Thấm sâu truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
Tiếp nối, lan tỏa truyền thống uống nước nhớ nguồn Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội thăm, tặng quà Tết tới Mẹ Việt Nam Anh hùng |
Ấm lòng người có công
Hiện nay, Hà Nội là địa phương có số lượng người có công lớn nhất cả nước với trên 800.000 người (chiếm gần 10% cả nước), trong đó, có hơn 6.500 Mẹ Việt Nam anh hùng, hơn 60.000 thương binh, hơn 80.000 liệt sĩ, trên 13.000 người được hưởng chế độ hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, hơn 50.000 người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng huân chương, huy chương các loại. Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn nỗ lực, đồng lòng thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách; đồng thời quan tâm chăm lo toàn diện cho người có công và thân nhân.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tặng quà người có công tại Trung tâm Điều dưỡng người có công số II Hà Nội. |
Trước hết, phải kể đến việc chính sách điều dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người có công được Thành phố chú trọng, quan tâm thực hiện tốt. Đáng chú ý, từ năm 2022, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND ngày 8/12/2022 quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng của thành phố Hà Nội. Theo đó, trong khi quy định của Trung ương tổ chức luân phiên 2 năm 1 lần đi điều dưỡng cho các đối tượng người có công và thân nhân liệt sĩ; thì từ năm 2023, thành phố Hà Nội bố trí kinh phí để người có công và thân nhân liệt sĩ được đi điều dưỡng mỗi năm 1 lần. Đặc biệt, đối tượng đi điều dưỡng được hỗ trợ tiền khám sức khỏe 1 triệu đồng/năm; người có công được nuôi dưỡng được nâng mức ăn là 3 triệu đồng, chi phí khác 500.000 đồng/tháng.
Thực hiện chính sách này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội chỉ đạo các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công của Thành phố đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng điều dưỡng, chăm sóc người có công theo hướng ngày càng chuyên nghiệp. Các Trung tâm cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch, lịch trình, chương trình cụ thể của từng đợt điều dưỡng, đồng thời xây dựng thực đơn, lịch trình điều dưỡng phù hợp với đặc điểm của các quận, huyện, thị xã và nhu cầu của đối tượng. Chất lượng các bữa ăn được cải thiện, cách trình bày và trang trí mâm cơm được chú trọng; phòng nghỉ được trang bị đầy đủ các vật dụng thiết yếu, đảm bảo ngăn nắp, sạch sẽ. Các đối tượng đến điều dưỡng đều được các Trung tâm kiểm tra sức khỏe ban đầu, chăm sóc, theo dõi, điều trị đối với các bệnh lý thông thường, lập chế độ ăn kiêng theo bệnh lý, cấp phát thuốc bổ, điều trị bằng thuốc đông y kết hợp vật lý trị liệu, được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp… Ông Nguyễn Văn Kiêu, huyện Mỹ Đức, là nạn nhân da cam đi điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng người có công số II Hà Nội cho biết: “Những ngày điều dưỡng ở Trung tâm, chúng tôi tham gia nhiều hoạt động tăng cường sức khỏe, đi trải nghiệm bên ngoài nên ai nấy đều vui vẻ, tinh thần thoải mái, sức khỏe tốt. Chúng tôi rất ấm lòng, biết ơn sự quan tâm chăm lo của Thành phố”.
Cùng chính sách điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho người có công, phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” cũng được Thành phố đẩy mạnh, đạt được nhiều thành tựu trong những năm qua. Theo đó, 100% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh liệt sĩ; 100% Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng; hỗ trợ xây mới và sữa chữa nhà ở đối với hàng chục ngàn hộ gia đình người có công với cách mạng. Hiện thành phố Hà Nội không còn hộ gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo và phấn đấu không để hộ gia đình người có công tái nghèo theo tiêu chí mới.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm hỏi, tặng quà tri ân người có công và thân nhân liệt sĩ. |
Năm 2023, tính đến thời điểm hiện nay, theo Sở LĐTBXH Hà Nội, toàn Thành phố đã vận động Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa được 28,054 tỉ đồng, đạt 122,1% kế hoạch; tặng 735 sổ tiết kiệm “Tình nghĩa” với kinh phí trên 2,3 tỉ đồng. Đồng thời, Thành phố cũng vận động xã hội hóa cho việc tu sửa, nâng cấp 126/143 nhà ở cho người có công đạt 88,1% tu sửa nâng cấp 57 công trình ghi công liệt sĩ với kinh phí trên 6,9 tỉ đồng, đạt 107% kế hoạch; lập danh sách và đưa trên 10.600 người có công đi điều dưỡng tập trung tại các Trung tâm người có công. 70/70 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng.
