây mất an ninh thông tin…

Chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng phó với các thách thức về an ninh mạng, ông Nguyễn Quang Thương, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam cho biết, đơn vị này luôn coi việc bảo vệ hệ thống giao dịch là một trong những ưu tiên hàng đầu với việc xây dựng các hệ thống giám sát và quản lý chuyên sâu. Bên cạnh việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, sự tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý, như Luật An toàn thông tin mạng 2015 và Luật An ninh mạng 2018 là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cho hệ thống. Các giải pháp kỹ thuật như phân chia hệ thống mạng, quản lý truy cập từ xa, và phòng chống xâm nhập đều được áp dụng để bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.

Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng là một lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nội dung triển khai ứng dụng toàn diện công nghệ số trong ngành chứng khoán.

Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 được ban hành tại Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu rõ, mục tiêu tổng quát là “đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát thị trường gắn với ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại”.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

(LĐTĐ) Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến 2030, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp. Bổ sung dự án Đền Hai Bà Trưng và điều chỉnh bốn dự án khác. Vị trí, diện tích chuyển đổi xác định theo bản đồ đã được xác nhận.
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

(LĐTĐ) Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng. Doanh nghiệp viễn thông, Internet phải thực hiện yêu cầu gỡ bỏ, liên tục cung cấp dịch vụ vi phạm trong 24 giờ.
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

(LĐTĐ) Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013 sẽ tiếp tục áp dụng đến ngày 31/12/2025, trừ khi cần điều chỉnh theo Luật Đất đai 2024. Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh sẽ xây dựng bảng giá mới áp dụng từ ngày 1/1/2026. Điều chỉnh thực hiện theo Nghị định 71/2024/NĐ-CP.
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

(LĐTĐ) Chiều 14/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

(LĐTĐ) Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban Chỉ đạo, yêu cầu tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, khiếu nại, tố cáo kéo dài; đặc biệt là khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để chuẩn bị tốt cho nhân sự đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới.
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Trong năm học 2023 - 2024, đông đảo nhà giáo, đoàn viên Công đoàn, người lao động Khối Giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm đã không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thông qua các phong trào thi đua đã có hàng trăm sáng kiến kinh nghiệm được đội ngũ giáo viên đưa vào giảng dạy.

Tin khác

Từ 15h hôm nay (14/11): Giá xăng giảm gần 300 đồng/lít

Từ 15h hôm nay (14/11): Giá xăng giảm gần 300 đồng/lít

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (14/11), mỗi lít xăng E5 RON 92 giảm 292 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 247 đồng/lít; giá dầu cũng điều chỉnh giảm.
Hàng Việt chinh phục người Việt bằng chất lượng, giá thành

Hàng Việt chinh phục người Việt bằng chất lượng, giá thành

(LĐTĐ) Qua 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, hàng Việt giờ đã dần chiếm lĩnh được người tiêu dùng Việt. Để người Việt dùng hàng Việt, tự hào sản phẩm Việt, các doanh nghiệp trong nước cần tiếp tục nâng cao chất lượng và cải thiện về giá thành.
Tỷ giá USD hôm nay (14/11): Giá bán USD trên thị trường “chợ đen” đã bớt “nóng”

Tỷ giá USD hôm nay (14/11): Giá bán USD trên thị trường “chợ đen” đã bớt “nóng”

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (14/11): Rạng sáng nay, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 21 đồng, hiện ở mức 24.288 đồng.
Giá xăng dầu hôm nay (14/11): Giá dầu thế giới phục hồi

Giá xăng dầu hôm nay (14/11): Giá dầu thế giới phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay 14/11, giá dầu thế giới phục hồi, tăng cao hơn so với tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,0 USD/thùng, giảm 0,18%. Giá dầu Brent ở mốc 71,92 USD/thùng, tăng 0,01%.
Giá vàng hôm nay (14/11): Vàng nhẫn tăng nhẹ sau nhiều ngày giảm sâu

Giá vàng hôm nay (14/11): Vàng nhẫn tăng nhẹ sau nhiều ngày giảm sâu

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (14/11): Thị trường có dấu hiệu hồi phục nhẹ sau nhiều phiên lao dốc. Trong nước, vàng nhẫn bật tăng ở chiều mua vào.
Tỷ giá USD hôm nay (13/11): Đồng USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (13/11): Đồng USD thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (13/11): Tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố mức 24.267 VND/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (13/11): Vẫn duy trì mức thấp

Giá xăng dầu hôm nay (13/11): Vẫn duy trì mức thấp

(LĐTĐ) Hôm nay (13/11/2024), giá dầu thế giới dao động quanh mức thấp nhất trong hai tuần qua, khi tiếp tục đi ngang xuất phát từ dự báo giảm về nhu cầu dầu của OPEC cùng với tác động của USD tăng giá. Cụ thể, giá dầu WTI duy trì ở mức 67,99 USD/thùng, giảm nhẹ 0,07% (tương đương giảm 0,05 USD/thùng), trong khi dầu Brent đạt 71,75 USD/thùng, giảm 0,11% (tương đương giảm 0,08 USD/thùng)​
Giá vàng hôm nay (13/11): Giá vàng trong nước và thế giới vẫn miệt mài giảm

Giá vàng hôm nay (13/11): Giá vàng trong nước và thế giới vẫn miệt mài giảm

(LĐTĐ) Sáng nay (13/11), giá vàng thế giới đã xuyên thủng ngưỡng 2.600 USD/ounce về mức 2.597,9 USD/ounce. Trong nước, vàng nhẫn tròn trơn về quanh ngưỡng 83 triệu đồng/lượng, mức thấp nhất trong vòng một tháng qua.
Giá vàng trong nước “sập” mạnh theo giá vàng thế giới

Giá vàng trong nước “sập” mạnh theo giá vàng thế giới

(LĐTĐ) Sáng nay (12/11), sau khi bước vào phiên giao dịch chính thức, giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh ở cả vàng nhẫn và vàng miếng SJC.
Giá xăng dầu hôm nay (12/11): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay (12/11): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu

(LĐTĐ) Ngày 12/11/2024, giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu, với dầu WTI giảm 3,17% xuống còn 68,16 USD/thùng và dầu Brent giảm 2,61% còn 71,94 USD/thùng. Sự sụt giảm này được cho là bắt nguồn từ kế hoạch kích thích kinh tế mới của Trung Quốc không đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư, khiến nhu cầu dầu từ quốc gia tiêu thụ lớn thứ hai thế giới có dấu hiệu suy yếu. Thêm vào đó, dự báo nguồn cung dầu toàn cầu sẽ tăng trong năm 2025 càng gây áp lực lớn lên giá dầu.
Xem thêm
Phiên bản di động