Thành công từ sự chung sức, đồng lòng
Hà Nội chung sức, đồng lòng, không để ai bị bỏ lại phía sau Chung sức, đồng lòng vượt qua dịch bệnh |
Hiệu quả "mục tiêu kép"
Về thực hiện các chỉ tiêu cân đối lớn về kinh tế, năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố ước thực hiện 279.359 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán Hội đồng nhân dân Thành phố giao, tăng 3,5% so với thực hiện năm 2019.Kinh tế phục hồi khá nhanh sau hai đợt thực hiện dãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19, khi tháng 4 các chỉ số tăng trưởng giảm sâu, sau đó nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng từ tháng 5; tháng 8, một số chỉ tiêu giảm so với tháng 7 nhưng không giảm nhiều, từ tháng 9 sau đó đã lấy lại đà tăng trưởng.
Hà Nội làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 để phát triển kinh tế |
Thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội trong quý IV. Kết quả, GRDP quý IV tăng trưởng bứt phá so với các quý trước (quý I tăng: 4,43%; quý II tăng 2,41%; quý III tăng 3,31% và quý IV tăng 5,51%); tính chung GRDP năm 2020 ước tăng 3,98% - cao gấp khoảng 1,5 lần mức tăng của cả nước. Trong đó, dịch vụ tăng 3,10%, công nghiệp tăng 5,64%, xây dựng tăng 8,66%, nông nghiệp tăng 4,20%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,15%.
Cùng với đó thu ngân sách trên địa bàn đã đạt mức 280.500 tỷ đồng, vượt dự toán và tăng 3,9% so với cùng kỳ. Trước đó, hết quý III địa bàn thành phố dự kiến là có khả năng sẽ hụt thu 57.000 tỷ đến 58.000 tỷ và đến nay với nỗ lực bám sát các bộ, ngành, Hà Nội đã vượt và tăng 3,9% so với năm tốt nhất là năm 2019. Nếu tính cả số thu ngân sách trên địa bàn giao Cục Thuế thành phố Hà Nội quản lý thì con số sẽ đạt mức 300/340.000 tỷ, cùng với đó, giải ngân đầu tư công đã đạt mức trên 93% với quy mô là 45.000 tỷ đồng trên địa bàn thành phố. Năm 2020, cùng với giải ngân đầu tư, Thành phố cũng đã giành được tỷ lệ cho đầu tư phát triển tới 49% chi thường xuyên chỉ còn 51% và tiết kiệm được 3.000 tỷ đồng xung quanh chi thường xuyên này, đây là con số và tiếp tục nỗ lực để phát triển và ổn định của Hà Nội, cùng với đó thì giải quyết việc làm cho trên 180.600 lao động, đạt 116% kế hoạch năm, tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 2,3% đối với khu vực thành thị là 3,22% và nhiều chỉ tiêu quan trọng khác.
Ngoài những thành tựu về kinh tế, Hà Nội đã có nhiều dấu ấn như đã lãnh đạo tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, được đánh giá là thực chất, trọn vẹn và tạo nhiều dấu ấn tốt đẹp; hiệu quả mục tiêu kép, Thành phố đã kiểm soát, đẩy lùi được dịch bệnh trong cả 3 đợt. Hà Nội tổ chức thành công nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của Thủ đô, thúc đẩy nhiều công trình hạ tầng giao thông, xử lý nhiều vấn đề dân sinh bức xúc. Quản lý đô thị được đẩy mạnh, công tác chiếu sáng, chỉnh trang đường phố tiếp tục được đổi mới; cung cấp nước sạch, thoát nước và vệ sinh môi trường được duy trì, nâng cao chất lượng; tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè giảm cơ bản. Xây dựng nông thôn mới tiếp tục triển khai tích cực. An sinh xã hội được đảm bảo; huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng trong công tác chăm lo cho gia đình chính sách; các hoạt động văn hoá, giáo dục được duy trì. Khiếu nại, tố cáo được tập trung giải quyết; công tác quốc phòng được củng cố; an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo; đối ngoại tiếp tục được mở rộng...
