Thầy giáo Biên phòng dịch tiếng Mông ở Lũng Cú

11 tuổi quân, gần 4 năm vượt núi băng rừng dịch, dạy chữ Mông cho các em học sinh ở nhiều bản làng xa xôi trên địa bàn Lũng Cú, Ma Lé, Trung úy Vừ Mí Chứ, đội trưởng đội vận động quần chúng ở Đồn Biên phòng Lũng Cú Hà Giang chẳng nhớ bao lần chân mình bật máu vì đá tai sắc nhọn, bao lần vắt rừng cắn sưng tay chân, nhưng mỗi một em học sinh được vận động đến trường, niềm hạnh phúc trong anh lại dâng tràn vui sướng.
tin nhap 20161007101309 Tặng quà cho nhân dân, bộ đội biên phòng ở Hà Giang
tin nhap 20161007101309 Đi bộ đội, hành trang của tôi chẳng có gì ngoài sách
tin nhap 20161007101309
Thầy giáo quân hàm xanh, Trung úy Vừ Mí Chứ

1. Tôi có dịp gặp và trò chuyện với Trung úy Vừ Mí Chứ, trong một lần đến đây tặng quà cho cán bộ chiến sĩ. Có một câu chuyện làm chúng tôi xúc động, đó là việc Trung úy Vừ Mí Chứ vượt núi băng rừng dịch, dạy chữ Mông cho các em học sinh xã Ma Lé, Lũng Cú hơn ba năm qua. Anh bảo “Lính Biên phòng thì ở đâu cũng gian khổ. Ngày canh biên giới, đêm vượt rừng dạy chữ là bình thường. Tôi chỉ muốn cùng góp sức đưa các em học sinh ở bản làng xa xôi đến trường là cảm thấy mình hạnh phúc”.

Cho đến bây giờ đã gần một năm kể từ ngày anh cứu ba cháu nhỏ giữa rừng sâu Ma Lé, nhưng mỗi lần ai hỏi đến chuyện dịch chữ, Trung úy Chứ lại bùi ngùi xúc động. “Hơn ba năm bám bản dạy chữ, lần cứu ba em bé tôi không thể nào quên. Cái tên bố nuôi cũng xuất phát từ lần đi dạy chữ ấy”, anh chia sẻ.

Trung úy Vừ Mí Chứ kể lại: Chừng này năm ngoái, anh được giao nhiệm vụ xuống bản dịch chữ Mông cho một lớp học giữa rừng. Cũng như bao lần “xuống núi” khác, hành trang của thầy giáo biên phòng ngoài sách vở, đèn pin, áo mưa chống rét, tinh thần tận tụy, còn có “Phương án tác chiến” để sẵn sàng đối phó với tình huống bất ngờ xảy ra. Hai giờ chiều từ Đồn Biên phòng Lũng Cú, Trung úy Vừ Mí Chứ vượt 8 km đường rừng núi đến lớp học. Sau buổi dịch chữ, anh trở về đơn vị lúc trời xẩm tối.

Lần theo đường mòn quen thuộc, bỗng anh nghe tiếng trẻ con văng vẳng từ xa “Cứu tôi với. Có ai không cứu tôi với”. Bằng linh cảm và nghiệp vụ của “lính rừng biên giới”, Chứ phán đoán: Một là có kẻ xấu bắt cóc học sinh đem đi biên giới bán, hai là trẻ em bị bố mẹ bỏ rơi giữa rừng. Trấn tĩnh, anh bí mật tiến lên phía có tiếng trẻ con kêu cứu.

tin nhap 20161007101309
Tác giả (áo hải quân) cùng đoàn tặng quà chụp ảnh lưu niệm với cán bộ chiến sĩ Đồn Biên Phòng Lũng Cú

Đúng như dự đoán, ba đứa trẻ bị người mẹ bỏ rơi giữa rừng vượt biên trốn sang Trung quốc. Thấy anh tới, chúng chạy lại ôm chầm lấy anh kêu khóc. Đứa chị nói: “Chú ơi cứu cháu với, mẹ cháu bỏ đi rồi”. Hai đứa em mặt mũi nhem nhuốc khóc kêu đói bụng. “Lúc đó xúc động quá. Tôi ngồi xuống hỏi chuyện mới biết, bố các cháu chết rồi. Mẹ bỏ đi lấy chồng ở Trung Quốc, bỏ ba con ở lại. Tôi lấy lương khô cho các cháu ăn và dẫn các cháu về Đồn, báo cáo với đơn vị”, Trung úy Chứ hồi tưởng lại.

Ngay sau khi Trung úy Vừ Mí Chứ báo cáo với Ban chỉ huy về trường hợp ba em học sinh người Mông bố chết, mẹ bỏ đi Trung Quốc không nơi nương tựa, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Lũng Cú đã tự nguyện quyên góp từ tiền lương, phụ cấp của mình giúp đỡ mỗi tháng 500.000 đồng / mỗi em. “Số tiền đó được cán bộ chiến sĩ tự nguyện góp vào quĩ “Nâng bước em tới trường” và chuyển đến các em đều đặn hàng tháng. Tuy chưa nhiều, nhưng đủ để các em có cái ăn hàng ngày”, Trung úy Chứ cho biết.

