Thêm hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước

(LĐTĐ) Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ em, nhưng tình trạng này vẫn liên tục xảy ra trong thời gian gần đây. Đáng lo ngại, việc sơ cứu đuối nước sai cách bằng việc dốc lên, chạy ngược làm các dịch dạ dày chảy ngược vào đường thở, khiến tình trạng càng nghiêm trọng hơn và bỏ qua mất “thời điểm vàng” để cứu tim của trẻ.
Phòng, chống đuối nước cho trẻ: Điểm nhấn từ một địa phương Đuối nước và những hậu quả đáng lo ngại

Gia tăng bệnh nhân nhập viện do đuối nước

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, tại Việt Nam, đuối nước là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em, khi mỗi ngày có tới 7 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước. Phổ biến nhất là ở nhóm tuổi còn nhỏ từ 0 - 5 tuổi chưa tự ý thức được hành động và trẻ từ 9 - 15 tuổi đã có thể độc lập về mặt hành động, sở thích, ý muốn. Thế nhưng dù là ở nhóm tuổi nào, trẻ vẫn cần được sự giám sát của cha mẹ, cảnh báo từ những người xung quanh khi đi bơi, hoặc vui chơi gần các khu vực ao hồ, bể bơi, để tránh những tai nạn thương tâm có thể xảy ra.

Thêm hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước
Bệnh nhân đuối nước được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Đơn cử tại Bệnh viện Nhi Trung ương, vừa qua, chỉ trong 1 tuần đã tiếp nhận 3 trẻ đuối nước trong tình trạng nguy kịch, có trẻ đã không qua khỏi. Cụ thể, tại Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, bé L.N (12 tuổi, quê ở Hà Nam) đã qua cơn nguy kịch sau hai ngày điều trị tích cực, tuy nhiên sức khỏe còn yếu, tâm lý hoảng loạn và tiếp tục được điều trị viêm phổi bội nhiễm. Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ cho biết, L.N đang giúp ông nội lùa vịt thì không may trượt chân ngã xuống ao, ngay lập tức ông nội đã hô hoán người dân xung quanh ra giúp.

Thời gian trẻ được vớt lên khỏi mặt nước là khoảng 2 phút kể từ khi tai nạn xảy ra, trẻ vẫn còn thở, chưa bị ngừng tim, trẻ được thực hiện sơ cứu tại chỗ và đưa đến Bệnh viện tuyến tỉnh cấp cứu. Ngay sau đó, bệnh nhi L.N được đặt ống nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, sau khi thực hiện thăm khám và các bước cấp cứu ban đầu, trẻ được thở máy, dùng thuốc vận mạch, chống sốc; kết hợp điều trị viêm phổi... May mắn trẻ đã qua cơn nguy kịch.

Cũng nhập viện do đuối nước, bé Đ.H (2 tuổi, quê ở Vĩnh Phúc) ngã xuống bể cá cảnh. Khi phát hiện ra bé nằm ngửa, tím tái. Gia đình cũng sơ cứu sai lầm theo cách dân gian là dốc ngược chạy, sau đó mới hô hấp nhân tạo. Bé được cấp cứu tại bệnh viện huyện trong tình trạng ngừng tuần hoàn, suy hô hấp, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, bé được thở máy, điều trị suy tuần hoàn, kiểm soát thân nhiệt chủ động, sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi một cách tích cực. Tuy nhiên, tình trạng bé không khả quan, tiên lượng rất xấu.

Còn bé M.Q (10 tuổi, quê ở Bắc Ninh) cũng bị đuối nước nhưng lại không được may mắn như thế. Do không được sơ cứu kịp thời và đúng cách, khi chuyển đến bệnh viện, bé đã ngừng tim quá lâu nên dù rất nỗ lực, các bác sĩ đã không thể cứu được. Trước đó, chiều xảy ra tai nạn, bé M.Q đi học về và đi bơi cùng các em nhỏ hơn, không may bé bị đuối nước. Khi có người đi tập thể dục phát hiện thì bé đã nổi trên mặt nước. Các bé đi cùng quá nhỏ nên rất hoảng sợ, không có khả năng báo động để được giúp đỡ.

Trường hợp này, trẻ cũng bị sơ cứu sai cách, khiến tình trạng càng thêm trầm trọng. Khi được đưa đến Bệnh viện tỉnh để cấp cứu thì các bác sĩ đã nỗ lực để cấp cứu cho tim bé M.Q đập trở lại. Tuy nhiên, do thiếu oxy não kéo dài, trẻ vẫn bất tỉnh và tiên lượng tử vong cao. Trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương ngay sau đó. Các bác sĩ Khoa Điều trị tích cực Nội khoa đã phối hợp tất cả biện pháp đặt nội khí quản, sử dụng thuốc vận mạch, điều trị suy tuần hoàn, nhưng rất tiếc tất cả đã quá muộn, trẻ đã tử vong.

Sai lầm cần tránh khi cứu trẻ đuối nước

Trước đó, chỉ trong ngày 3/9, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 6 trẻ nhập viện do đuối nước ở độ tuổi từ 3-12. Các trẻ đều vào viện trong tình trạng suy hô hấp, tổn thương phổi nặng, thậm chí có trẻ đã tử vong. Với các ca đuối nước này, có một số gia đình khi đưa trẻ đi du lịch, đi bơi thì người lớn lơ là hoặc để các trẻ tự trông nhau, nên đã xảy ra các sự cố đáng tiếc trên.