Tiếp tục đổi mới tư duy phát triển
Bên cạnh các chỉ tiêu tăng trưởng còn một số khó khăn, tồn tại cần được quan tâm khắc phục. Đó là, kinh tế duy trì tăng trưởng, tuy nhiên đạt thấp hơn so với cùng kỳ do tác động của dịch Covid-19, tạo áp lực lớn đối với các cân đối lớn trong thời gian tiếp theo. Số lao động được giải quyết việc làm giảm, thất nghiệp gia tăng so với cùng kỳ năm trước; công tác tuyển sinh, đào tạo nghề còn nhiều khó khăn. Công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước chưa đáp ứng tiến độ đề ra. Công tác quản lý, đôn đốc thu hồi nợ đọng ngân sách được tích cực triển khai, tuy nhiên nợ đọng ngân sách vẫn còn lớn. Chỉ số giá được kiểm soát nhưng tiềm ẩn tăng cao ở nhóm hàng thực phẩm.
Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của Hà Nội còn ở mức thấp. Tỷ lệ cấp đất dịch vụ chưa đạt mục tiêu đề ra. Đấu giá đất đạt thấp so với mục tiêu đề ra. Tỷ lệ giải ngân có chuyển biến tích cực so với cùng kỳ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Các hoạt động văn hóa, xã hội bị dừng trong thời gian dài do thực hiện giãn cách xã hội để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tình hình tội phạm chuyển biến tích cực song vẫn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp. Vi phạm về bảo vệ môi trường, nhất là khai thác cát, sỏi vẫn diễn ra. Số vụ vi phạm về ma túy, môi trường vẫn cao; nguy cơ cháy nổ vẫn tiềm ẩn…
Những tồn tại, hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan là do tác động của dịch Covid-19 dẫn đến đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, hạn chế giao thương, du lịch… tác động toàn diện các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội; quy trình thủ tục về quy hoạch, đầu tư, xây dựng thay đổi theo các Luật mới ban hành làm kéo dài thời gian thực hiện; quy mô, khối lượng, tính chất phức tạp của những nhiệm vụ ngày càng lớn, với những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn chế… Nguyên nhân chủ quan cơ bản là do giải quyết công việc thiếu tập trung, chưa quyết liệt ở một số đơn vị; năng lực của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, ý thức kỷ luật có chuyển biến song chưa đồng bộ; chủ đầu tư một số dự án còn thiếu chủ động, thiếu tính chuyên nghiệp. Sự phối hợp giữa ngành với ngành, giữa ngành với cấp trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện một số công việc, lĩnh vực được phân công, phân cấp, ủy quyền còn bị động, thiếu chặt chẽ. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chưa đạt hiệu quả cần thiết; sự đồng thuận cơ bản tốt song vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ cản trở, khó khăn trong thực thi chính sách, pháp luật.
Năm 2021, thành phố Hà Nội thực hiện năm chủ đề: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và xây dựng 23 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội, trong đó, phấn đấu GRDP tăng khoảng 7,5%. Trong đó, tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Bước sang năm mới, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ khó lường, kinh tế Thủ đô ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu, đặt ra nhiệm vụ phải khắc phục các khó khăn, thách thức đồng thời tận dụng tối đa cơ hội mà hội nhập mang lại. Hà Nội có lợi thế khi tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các Bộ, Ban, ngành Trung ương và sự phối hợp chặt chẽ của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố trên cả nước. Ngoài ra là sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân và nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp triển khai và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19.
Đại dịch Covid-19 thúc đẩy các quốc gia cơ cấu lại danh mục đầu tư nhằm đảm bảo an toàn nguồn cung, duy trì chuỗi sản xuất, trong đó Việt Nam nói riêng và Hà Nội nói chung được đánh giá là một điểm đến đầu tư an toàn. Đây là một cơ hội để Hà Nội thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó, Thành phố cần tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội, tận dụng tốt các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng chuyển đổi kinh tế số, dịch chuyển đầu tư, thương mại, phát triển các mô hình kinh doanh mới, sự thay đổi phương thức sản xuất, tiêu dùng… nỗ lực phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2021./.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Tin khác
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 22:56
Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 21:06
Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 13:59