Hỏi chuyện Trung úy Chứ được ba đứa trẻ nọ gọi là bố nuôi, Chứ cười hiền: “Sau lần cứu ba cháu giữa rừng sâu ấy, các cháu gọi em là bố nuôi. Mỗi lần đi dịch chữ, em vẫn ghé thăm. Bọn trẻ thích lắm. Nhờ động viên kịp thời mà nó không bỏ học. Đứa lớn đã học lớp ba rồi”, chia sẻ.

tin nhap 20161007101309

Những đứa trẻ theo cha lên rẫy trỉa bắp ở Lũng Cú

2. Với những thầy giáo quân hàm xanh, việc dạy chữ cho các em học sinh đồng bào thiểu số quanh địa bàn đóng quân được thực hiện vào hai ngày nghỉ cuối tuần. Bởi vậy, anh Chứ không có khái niệm ngày nghỉ. Các ngày trong tuần phải huấn luyện SSCĐ, tuần tra biên giới, canh gác cột cờ Lũng Cú; thứ bảy, chủ nhật anh Chứ lại hành trình xuống núi. Công việc chính là dịch tiếng Việt sang tiếng Mông và ngược lại cho học sinh và giáo viên trong bản. “Giáo viên dạy học ở đây chủ yếu là người Kinh không biết tiếng Mông. Khi cô giáo nói đến đâu, tôi dịch ra tiếng Mông, rồi nói cho các em học sinh nghe đến đó. Ngược lại, khi học sinh trả lời bằng tiếng Mông, tôi lại dịch ra tiếng Việt cho cô giáo hiểu”, thầy giáo Chứ cho biết

Gia đình vợ con chỉ cách nhà 8 km, nhưng chưa bao giờ Trung úy Chứ bên vợ con hai ngày nghỉ cuối tuần trọn vẹn. Khi đơn vị không trực chiến thì xuống núi dịch chữ, khi đồn trực chiến thì tuần tra biên ải và túc trực sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đột xuất khi có lệnh.

Nói về khó khăn nhất hiện nay trong nhiệm vụ vận động trẻ em đến trường học chữ, Trung úy Chứ cho biết, 100% bà con người dân tộc Mông, trình độ dân trí thấp, văn hóa lạc hậu, sống ở tách biệt rải rác trên lưng chừng đồi núi. Đa phần các gia đình kinh tế khó khăn. Lương thực hằng ngày của bà con chủ yếu ăn mèn mén, tức là ngô bột hấp. Khi chưa đến vận động, họ không muốn cho con đi học, bắt ở nhà bế em, hoặc lên rừng đào măng. Khi hiểu cái chữ thoát nghèo, họ đồng ý cho con đến trường. “Ở vùng biên giới này chuyện mẹ bỏ đi Trung quốc lấy chồng bỏ con bơ vơ nhiều lắm. Những trường hợp như vậy, chúng tôi cử cán bộ chiến sĩ đến tận nơi tìm hiểu vận động các em tới tường”, Trung úy Chứ cho biết.

Mai Thắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giúp doanh nghiệp cung ứng hàng hóa nông sản “chuyển mình” trong thời đại số

Giúp doanh nghiệp cung ứng hàng hóa nông sản “chuyển mình” trong thời đại số

(LĐTĐ) Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội vừa phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Smart Life tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số ...
Hơn 8.000 người tham gia “Ngày chạy vì sức khỏe toàn dân”

Hơn 8.000 người tham gia “Ngày chạy vì sức khỏe toàn dân”

(LĐTĐ) “Ngày chạy vì sức khỏe toàn dân” đã chính thức khởi động tại đường Lê Duẩn, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 26/3, thu hút sự tham ...
Kết nối hơn 2.000 chỉ tiêu việc làm cho người lao động huyện Thanh Oai

Kết nối hơn 2.000 chỉ tiêu việc làm cho người lao động huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Tại Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thanh Oai, bên cạnh hình thức tuyển dụng trực tiếp, có 20 cơ sở doanh nghiệp thực hiện tư vấn, ...
Tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

(LĐTĐ) Bộ Y tế cho biết, hiện nay, bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu được dự báo diễn biến khó lường. Covid-19 hiện vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức ...
Đồng hành xây dựng Công ty Hanvet “Hiện đại -Văn minh -Tương ái”

Đồng hành xây dựng Công ty Hanvet “Hiện đại -Văn minh -Tương ái”

(LĐTĐ) Ngày 25/3, Công ty CP Dược và Vật tư Thú Y (Hanvet) đã tổ chức thành công Đại hội Công đoàn lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023-2028. Đồng chí Lê ...
Chung tay xây dựng nhà vệ sinh thân thiện trong trường học

Chung tay xây dựng nhà vệ sinh thân thiện trong trường học

(LĐTĐ) Nhà vệ sinh trường học sau khi được học sinh Trường Trung học cơ sở Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) chỉnh trang đã có diện mạo mới, gần ...
Sôi nổi hoạt động trong “Ngày Đoàn viên” năm 2023

Sôi nổi hoạt động trong “Ngày Đoàn viên” năm 2023

(LĐTĐ) "Ngày Đoàn viên" năm 2023 là một trong những hoạt động ý nghĩa của Tuổi trẻ Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên ...

