Tạo dựng niềm tin với sản phẩm hữu cơ
Nông dân thu lợi nhuận cao từ mô hình trồng lúa "hai trong một" Giải bài toán về đầu ra cho các sản phẩm hữu cơ |
Con đường “xuất ngoại”
Sau 5 năm chuẩn bị, thảo luận, đàm phán nhiều phiên, Việt Nam thương mại hoá thành công quả bưởi da xanh và đáp ứng đủ các yêu cầu ngặt nghèo để xuất khẩu chính ngạch vào thị trường lớn, khó tính của thế giới. Hiện, phía Mỹ đã ủy quyền cho Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp mã số vùng trồng bưởi. Việt Nam có 16 mã số vùng trồng đang hoạt động và 21 mã số vùng trồng khác đang được xem xét để xuất đi Mỹ. Đơn vị xuất khẩu lô hàng quả bưởi đầu tiên sang Mỹ là Công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, tỉnh Bến Tre.
Ảnh minh họa: Thanh Hồng |
Bưởi da xanh là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ, sau các loại quả xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa. Tuy nhiên, đây là trái cây có thời gian bảo quản dài, hứa hẹn là điểm sáng trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Chỉ riêng 6 loại trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đã mang về kim ngạch khoảng 20 triệu USD mỗi năm.
Tháng 9/2022, 1.000 tấn gạo đầu tiên mang thương hiệu “Cơm Việt Nam Rice” của Tập đoàn Lộc Trời đã chính thức được bày bán tại siêu thị E.Leclerc lớn nhất của Pháp với 40.000 điểm bán. Lộc Trời là doanh nghiệp đầu tiên mang gạo “made in Vietnam”, được đóng gói trong bao bì riêng và đăng ký mẫu mã quốc tế vào hệ thống siêu thị bán lẻ hàng đầu nước Pháp. Sau 4 tuần, 1.000 tấn gạo đã được tiêu thụ hết. Đây là khởi đầu tốt đẹp, tín hiệu tích cực để mặt hàng gạo nói riêng và các loại nông sản thế mạnh khác của Việt Nam có thể tiến sâu hơn vào thị trường châu Âu vốn đòi hỏi rất cao về chất lượng.
Tại diễn đàn “Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và các sản phẩm chế biến", tiến sĩ Nguyễn Văn Kiền - Giảng viên chính danh dự của Đại học Quốc gia Australia, Giám đốc Công ty TNHH Mekong Organics PTY LTD tại Canberra, Australia cho biết, Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ vào Australia. Trong đó, thế mạnh là các sản phẩm chế biến như nước chấm, mứt, trái cây đóng hộp (lạnh, sấy khô), nước dừa, nước cốt dừa, đường thốt nốt, mật hoa dừa, cà phê, hồ tiêu, thủy hải sản; gạo và các sản phẩm từ gạo như bún khô, mỳ, phở; các loại dược liệu như quế, hồi, gừng, hạt sen. Một số thực phẩm hữu cơ của Việt Nam chịu sự cạnh tranh trên thị trường Australia nhưng sự có mặt ngày càng nhiều trong nhà hàng Việt Nam tại Australia là lợi thế lớn để đưa hàng nông sản chế biến nói riêng của Việt Nam vào thị trường này.
Điều đó cho thấy, từ những định hướng của Nhà nước đến các chính sách cho sự phát triển một cách đúng đắn kịp thời, các sản phẩm hữu cơ sẽ được phát triển nhanh và bền vững với quy mô ngày càng lớn hơn để phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu khuyến khích các sản phẩm hữu cơ với quy mô ngày càng lớn hơn thì điều kiện cần và đủ là phải luôn gắn với sức mua của thị trường và sự liên kết chặt chẽ có trách nhiệm và làm ăn tử tế của hệ thống phân phối trong cả nước.
Quan sát trên thị trường cho thấy, kênh tiêu thụ chủ yếu hiện nay các sản phẩm hữu cơ là ở các siêu thị, trung tâm thương mại và các cửa hàng chuyên doanh. Còn kênh truyền thống là chợ và các cửa hàng lẻ, tuy đảm nhiệm đến 85% những mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu cho thị trường tiêu dùng xã hội thì lại vắng bóng các sản phẩm hữu cơ.
Để người tiêu dùng không lưỡng lự với sản phẩm hữu cơ
Chia sẻ tại diễn đàn kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm chế biến, ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp cho rằng, dịch bệnh Covid-19 đã khiến người tiêu dùng nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của sản phẩm thực phẩm, nông sản hữu cơ đối với sức khỏe con người, đối với môi trường thiên nhiên, góp phần tạo hệ sinh thái bền vững. Vì vậy, tiêu dùng hữu cơ sau gần 3 năm Covid-19 đã tăng vọt, nhất là tại thị trường Mỹ và các nước châu Âu.
Tại Việt Nam, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ đạt trên 174.000 ha, tăng 47% so với năm 2016, đứng thứ 9/10 nước có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất châu Á. Cả nước có hơn 17.000 nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Không chỉ xuất khẩu, sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam cũng được người tiêu dùng trong nước quan tâm.
