Nhà văn Trung Trung Đỉnh:

Đi bộ đội, hành trang của tôi chẳng có gì ngoài sách

Thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành từ sau năm 1975, với ông trong đời chỉ có hai giấc mơ; thứ nhất là mơ về thời thơ ấu; thứ hai là những giấc mơ về chiến tranh, về các trận đánh du kích mà ông từng tham gia. Chả thế mà những tập truyện ngắn, tiểu thuyết đã xuất bản của nhà văn Trung Trung Đỉnh (Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn) đều cháy bỏng những ký ức về những câu chuyện một thời máu lửa hào hùng.
tin nhap 20160428102829 “Xuân biên cương - Nâng bước em tới trường”
tin nhap 20160428102829 Người cựu chiến binh làm kinh tế giỏi

-Thưa nhà văn, nói đến Trung Trung Đỉnh, bạn đọc thường nghĩ ngay đến những trang viết đầy ắp hơi thở Tây Nguyên từ thời chống Mỹ đến tận bây giờ. Hẳn ông sẽ có nhiều hoài niệm gắn bó ở thưở đôi mươi ấy?

- Tôi nhớ chứ. Lúc đó tôi mới 18 tuổi, học gần hết phổ thông. Thấy lũ bạn trai trong lớp đa phần đi bộ đội sớm, nên tôi cũng quyết tâm bỏ học, nhập ngũ. Khi đó tôi gầy gò, chỉ nặng 39 kg, lần nào khám sức khỏe cũng bị loại. Lần đấy, tôi nghĩ ra cách bỏ mấy nắm đá dăm vào túi quần hòng “ăn gian” 2 – 3 kg. Thế là, tôi đủ tiêu chuẩn và lên đường hành quân từ Hải Phòng – nơi tôi sinh ra đến núi Yên Tử.

tin nhap 20160428102829
Nhà văn Trung Trung Đỉnh.

Phải mất 3 – 4 tháng tôi mới tới được đơn vị. Sự trải nhiệm đầu đời khiến cho đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ da diết. Yên Tử của những năm 1968 rừng thiêng, nước độc, không có điện, phải sống trong hang động, thiếu thốn đủ thứ. Ngày ấy, đơn vị phát động làm báo tường. Nhờ có khiếu văn chương, nên tôi nhận làm cho đồng đội, đổi lại, họ phải bó củi, giặt đồ cho tôi.

Tôi yêu chữ nghĩa từ nhỏ và có nhiều bài thơ được in trên Báo Thiếu niên Tiền phong. Bởi thế, khi đi bộ đội, hành trang của tôi chả có gì ngoài sách. Mặc dù sách thời đấy rất hiếm, nhưng vì yêu văn học nên tôi vẫn tìm được sách để đọc. Tôi nhớ như in ánh đèn dầu leo lắt trong hang mà ở đó tôi vùi đầu vào những trang sách mỗi khi rảnh. Rồi tôi bắt đầu viết “lăng nhăng” lên những mẩu giấy lượm lặt được.

- Được biết truyện ngắn đầu tay của ông được ra đời dựa trên thực tế từ cuộc tác chiến về một trận đánh?

- Đúng vậy. Truyện ngắn đầu tay của tôi có tên rất Tây Nguyên – “Những khấc coong chung”, viết vào năm 1972. Lúc đó, tôi là lính của Tỉnh đội Gia Lai, đóng quân ở trong rừng An Khê, đánh nhau với Sư đoàn Không vận  số 1 của Mỹ - ngụy. Một lần, bộ đội ta đánh đồn An Khê, địch bỏ chạy, tôi nhặt được cái hộp, tưởng là bom, nhưng khi mở ra mới biết đó là cái máy chữ kèm hai cuộn giấy. Đấy là lần đầu tiên tôi nhìn thấy máy chữ. Tôi mang luôn về hang, kỳ cạch tập đánh máy. Vừa đánh, vừa nghĩ cốt một câu chuyện. Tôi mất gần một tháng để dựng lên một trận đánh trong trí tưởng tượng. Nhưng câu chuyện tưởng tượng ấy được dựa trên thực tế một cuộc họp của Trung đoàn về công tác tác chiến cho một trận đánh mới.

