Tạo đột phá khơi dậy tiềm năng to lớn của phụ nữ, xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc
Đặc sắc chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” Đoàn đại biểu phụ nữ Hà Nội đóng góp sáng kiến hành động vì phụ nữ và trẻ em |
Đại hội vinh dự được đón nhận lẵng hoa chúc mừng của các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Dự Đại hội còn có các đồng chí: Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tham dự Đại hội còn có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương trong cả nước; các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các vị lão thành cách mạng, nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; các đồng chí lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ.
Đặc biệt, phiên khai mạc Đại hội có sự tham dự của 959 đại biểu tham dự/1.000 đại biểu đại diện cho các tầng lớp phụ nữ, các dân tộc, tôn giáo trên khắp mọi miền. Đại hội cũng xúc động nhận được 45 thư của bạn bè quốc tế, đối tác quốc tế và phụ nữ kiều bào khắp châu lục, các tổ chức châu lục và quốc tế bày tỏ sự cam kết tiếp tục đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong thời gian tiếp theo.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Đại hội. |
Ngày hội lớn của các tầng lớp phụ nữ cả nước
Phát biểu tại phiên khai mạc, đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cho biết, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII là sự kiện chính trị quan trọng, ngày hội lớn của các tầng lớp phụ nữ cả nước, đánh dấu sự phát triển của phong trào phụ nữ và tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã mở ra vận hội mới cho đất nước và cơ hội phát triển cho mọi tầng lớp nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng nhưng cũng đặt ra những yêu cầu nhiệm vụ to lớn cho cả hệ thống chính trị, trong đó có tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Bối cảnh đó đòi hỏi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động của tổ chức Hội.
Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII có nhiệm vụ kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện các kết quả, hạn chế và nguyên nhân; rút ra những bài học kinh nghiệm thật sự sâu sắc sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ 12; tập trung trí tuệ, dân chủ thảo luận để xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022-2027; thông qua Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (sửa đổi, bổ sung); bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Hội khoá XIII thực sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, trí tuệ, sức sáng tạo, đủ năng lực lãnh đạo hoàn thành những nhiệm vụ to lớn của phong trào phụ nữ và công tác Hội trong nhiệm kỳ tới.
Đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phát biểu tại buổi khai mạc. |
“Với tinh thần “Đoàn kết - Nhân văn - Sáng tạo - Phát triển”, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII sẽ thực sự tạo nên những đột phá nhằm khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng to lớn của các lực lượng phụ nữ Việt Nam, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng một đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc”, đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ khẳng định.
Xây dựng hệ thống chính trị, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ
Báo cáo tóm tắt đánh giá phong trào phụ nữ, kết quả hoạt động Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2022 và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022-2027, đồng chí Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nêu rõ: Nhiệm kỳ qua, phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với thực hiện Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” góp phần thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và hai khâu đột phá đã được các cấp Hội triển khai sâu rộng, hòa quyện vào các phong trào thi đua của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.
Đến nay, 7 nhóm chỉ tiêu của nhiệm kỳ, trong đó có những chỉ tiêu mới và khó đều đạt và vượt, có những chỉ tiêu vượt ở mức cao (chỉ tiêu thành lập Hợp tác xã, chỉ tiêu giúp hộ thoát nghèo, phát triển hội viên…).
Gần 1.000 đại biểu chính thức đại diện cho các tầng lớp, cấp Hội phụ nữ trong cả nước. |
Trong nhiệm kỳ, Hội đã khởi xướng, vận động xã hội thực hiện chủ đề “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh. Nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả phối hợp liên ngành như “Ngôi nhà Bình yên”, “Tham vấn học đường”, “Làng quê an toàn”, “Tuyến phố an toàn”, “Xe buýt an toàn”, “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” … Trước ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 và thiên tai, các cấp Hội, đặc biệt là cấp Hội cơ sở đã nỗ lực vượt khó, bám sát địa bàn triển khai hoạt động Hội, chủ động quan tâm chăm lo sức khỏe và đời sống cho hội viên, phụ nữ. Các chương trình thiết thực như “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”, “Vì nụ cười phụ nữ”, “Kiên cường Việt Nam”, “Mẹ đỡ đầu” … góp phần huy động sức người, sức của cho cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh và thiên tai. Riêng trong năm 2020 - 2021, Hội đã vận động nguồn lực trị giá hơn 150 tỉ đồng hỗ trợ phụ nữ và trẻ em ổn định cuộc sống.
Công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường đã có những điểm khởi sắc, chuyển đổi mạnh mẽ. Các cấp Hội đã giúp gần 1,8 triệu hộ nghèo; vận động, hỗ trợ, thành lập mới 775 hợp tác xã và 3.730 tổ hợp tác có phụ nữ tham gia quản lý.