Tạo dựng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm hữu cơ và sản phẩm có chứng nhận GlobalGap, VietGap hiện đang gặp nhiều khó khăn; đặc biệt, sau vụ việc rau xanh bị gian lận xuất xứ, giả mạo nhãn mác, chứng nhận tiêu chuẩn VietGap đưa vào siêu thị. Ông Nguyễn Minh Tiến cho rằng, sản phẩm nông nghiệp trung cao cấp, nguy cơ gian lận nhãn mác, thương hiệu còn cao hơn. Hệ thống phân phối các sản phẩm hữu cơ, sản phẩm có chứng nhận VietGap bị đứt gãy đã tác động đến việc tiêu dùng, phát triển thị trường sản phẩm hữu cơ; giá trị gia tăng của sản phẩm hữu cơ chưa được chuyển hoá đến người tiêu dùng để họ sẵn sàng chấp nhận tiêu dùng sản phẩm hữu cơ với giá cao hơn từ 20 - 25%.
Sản phẩm hữu cơ thuộc dòng cao cấp nên không thể phân phối như sản phẩm nông nghiệp thông thường mà cần có hướng đi, cách tiếp cận riêng. Để phát triển và mở rộng sản phẩm hữu cơ tại thị trường thế giới hay trong nước, ông Nguyễn Minh Tiến cho rằng, ngoài yếu tố kỹ thuật còn phải tính đến các bài toán khác như cách thức tiếp cận chuỗi cung ứng, xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu, truyền thông…
Tại thị trường trong nước, các sản phẩm nông nghiệp có chứng nhận VietGap đã có vấn đề thì sang sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là cả bài toán. Quan trọng nhất, cần đề cao đạo đức kinh doanh, truyền thông để tạo niềm tin với khách hàng cùng với việc tổ chức hệ thống phân phối chặt chẽ, kiểm soát lẫn nhau. Điều này cần cả quá trình với sự nỗ lực của cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, hệ thống phân phối và người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nắm bắt được các xu thế tiêu dùng nói chung và xu thế tiêu dùng sản phẩm hữu cơ nói riêng như xu hướng chuyển dịch sang mua sắm tại nhà, quy trình ghi nhãn mác sản phẩm về kiểm dịch động thực vật hướng tới mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đa dạng chủng loại, mẫu mã sản phẩm hữu cơ để người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng.
Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, nhận định: Thị trường sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam ngày càng phát triển vì mức thu nhập của người dân ngày càng tăng lên; từ chỗ lo đủ ăn đã chuyển thành ăn ngon, ăn tốt cho sức khỏe. Qua khảo sát cho thấy, các tiêu chí quyết định tiêu dùng của người dân là sản phẩm bắt mắt, ngon, hợp khẩu vị (87%); sản phẩm an toàn và tốt cho sức khoẻ (80%); sản phẩm có bao bì ghi thông tin rõ ràng (39%) và lựa chọn sử dụng sản phẩm hữu cơ (26%).
Tuy nhiên, theo bà Vũ Kim Hạnh, còn một nguyên nhân nữa khiến người dân còn lưỡng lự chưa tiêu dùng sản phẩm hữu cơ là bởi chưa tin, chưa có cơ sở để nhận biết các sản phẩm hữu cơ hay phân biệt sản phẩm thật - giả./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2024
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Hàng loạt dự án bất động sản "đắp chiếu" kéo dài
Nghị định 147 sẽ thay đổi thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam
Hà Nội: Đã rộn ràng không khí Giáng sinh
Đồng chí Nguyễn Văn Phong làm Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Thành ủy Hà Nội
Tăng mức tiền phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Tin khác
Từ 15 giờ hôm nay (28/11): Giá xăng lên sát 21.000 đồng một lít
Thị trường 28/11/2024 15:25
Thương mại điện tử phải quản lý chặt
Thị trường 28/11/2024 11:46
Đưa hàng Việt vươn xa trong kỷ nguyên số
Thị trường 28/11/2024 08:04
Giá xăng dầu hôm nay (28/11): Giá dầu thế giới ổn định, trong nước dự báo sẽ đảo chiều tăng?
Thị trường 28/11/2024 06:55
Tỷ giá USD hôm nay (28/11): Đồng USD thế giới giảm mạnh
Thị trường 28/11/2024 06:29
Giá vàng hôm nay (28/11): Sau mấy ngày lao dốc, giá vàng bất ngờ vọt tăng
Thị trường 28/11/2024 06:12
Giá USD thị trường tự do giảm mạnh
Thị trường 27/11/2024 11:09
Giá xăng dầu hôm nay (27/11): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc
Thị trường 27/11/2024 08:04
Giá vàng hôm nay 27/11: Vẫn tiếp tục giảm mạnh
Thị trường 27/11/2024 06:14
Giá vàng hôm nay 26/11: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm
Thị trường 26/11/2024 07:44