Tin khác

Sôi nổi hoạt động trong “Ngày Đoàn viên” năm 2023

Sôi nổi hoạt động trong “Ngày Đoàn viên” năm 2023

(LĐTĐ) "Ngày Đoàn viên" năm 2023 là một trong những hoạt động ý nghĩa của Tuổi trẻ Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh nhằm phát huy vai trò của tổ chức đoàn đối với đoàn viên, là dịp phát huy vai trò trách nhiệm nêu gương của cán bộ đoàn các cấp.
Thái Nguyên: Tuyên dương 113 nữ thanh niên tiêu biểu và sinh viên 5 tốt

Thái Nguyên: Tuyên dương 113 nữ thanh niên tiêu biểu và sinh viên 5 tốt

(LĐTĐ) Hôm qua (25/3), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn Thái Nguyên tổ chức Chương trình “Hương sắc Thái Nguyên; tuyên dương nữ thanh niên tiêu biểu và sinh viên 5 tốt”.
Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

(LĐTĐ) Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, thời gian qua, Đoàn Thanh niên phường Trà Cổ (thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã triển khai nhiều hoạt động, phần việc cụ thể, thiết thực, góp sức cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội Chữ thập đỏ huyện Ứng Hoà đồng hành, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn

Hội Chữ thập đỏ huyện Ứng Hoà đồng hành, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 24/3, Hội Chữ thập đỏ huyện Ứng Hoà đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Vân Đình tổ chức chương trình ký kết hỗ trợ hoạt động nhân đạo từ thiện năm 2023. Chương trình phối hợp thiết thực chào mừng ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3.
Người khiếm thị quận Thanh Xuân với cuộc vận động “2 vượt, 4 rèn, 5 phấn đấu”

Người khiếm thị quận Thanh Xuân với cuộc vận động “2 vượt, 4 rèn, 5 phấn đấu”

(LĐTĐ) Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của cuộc vận động “2 vượt, 4 rèn, 5 phấn đấu” đối với người khiếm thị, trong suốt 20 năm qua, Hội người mù quận Thanh Xuân đã tập trung triển khai hiệu quả cuộc vận động này. Qua đó, đã góp phần nâng cao vị thế của Hội người mù cũng như của người khiếm thị.
Thăm, tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Thăm, tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn Thanh niên huyện Phú Xuyên (Hà Nội) phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Công ty Điện lực huyện Phú Xuyên, đã tổ chức chương trình thăm, tặng quà sẻ chia cùng người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Xuyên.
Cần Thơ: Triển khai 186 công trình thanh niên, trị giá gần 7,5 tỷ đồng

Cần Thơ: Triển khai 186 công trình thanh niên, trị giá gần 7,5 tỷ đồng

(LĐTĐ) Thành Đoàn TP Cần Thơ vừa tổ chức lễ ra mắt và khánh thành công trình thanh niên “Giới thiệu di tích lịch sử - văn hóa thành phố Cần Thơ trên nền tảng số” - công trình thanh niên cấp thành phố nhằm hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2023 với chủ đề “Tuổi trẻ Cần Thơ tiên phong chuyển đổi số” và kỷ niệm 20 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương (01/01/2004 - 01/01/2024).
Nhận diện rõ giá trị của di sản, phục hưng lễ hội

Nhận diện rõ giá trị của di sản, phục hưng lễ hội

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, vấn đề bảo tồn và khai thác các giá trị của di sản văn hóa nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, phản biện của các nhà khoa học.
Khởi động cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" mùa 3

Khởi động cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" mùa 3

(LĐTĐ) Chiều 20/3, Báo Kinh tế và Đô thị, phối hợp cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ ký kết hợp tác và Phát động cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng 2023".
Chàng trai “không chân" ươm khát vọng trở thành ông chủ xà bông

Chàng trai “không chân" ươm khát vọng trở thành ông chủ xà bông

(LĐTĐ) Năm 18 tuổi, một tai nạn ngoài ý muốn đã khiến anh Nguyễn Văn Chung (Thường Tín, Hà Nội) mất đi đôi chân. Bằng nghị lực, anh đã vượt lên nghịch cảnh để trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp và khởi nghiệp với thương hiệu xà bông.
Xem thêm
Phiên bản di động