Tết ấm với công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội
Giống như bao gia đình khác, những ngày này, chị Lê Thị Tâm - công nhân Công ty cổ phần Dệt 10/10 (quê Phú Thọ) đang cùng gia đình tất bật chuẩn bị và háo hức đón chờ Tết đến. Hoàn cảnh riêng vô cùng khó khăn vì chồng mất sớm, con mắc bệnh suy thận, năm qua, đời sống của chị Tâm càng khó khăn hơn khi Công ty cổ phần Dệt 10/10 nói riêng cũng như không ít doanh nghiệp ngành Dệt - May gặp khó.
“Là công nhân gắn bó với Công ty đã 17 năm, hơn ai hết tôi rất hiểu những thăng trầm của doanh nghiệp và sẵn sàng chia sẻ. Tuy nhiên, công nhân chúng tôi thật xúc động khi doanh nghiệp và Công đoàn vẫn có những giải pháp đảm bảo được việc làm cho người lao động và chế độ thưởng Tết năm nay vẫn được duy trì. Đặc biệt, trước Tết lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã về tận doanh nghiệp, trao cho chúng tôi những món quà Tết thiết thực, tôi thấy rất ấm lòng, đón Tết vui, quên đi mọi khó khăn” - chị Lê Thị Tâm bộc bạch.
Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội Hoàng Thanh Sơn trao quà Tết cho đoàn viên, CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn tại Công ty cổ phần Dệt 10/10 |
Tâm sự của chị Tâm cũng là tâm sự của nhiều đoàn viên Công đoàn, CNLĐ ngành Dệt - May Hà Nội trong những ngày Tết Giáp Thìn này. Năm qua, các doanh nghiệp ngành Dệt - May Hà Nội đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách, bởi những hệ lụy của thời kỳ hậu dịch Covid-19 cũng như những tác động từ xung đột Nga - Ucraina, dẫn đến tình trạng thiếu đơn hàng, đơn hàng nhỏ lẻ, số lượng ít, hàng khó, đơn giá thấp, kéo theo đời sống, việc làm của người lao động gặp khó khăn. Chính bởi vậy, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã chỉ đạo các Công đoàn cơ sở (CĐCS) luôn sát sao, đồng hành với doanh nghiệp tìm giải pháp vượt khó, chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán này.
Ông Hoàng Thanh Sơn - Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội cho biết, để mỗi đoàn viên, người lao động ngành Dệt - May Hà Nội được đón một cái Tết thật trọn vẹn, đủ đầy, bù đắp cho một năm nhiều khó khăn, từ tháng 11/2023, Ban Thường vụ Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã xây dựng kế hoạch và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các CĐCS phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên người lao động, hỗ trợ Tết cho đoàn viên, người lao động khó khăn.
Thực hiện sự chỉ đạo của Công đoàn ngành, hầu hết các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành đều nỗ lực vượt khó, xây dựng kế hoạch trả lương, thưởng và tặng quà Tết cho công nhân, người lao động, tuy nhiên mức thưởng Tết có sự phân hóa rõ rệt giữa những đơn vị duy trì sản xuất tốt và những đơn vị gặp khó khăn. Theo đó, tiền thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trong các đơn vị thuộc ngành Dệt - May Hà Nội thấp nhất là 200 ngàn đồng và cao nhất là 60 triệu đồng và vẫn còn 2 doanh nghiệp trong ngành không có tiền thưởng Tết cho CNLĐ do tình hình sản xuất rất khó khăn.
Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội Hoàng Thanh Sơn trao quà Tết cho đoàn viên, CNLĐ khó khăn tại chương trình "Tết sum vầy - Xuân chia sẻ" năm 2024 do Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội tổ chức. |
Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội Hoàng Thị Thu Hồng trao quà Tết cho đoàn viên, CNLĐ khó khăn tại chương trình "Tết sum vầy - Xuân chia sẻ" năm 2024 do Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội tổ chức. |
Nhiều CĐCS đã phối hợp với lãnh đạo đơn vị tổ chức hỗ trợ, tặng quà Tết, hỗ trợ tiền vé xe, tổ chức xe ô tô đưa CNLĐ về quê đón Tết, chăm lo Tết cho hàng nghìn CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn… Nhiều đơn vị có đông CNLĐ đã tổ chức các hoạt động vui chơi, khen thưởng, văn hóa, văn nghệ cho CNLĐ nhân dịp tổng kết cuối năm như Công ty TNHH MTV sản xuất TMVA, Công ty TNHH K+K… Đây là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn thể hiện sự quan tâm của các doanh nghiệp, của người sử dụng lao động đối với CNLĐ trong bối cảnh còn nhiều khó khăn chung.
Riêng Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội, thông qua tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” và trực tiếp đi thăm, tặng quà tại các đơn vị, đã trao tổng số 1.827 suất quà Tết cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, LĐLĐ thành phố Hà Nội hỗ trợ 585 suất, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng, hỗ trợ tiền vé xe cho 497 CNLĐ, trị giá trên 200 triệu đồng, Công đoàn ngành trao hỗ trợ 1.242 suất quà, mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng và tổ chức 2 chuyến xe ô tô đưa trên 80 CNLĐ về quê đón Tết.
Ngoài ra, LĐLĐ thành phố Hà Nội còn hỗ trợ 168 phiếu mua hàng Tết tại “Phiên chợ Công đoàn” cùng nhiều phần quà thiết thực khác cho đoàn viên, CNLĐ ngành Dệt - May Hà Nội. Tổng số tiền hỗ trợ, trợ cấp Tết cho đoàn viên, người lao động ngành Dệt - May Hà Nội khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn là hơn 1 tỷ 600 triệu đồng, chưa kể các túi quà Tết được trao trực tiếp cho CNLĐ tại các đơn vị.
Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội Hoàng Thanh Sơn mừng tuổi cho con đoàn viên, CNLĐ trước khi lên những chuyến xe nghĩa tình do Công đoàn tổ chức để về quê đón Tết Giáp Thìn 2024. |
"Những con số, những sự cố gắng này của tổ chức Công đoàn Thủ đô nói chung và của Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội nói riêng, tuy vẫn còn rất khiêm tốn so với những khó khăn chung của rất nhiều đoàn viên, người lao động, song phần nào đã thể hiện rõ sự sẻ chia, đồng hành và luôn sát cánh của tổ chức Công đoàn đối với người lao động.
Những suất quà Tết ý nghĩa, những phần thưởng động viên được trao đến tay người lao động khó khăn tuy không quá lớn về giá trị vật chất, nhưng thực sự đã lan tỏa được tình cảm ấm áp, sự quan tâm của tổ chức Công đoàn đối với người lao động, giúp họ có được một cái Tết ấm áp, đủ đầy, đoàn viên với gia đình, từ đó có thêm động lực, niềm tin, thêm gắn kết với tổ chức Công đoàn, với doanh nghiệp để sẵn sàng trở lại làm việc sau Tết với một khí thế mới, quyết tâm mới” - Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội Hoàng Thanh Sơn bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13