Theo các chuyên gia y tế, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em. Nếu được cấp cứu kịp thời trẻ có thể qua cơn nguy kịch nhưng cũng có thể dẫn tới biến chứng nặng nề. Chia sẻ về vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Anh Tuấn - Trưởng Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ bị đuối nước có thể ngạt thở, dẫn đến tử vong nhanh chóng. Phần lớn trẻ bị đuối nước tử vong hoặc có các biến chứng nặng như: Suy hô hấp, viêm phổi, hoặc di chứng tổn thương não do thiếu oxy kéo dài là do không được cấp cứu, hoặc cấp cứu không đúng cách.

Theo các chuyên gia y tế, từ các ca đuối nước điển hình trên chính là hồi chuông cảnh báo đến các bậc phụ huynh hãy giám sát con cái trong các hoạt động bơi lội, vui chơi gần khu vực ao hồ, sông, suối. Đồng thời người lớn cũng cần trang bị kiến thức, kỹ năng về sơ cứu đuối nước để xử trí kịp thời và đúng cách khi gặp tình huống khẩn cấp, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Các bác sĩ cũng chỉ ra một thực tế rằng, hầu hết người dân vẫn chưa nắm được kỹ năng sơ cứu khi gặp trẻ đuối nước. Điển hình, đó là sau khi đưa trẻ lên bờ nhiều người có thói quen dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy; hoặc đang ép tim, hà hơi thổi ngạt cho trẻ nhưng khi tim chưa có nhịp trở lại đã dừng để tiếp tục bế vác… Nhưng đây đều là những quan niệm sai lầm do 5 phút đầu là “thời gian vàng” để sơ cứu trẻ đuối nước. Việc sơ cứu không đúng sẽ gây thêm các tổn thương cho trẻ.

Hoặc sau khi sơ cứu tại hiện trường, người lớn khi thấy trẻ tỉnh lại thì đưa trẻ về nhà nghỉ ngơi, tuy nhiên điều này là không nên và vẫn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tiếp tục kiểm tra và theo dõi các biến chứng sau đuối nước. Các dấu hiệu có thể rất khó phát hiện như: Khó thở, đau ngực kèm theo ho, cơ thể mệt mỏi, thay đổi hành vi… đặc biệt ở nhóm trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng có thể làm nặng thêm tình trạng sức khỏe của trẻ.

Bên cạnh đó, để hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra đuối nước, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và bản thân trẻ em về phòng, chống đuối nước trẻ em. Tăng cường tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát trẻ em, hướng dẫn cho các em những nguy cơ tiềm ẩn, những kĩ năng đảm bảo an toàn, xử lí các tình, huống khi bơi lội…/.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.

Tin khác

"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

(LĐTĐ) Hơn một thập kỷ tìm con của người lính biên phòng Vàng A Chua và cô gái H'Mông Lý Thị Xía nay đã đón hai thiên thần nhỏ đáng yêu. Căn nhà nhỏ quạnh hiu ngày nào nay đã ngập tràn tiếng cười nói trẻ thơ, chấm dứt những ngày mòn mỏi mong con của cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn.
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Bộ Y tế gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế vào trao đổi những vướng mắc trong lĩnh vực y tế về tình trạng thiếu thuốc, vật tư, vắc xin phòng bệnh, cũng như tiến độ hoàn thiện, đi vào hoạt động của 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

(LĐTĐ) Hướng đến kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12), nhằm trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản và kỹ năng sống cho vị thành niên, thanh niên vừa qua Chi cục Dân số Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên tổ chức Hội thi Rung chuông vàng tại Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (quận Long Biên, Hà Nội).
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

(LĐTĐ) Chương trình “Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn - Yêu thương lan tỏa” chính là nguồn động viên, tiếp thêm nghị lực, sức mạnh cho các gia đình quân nhân hiếm muộn kiên trì, bền bỉ trong hành trình “tìm con” của mình càng có ý nghĩa hơn khi toàn quân đang hướng tới 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

(LĐTĐ) Trong 4 nạn nhân trong vụ cháy quán hát trên đường Phạm Văn Đồng đang được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện E, có 2 người đã được chuyển vào khu hồi sức đặc biệt.
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Trung tâm Y tế (TTYT) quận Long Biên phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, Trường Trung học cơ sở (THCS) Chu Văn An tổ chức Hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu kiến thức về Dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên” cho học sinh tại Trường.
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

(LĐTĐ) Giai đoạn mùa Đông Xuân với nền nhiệt thay đổi thất thường, độ ẩm cao làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh sởi. Đáng lo ngại, nhiều người lầm tưởng bệnh sởi chủ yếu là trẻ em mắc, nhưng trên thực tế, người lớn cũng dễ mắc bệnh này và có thể gặp những biến chứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

(LĐTĐ) Tâm lý ngại chia sẻ, ngại đi khám và thậm chí là khó tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của một ca bệnh liên quan đến rối loạn tình dục.
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6/12 đến ngày 13/12), toàn Thành phố ghi nhận 44 ca mắc sởi tại 20 quận, huyện, tăng 19 ca so với tuần trước đó.
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số

Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Quá trình già hóa dân số nhanh chóng dẫn đến nhiều thách thức về tình trạng suy giảm và thiếu hụt nguồn nhân lực... Để thích ứng và giảm tốc độ già hóa nhanh, Hà Nội đã tập trung thực hiện các biện pháp nhằm duy trì mức sinh thay thế trên địa bàn thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động