Thành phố Hồ Chí Minh đang có số lượng lao động thất nghiệp cao nhất cả nước

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam rất khó bố trí thêm khu ở, khu phòng chống dịch cho người lao động. Từ đây, doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động vì không thể đáp ứng được tiêu chí “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến”.
Hà Nội gửi tặng thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương 6.000 tấn gạo Ngày 19/8: Thêm 10.639 ca mắc Covid-19, riêng thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương 7.860 ca Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị gói ngân sách gần 28.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động

Kỷ lục doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động

Theo báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, 19 tỉnh phía Nam là nơi tập trung các doanh nghiệp của cả nước (chiếm 48%). Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 65% số doanh nghiệp của cả vùng.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có xu hướng gia tăng, với 79.673 doanh nghiệp, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có 23.199 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (chiếm 29,1% doanh nghiệp rút lui của cả nước, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2020). Đây là số kỷ lục về số lượng doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh trong 7 tháng đầu năm tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020.

Ngoài ra, các tỉnh phía Nam vốn đi đầu trong việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất vì vậy mật độ xây dựng, hạ tầng chỉ để phục vụ cho các hoạt động sản xuất nên khó bố trí thêm khu ở, khu phòng chống dịch. Từ đây, số lượng doanh nghiệp phải tạm dừng lớn vì không thể đáp ứng được tiêu chí “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến”.

Theo đó, 19 tỉnh, thành phố phía Nam, hiện có 195 khu công nghiệp, 1 khu công nghệ cao với số lao động trên 2,3 triệu người; 97 cụm công nghiệp với gần 113 ngàn người lao động. Do ảnh hưởng của dịch, hiện đã có gần 50% doanh nghiệp hiện dừng hoạt động để phòng, chống dịch hoặc thiếu các nguyên liệu sản xuất, gặp khó khăn trong việc lưu thông hàng hóa.

Thống kê tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ còn 1.790 doanh nghiệp còn duy trì hoạt động. Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố chỉ có 540 doanh nghiệp duy trì, nhưng chỉ vận hành 50% công suất do phải giãn cách lao động. Số doanh nghiệp duy trì sản xuất tại Khu công nghệ cao chỉ còn 52%.

Thành phố Hồ Chí Minh đang có số lượng lao động thất nghiệp cao nhất cả nước
Người lao động xếp hàng vào công ty thực hiện "3 tại chỗ".

Tại Bình Dương, có 1.886 doanh nghiệp trong khu công nghiệp, 65 doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp và 1.997 doanh nghiệp bên ngoài Khu công nghiệp đang duy trì được việc làm theo phương thức “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến”.

Đồng Nai có 1.156 doanh nghiệp trong khu công nghiệp, với số lao động là 136.730/333.345 người; 118 doanh nghiệp ngoài Khu công nghiệp, số lao động 12.061 người đang duy trì được việc làm theo phương thức “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến”.

Đồng Tháp có 26.880 doanh nghiệp ngừng hoạt động.

Cần Thơ chỉ còn 20/170 doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp (chiếm 11,76%) với 2.300/40.526 lao động đang làm việc (chiếm 5,68%); có 52/920 doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp đang hoạt động (chiếm 5,65%) với số tổng số lao động là 2.384/29.367 lao động (chiếm 8,12%). Như vậy, 65.209 lao động của doanh nghiệp tại Cần Thơ đang phải ngừng việc.

Thành phố chiếm 70% lao động ngừng việc cả nước

Các tỉnh phía Nam cũng là nơi có số lượng lao động phi chính thức lớn, trên 10 triệu lao động. Trong đó thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố năng động, trung tâm của giao thương, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nên số lao động tự do tìm đến thành phố để làm việc lớn.

Khi dịch Covid-19 xảy ra, các hoạt động tập trung đông người, ngành sản xuất kinh doanh không thiết yếu,... dừng hoạt động đã đẩy những lao động phi chính thức vào khó khăn hơn.

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh phía Nam, tại thời điểm 13/8/2021, có gần 2,5 triệu lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải ngừng việc, chiếm 70% số lao động phải ngừng việc của cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh đang có số lượng lao động thất nghiệp cao nhất cả nước
Người lao động thất nghiệp do Covid-19 nhận hỗ trợ.

Để giảm bớt khó khăn người dân, các tỉnh phía Nam cũng đã thực hiện các chính sách hỗ trợ cho lao động phi chính thức: 19/19 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch hỗ trợ và bổ sung các nhóm đối tượng với các chính sách riêng, các đối tượng hỗ trợ phù hợp với từng tỉnh như người lao động bán vé số dạo, xe ôm truyền thống, người buôn bán hàng rong, người làm việc trong các cơ sở kinh doanh không có hợp đồng lao động,…

Tính đến ngày 14/8/2021, 19 tỉnh, thành phố phía Nam đã hỗ trợ được cho 635.000 lao động tự do với số tiền hơn 911 tỷ đồng.

Cụ thể, tại thành phố Hồ Chí Minh có 462.600 người đã được nhận hỗ trợ với số tiền gần 694 tỷ đồng; Đồng Nai: 22.000 người, 33 tỷ đồng; Bình Dương: 97.680 người với số tiền 134 tỷ đồng; Bình Phước: 45.700 người, 42,46 tỷ đồng; Đồng Tháp: 40.200 người với số tiền 60,2 tỷ đồng; Vĩnh Long: 20.100 người với số tiền 22,76 tỷ đồng,...

Tuy nhiên, với việc thực hiện giãn cách xã hội tới nay đã gần 2 tháng, lao động tự do thu nhập hàng tháng không ổn định, phần lớn là lao động ngoại tỉnh nên tài chính tích lũy được thường rất ít. Vì vậy, khi dịch bệnh kéo dài, với tâm lý lo sợ dịch bệnh thì lao động tự do sẽ ít dần khả năng chịu đựng, dễ rơi vào khó khăn hơn và nguy cơ gây ra những tiêu cực trong xã hội.

Chính vì vậy, ngay lúc này người lao động, đặc biệt lao động thất nghiệp rất cần những chính sách trợ giúp xã hội kịp thời.

Tân Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tại Hà Nội có xu hướng tăng cường tuyển dụng lao động, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cao điểm lễ Tết. Dự báo, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản…
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm, nên công tác giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội ngày càng hiệu quả. Đến hết tháng 10/2024, Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm của năm 2024.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Xem thêm
Phiên bản di động