Trong công tác xây dựng tổ chức Hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, thực hiện giám sát, phản biện xã hội và công tác đối ngoại nhân dân ngày càng đổi mới, đi vào thực chất. Đến cuối nhiệm kỳ đã có trên 19 triệu hội viên (tăng 2.182.324 hội viên, vượt gần 2,2 lần so với chỉ tiêu), tỉ lệ tập hợp hội viên đạt 75,42%; từ 1.037 cơ sở Hội có tỷ lệ tập hợp hội viên dưới 50% đầu nhiệm kỳ đến cuối nhiệm kỳ chỉ còn 8 cơ sở.
Ngoài ra, trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, giám sát và phản biện xã hội, tham mưu, đề xuất chính sách của các cấp Hội ngày càng đi vào thực chất; Công tác đối ngoại nhân dân và hợp tác quốc tế được mở rộng, góp phần thúc đẩy cam kết hành động thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, tiến bộ của phụ nữ ở tầm quốc gia và quốc tế.
Các đại biểu tham dự Đại hội. |
Bước sang nhiệm kỳ 2022-2027, Đại hội xác định mục tiêu cho phong trào phụ nữ và công tác Hội là: “Phát huy truyền thống, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, chủ động hội nhập, ý thức làm chủ của các tầng lớp phụ nữ; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tích cực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ”. Phấn đấu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, khẳng định vị thế tổ chức tiên phong hành động vì hạnh phúc của phụ nữ, có tầm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển đất nước.
Trong nhiệm kỳ 2022 - 2027, tập trung phát động cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới” (có tri thức, có đạo đức, có sức khỏe, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước); Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và hai khâu đột phá: Đổi mới phương thức hoạt động Hội, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin; Tập trung xây dựng cơ sở Hội vững mạnh.
Đại hội xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm là: Hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; Tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; Chú trọng giám sát, phản biện xã hội; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới; Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, hội nhập quốc tế.
Cùng với đó là các nhóm giải pháp: Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức; Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp và vận động nguồn lực.
Trong thành phần đại biểu có 668 đại biểu là cán bộ chuyên trách cấp hội (66,8%); 17 đại biểu là cán bộ chuyên trách Công đoàn (1,7%); 37 đại biểu khối lực lượng vũ trang nhân dân (3,7%), 77 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương (7,7%; 48 đại biểu là doanh nhân (4,8%); 168 đại biểu đại diện cho 53 dân tộc thiểu số (16,8%)... |
Kiên quyết phê phán, đấu tranh với tư tưởng, thái độ coi thường phụ nữ
Sau phần tham luận, Đại hội vinh dự được nghe đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ phát biểu chỉ đạo.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính khẳng định: “Trong 5 năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã triển khai tích cực, hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ Toàn quốc lần thứ XII với 2 khâu đột phá, 3 nhiệm vụ trọng tâm, 6 nhóm giải pháp lớn. Hội đã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và sự nghiệp bình đẳng giới. Hội là cầu nối giữa Đảng với các hội viên, phụ nữ; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc… Các mô hình như Tổ chức tài chính TYM, Nhà bình yên, Mẹ đỡ đầu… được Thủ tướng đánh giá rất sáng tạo, hiệu quả để hỗ trợ, giúp đỡ, bảo vệ phụ nữ và trẻ em.
Bên cạnh đó, đồng chí Phạm Minh Chính cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức trong phong trào phụ nữ và hoạt động của tổ chức Hội nhiệm kỳ qua, đồng thời đề nghị các đại biểu dự Đại hội trao đổi, thảo luận, phân tích rõ nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội trong thời gian tới.
Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022- 2027, là nhiệm kỳ đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. |
Tại Đại hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu dự Đại hội trao đổi, thảo luận, phân tích rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, nội tại để tìm giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội thời gian tới. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, Thủ tướng yêu cầu có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực xã hội để hỗ trợ, đồng hành cùng các phong trào, hoạt động của các cấp hội phụ nữ; hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
"Xây dựng xã hội tốt đẹp trên nền tảng tôn trọng, tôn vinh, chăm lo, bảo vệ phụ nữ; phong cách ứng xử văn minh, văn hóa đối với phụ nữ; phát huy vai trò, tiềm năng, thế mạnh của phụ nữ. Chú trọng tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng những tập thể, cá nhân phụ nữ điển hình tiên tiến. Kiên quyết phê phán, đấu tranh với tư tưởng, thái độ coi thường phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử, xúc phạm nhân phẩm, xâm hại phụ nữ, trẻ em", Thủ tướng khẳng định.
Sau cùng, đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sẽ có nhiều đổi mới, nâng tầm, bứt phá hơn nữa, đóng góp xứng đáng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vì sự phát triển hùng cường, thịnh vượng của đất nước.
Chiều ngày 10/3, Đại hội tiếp tục làm việc với một số nội dung: Thảo luận tại 5 Trung tâm với 5 chủ đề; nghe báo cáo, thảo luận Đề án nhân sự và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XIII; các đại biểu tiếp tục tham luận; chia tay Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XII; Hội nghị lần thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XIII.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49
Thúc đẩy hợp tác, phát triển nông nghiệp giữa Hải Phòng và Cuba
Tin mới 30/10/2024 09:23
Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án
Tin mới 29/10/2024 21:55