Viết xong, tôi gửi một đồng chí lên quân khu dự họp mang bản thảo ra tòa soạn Văn nghệ Quân giải phóng dự trại viết. Tưởng vu vơ, thế mà truyện ngắn của tôi được trại trưởng mang ra đọc cho toàn trại nghe. Mọi người ai cũng khen hay. Sau đó, truyện được in,  phát trong quân khu. Khi in xong họ nhầm tên tôi, Phạm Trung Đỉnh thành Trung Trung Đỉnh. Bút danh của tôi, vì thế,  cũng có từ đấy.

- Ngày đó, phương tiện truyền thông còn nghèo nàn, ông đón tin về truyện của mình bằng cách nào?

- Đêm hôm đó, nằm võng trong rừng nghe chương trình kể chuyện đêm khuya qua radio. Tôi nghe rõ ràng đài phát thanh giới thiệu tên tác giả Trung Trung Đỉnh và đọc truyện của tôi. Cái cảm giác sung sướng ấy thật khó diễn tả được thành lời. Nó như một giấc mơ không tưởng của chàng lính trẻ như tôi lúc bấy giờ. Ngay sau đó, Tuyên giáo Tỉnh đội cho cán bộ về điều tra xem câu chuyện tôi viết có thật hay không. Nếu chuyện thật thì sẽ đề nghị cấp trên khen thưởng cho đơn vị, còn nếu là chuyện phịa thì tôi phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi sợ quá. Được in truyện ngắn đầu tay chưa kịp mừng đã lo. Nhưng may thay, mọi sự rồi cũng qua.

- Khi đó, cảm xúc của ông như thế nào?

- Thời chiến chỉ có vài tác phẩm văn học của các nhà văn có tiếng. Lâu lâu mới có một tờ báo văn nghệ để đọc. Thế nên, sách đóng vai trò rất quan trọng đối với những người lính chiến trường. Có quyển sách nào là chúng tôi xé nát chia nhau đọc từ chữ a đến chữ z. Có những chiến sĩ sau khi hy sinh, tìm trong ba lô chỉ có vài ba quyển sách hay tập thơ. Thời đó, viết truyện, viết báo làm gì có tiền, được in đã là sung sướng lắm rồi.

- Thời kỳ gian khổ đó, cảm xúc sáng tác sẽ rất khác so với thời bình. Có phải vì thế mà các tác phẩm ngày xưa có giá trị hơn, thưa ông?

-Tôi không nghĩ là như vậy. Ngày xưa hay bây giờ, cũng vậy thôi. Trăm tác giả viết hàng trăm cuốn sách thì mới chọn ra được một vài quyển hay, có giá trị văn học. Theo tôi, các tác giả trẻ bây giờ giỏi hơn thế hệ chúng tôi. Thời của tôi chủ yếu viết bằng cảm xúc, bằng bản năng, còn bây giờ họ được học nhiều hơn, có nhiều kỹ năng hơn.

Tuy nhiên, hiện nay cũng có một lớp tác giả còn tồn tại một căn bệnh chung của tuổi trẻ. Đó là nôn nóng. Họ muốn “đi tắt” mà quên rằng văn học đích thực phải học hành rất gian khổ. Văn học cổ điển là nền tảng cho một người viết chân chính, nhưng nhiều người trẻ vì quá nóng vội đã bỏ qua và bắt tay ngay vào sáng tác, nên viết ra nhưng tác phẩm sống sượng, không hay là như vậy. Nhưng thời nào cũng thế, ngay cả Vũ Trọng Phụng hay Nam Cao, phát sáng nhất, thành công nhất của họ đều xuất phát từ tuổi trẻ.

- Xin cảm ơn nhà văn Trung Trung Đỉnh!

Nguyễn Hoài
(thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động