Thành phố Hồ Chí Minh: Những hoạt động nào đủ điều kiện mở cửa sau ngày 1/10?
Nhiều quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm soát được dịch Covid-19 Ảnh: Thành phố Hồ Chí Minh "đếm ngày" mở cửa trở lại Ngày 27/9, số bệnh nhân khỏi bệnh nhiều hơn số ca mắc mới Covid-19 |
Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo công bố một số nội dung nới lỏng giãn cách xã hội, áp dụng từ 18h ngày 30/9. Theo đó, Thành phố sẽ cho phép một số loại hình kinh doanh được hoạt động.
Cụ thể, các hoạt động sản xuất, thương mại, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu Công nghệ cao, Công viên Phần mềm Quang Trung, cụm công nghiệp và trên địa bàn quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
Doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại dịch vụ, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp; dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y, đối tượng hành nghề thú y.
Công trình giao thông, xây dựng. Hoạt động kinh doanh, thương mại - dịch vụ gồm siêu thị, chợ đầu mối, chợ truyền thống, tạp hóa,... và các dịch vụ công ích. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động tín dụng. Bưu chính viễn thông, in ấn.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được bán hàng mang đi; đối với nhà hàng trong các cơ sở lưu trú, cơ sở nghỉ dưỡng, tham quan du lịch chỉ được phục vụ tại chỗ cho khách lưu trú, tham quan, không tổ chức buffet.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ cắt tóc, gội đầu được hoạt động tối đa 50% công suất.
Các hoạt động trong nhà như xúc tiến thương mại bao gồm hội chợ, triển lãm, hội nghị, sự kiện kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm; hội họp, tập huấn, hội thảo,…;các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự được tập trung tối đa 10 người, trường hợp người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 được tập trung tối đa 70 người.
Từ 18h ngày 30/9, nhiều hoạt động được phép hoạt động có điều kiện. |
Các hoạt động ngoài trời được tập trung tối đa 15 người, trường hợp người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh được tập trung tối đa 100 người.
Cơ sở lưu trú, cơ sở nghỉ dưỡng, tham quan du lịch, các dịch vụ khác phục vụ cho khách tham quan được hoạt động tối đa 50% công suất với điều kiện đáp ứng Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch.
Hoạt động tham quan bảo tàng được hoạt động với điều kiện đáp ứng Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch, mỗi nhóm tham quan tại từng khu vực trưng bày tối đa 10 người cùng một thời điểm.
Những sự kiện biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, thi đấu được tổ chức quy mô tối đa 70 người với điều kiện 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh, được cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức.
Các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe hàng ngày của người dân được hoạt động, nếu hoạt động theo từng nhóm tối đa 15 người/nhóm. Trường hợp có 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh, được hoạt động tối đa 100 người.
Tổ chức đám tang, đám cưới hạn chế tối đa 20 người cùng một thời điểm.
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức dạy - học gián tiếp, trên môi trường internet, qua truyền hình; từng bước củng cố các điều kiện để có thể kết hợp dạy - học trực tiếp. Các loại hình đào tạo cho người đã được tiêm đủ liều vắc xin, có thể dạy – học trực tiếp nếu đảm bảo các tiêu chí an toàn theo quy định.
Các cơ quan, đơn vị Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan, đơn vị Nhà nước của Trung ương đóng tại thành phố Hồ Chí Minh. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của UBND thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Các cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế và văn phòng kinh tế - văn hóa nước ngoài có trụ sở trú đóng trên địa bàn thành phố chủ động quyết định phương thức làm việc phù hợp với đặc thù của tổ chức và đáp ứng quy định về biện pháp phòng, chống dịch.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và tư nhân; các cơ sở dịch vụ y tế; các cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế.
Ngoài ra, chỉ thị mới cũng quy định các hoạt động kinh doanh, dịch vụ như Quán bar, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử và bán hàng rong, vé số dạo phải tiếp tục dừng hoạt động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Tin mới 19/11/2024 11:50
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tin mới 18/11/2024 17:42