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đền ơn, đáp nghĩa
Một vấn đề khác mà người có công và thân nhân đặc biệt quan tâm là giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công, sửa thông tin trên bia mộ liệt sĩ ghi “liệt sĩ vô danh”, “liệt sĩ chưa biết tên” cũng đã được các cơ quan chức năng của Thành phố quan tâm triển khai. Năm 2023, theo Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội Nguyễn Tây Nam, trong 6 tháng đầu năm, Thành phố đã tiếp nhận và giải quyết 11.205 hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi người có công, với kinh phí khoảng 42 tỷ đồng. Tổng kinh phí 6 tháng đầu năm chi cho công tác ưu đãi người có công của Hà Nội là 1.061 tỷ đồng.
Chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công là hoạt động được Thành phố duy trì thường xuyên, liên tục xong vào mỗi dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, các hoạt động này càng được đẩy mạnh hơn. Năm nay, với sự tham mưu của Sở LĐTBXH Hà Nội, từ đầu tháng 3/2023, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 67/KH-UBND tổ chức các hoạt động kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023). Theo đó, các quận, huyện, thị xã và các sở, ban, ngành, đoàn thể cũng đều ban hành kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch của Thành phố, hướng đến mục tiêu tạo đợt cao điểm quan tâm, chăm lo tốt hơn đối với người có công, tô đẹp thêm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Hầu hết các quận huyện của thành phố Hà Nội đều tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà địa phương có truyền thống cách mạng; gia đình có công với cách mạng, đối tượng chính sách…
Hiện nay, các địa phương cơ bản đã triển khai xong việc thực hiện chi trả quà của Chủ tịch nước và quà của Thành phố đến các đối tượng chính sách theo quy định bảo đảm kịp thời, chu đáo. Ngoài quà của Chủ tịch nước và Thành phố, các quận, huyện, thị xã, các cơ quan, đoàn thể đã có quà tặng đến đối tượng người có công của địa phương, cơ quan quản lý. Đến nay, số quà tặng đối tượng người có công trên địa bàn Hà Nội đã vượt con số 296.723 suất, với tổng số tiền trên 232,8 tỉ đồng (nguồn vận động xã hội hóa là 4.138 suất, kinh phí trên 1 tỉ đồng).
Chăm sóc người có công tại Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội. |
Ở cấp thành phố, Thành phố cũng tổ chức các Đoàn đại biểu đi dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại một số nghĩa trang liệt sĩ cấp Quốc gia, nghĩa trang liệt sĩ Thành phố. Và, dẫu trong điều kiện bộn bề công việc, Đoàn các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đã dành thời gian đi thăm hỏi, tặng quà một số gia đình chính sách trên địa bàn các quận, huyện. Cũng trong dịp này, thành phố Hà Nội rất vinh dự được các Đoàn lãnh đạo Trung ương, Bộ LĐTBXH về thăm hỏi, tặng quà tri ân đến các thương binh, gia đình liệt sĩ trên địa bàn.
Có thể nói, việc thực hiện chính sách đối với người có công, gia đình chính sách là thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc một cách cụ thể, thiết thực. Thông qua các hoạt động này của Thành phố đã hỗ trợ các gia đình chính sách, người có công có đời sống ổn định, có khả năng vươn lên mức sống cao và bền vững, động viên các gia đình chính sách, người có công có điều kiện tiếp tục phát huy truyền thống bản thân, gia đình, đóng góp vào sự ổn định, phát triển của địa phương.
Năm 2023, tính đến thời điểm hiện nay, theo Sở LĐTBXH Hà Nội, toàn Thành phố đã vận động Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa được 28,054 tỉ đồng, đạt 122,1% kế hoạch; tặng 735 sổ tiết kiệm “Tình nghĩa” với kinh phí trên 2,3 tỉ đồng. Đồng thời, Thành phố cũng vận động xã hội hóa cho việc tu sửa, nâng cấp 126/143 nhà ở cho người có công đạt 88,1% tu sửa nâng cấp 57 công trình ghi công liệt sĩ với kinh phí trên 6,9 tỉ đồng, đạt 107% kế hoạch; lập danh sách và đưa trên 10.600 người có công đi điều dưỡng tập trung tại các Trung tâm người có công. 70/70 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng. |
Phạm Diệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49