Tạo điều kiện thuận lợi để người dân dễ dàng tiếp cận thông tin pháp luật

Năm 2021, theo báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, kết quả công tác Tư pháp đã đóng góp hiệu quả vào hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền Thành phố, góp phần tích cực trong xây dựng và phát triển mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô. Trong đó, việc thực hiện các quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt kết quả tốt.
Hướng dẫn, hỗ trợ để các xã, phường, thị trấn xây dựng đơn vị đạt chuẩn tiếp cận pháp luật Hà Nội: 558/579 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

558/579 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn

Để được công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, các đơn vị được đánh giá trên 5 tiêu chí, gồm: Ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn; tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý; thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; tổ chức tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, thủ tục hành chính; bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, các quận, huyện, thị xã đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác này. Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá và các văn bản hướng dẫn thực hiện của cấp trên, các đơn vị đã sớm ban hành các chương trình, kế hoạch xây dựng, đánh giá gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Tạo điều kiện thuận lợi để người dân dễ dàng tiếp cận thông tin pháp luật
Ủy ban nhân dân phường Văn Miếu tổ chức đối thoại về giải quyết thủ tục hành chính với người dân.

Theo báo cáo của 30/30 quận, huyện, thị xã, có 558/579 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020, đạt tỷ lệ 96,37% (cao hơn năm 2019: có 546/584 xã, phường, thị trấn, đạt tỷ lệ 93,5 %).

Trong đó, nhiều quận, huyện có số phường, xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 100% như: Ba Đình, Cầu Giấy, Đan Phượng, Đông Anh, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Tây Hồ, Thạch Thất, Thanh Trì, Thanh Xuân, Sơn Tây, Thường Tín.

Bên cạnh đó, một số quận, huyện có số xã, phường được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật còn thấp. Các xã, phường, thị trấn không đạt phần lớn do có cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ, hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra, một số ít do không đạt điểm số theo quy định.

Chú trọng công khai

Tại quận Nam Từ Liêm, ngay từ đầu năm, Phòng Tư pháp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận ban hành kế hoạch, đôn đốc 10 phường xây dựng kế hoạch thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật và triển khai thực hiện. Trên cơ sở đánh giá khách quan, minh bạch, Ủy ban nhân dân quận đã công nhận 10/10 phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020.

Tạo điều kiện thuận lợi để người dân dễ dàng tiếp cận thông tin pháp luật
Quận Ba Đình tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2021.

Kết quả đánh giá tiếp cận pháp luật năm 2020, quận Ba Đình có 14/14 phường đạt chuẩn. Bà Lê Thị Thu Hà - Trưởng phòng Tư pháp quận Ba Đình, cho hay, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thành phố và hướng dẫn của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp - Cơ quan Thường trực của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật quận Ba Đình, đã chủ động ban hành các công văn hướng dẫn thực hiện rà soát, thống kê các tiêu chí, chỉ tiêu theo bộ tiêu chí về chuẩn tiếp cận pháp luật. Phòng Tư pháp quận cũng chủ động phối hợp chặt chẽ với các phòng, ngành, các đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện.

Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, Ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn đã chủ động xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân. Đồng thời, phân công cán bộ tham mưu thực hiện các tiêu chí về tiếp cận pháp luật cho người dân.

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, đơn vị trên địa bàn, đến nay sau 5 năm triển khai đánh giá, 14/14 phường trên địa bàn quận Ba Đình đều đáp ứng các tiêu chí đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đặc biệt, nhận thức về nhiệm vụ xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức ở các phường ngày càng được nâng lên.

Trong thực hiện quy chế dân chủ, mọi công việc, chủ trương của các phường đều được công khai để người dân theo dõi, nắm bắt và giám sát việc thực hiện. Qua đó, đã tạo được sự đồng thuận, phát huy được vai trò của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn.

Các phường cũng quan tâm đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính. Đến nay, hầu hết thủ tục, hồ sơ của người dân được giải quyết trước và đúng thời gian quy định, không có hồ sơ tồn đọng...

Tạo điều kiện thuận lợi để người dân dễ dàng tiếp cận thông tin pháp luật
Niêm yết đầy đủ, công khai thông tin để người dân tiếp cận dễ dàng.

Tuyên truyền cần đơn giản, dễ hiểu

Là một người dân, bà Nguyễn Hồng Phương (phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm) bày tỏ: ”Với các thông tin về pháp luật, tôi mong muốn được tuyên truyền, phổ biến thật ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, niêm yết thông tin ở những nơi dễ tiếp cận. Nếu có thể, tôi nghĩ chính quyền nên niêm yết các thủ tục hành chính thông thường như khai sinh, khai tử, kết hôn... ngay tại các ”Cầu thang pháp luật” ở các khu chung cư, nhà văn hóa của Tổ dân phố, hoặc in thành các tờ rơi, tờ gấp, phát cho từng hộ gia đình thì sẽ thuận tiện hơn cho người dân chúng tôi”...

Mới đây, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) đã phối hợp với Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Tọa đàm đánh giá quá trình thực hiện quy định về xã phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và triển khai Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Nói về vấn đề tiếp cận thông tin của người dân, bà Nguyễn Kim Thoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp cho rằng, các xã, phường phải ban hành quy chế cung cấp thông tin nội bộ, trong đó quy định rõ đầu mối và trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan; bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức xã, phường hiểu rõ loại thông tin nào phải cung cấp, phải công khai, bằng hình thức nào, thời hạn cung cấp… Đồng thời, cần tăng cường cung cấp thông tin qua mạng và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025

Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025

Hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025 cấp quốc gia với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương”, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức chuỗi các hoạt động cao điểm như thăm, tặng quà các gia đình liệt sĩ, hỗ trợ xây dựng nhà Chữ thập đỏ, tổ chức Chợ Nhân đạo,…
Dự kiến khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước ngày 31/12/2026

Dự kiến khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước ngày 31/12/2026

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài khoảng 1.541km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; đầu tư phương tiện, thiết bị để vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện giao Bộ Quốc phòng, Công an, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo các cơ quan... tăng cường công tác bảo đảm an ninh dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội tri ân đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Lãnh đạo thành phố Hà Nội tri ân đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Ngày 24/4, thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt đại biểu cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Cán bộ công đoàn thời 4.0: Không chỉ nhiệt huyết, mà cần cả kỹ năng số

Cán bộ công đoàn thời 4.0: Không chỉ nhiệt huyết, mà cần cả kỹ năng số

Công tác công đoàn ngày càng đòi hỏi nhiều hơn: không chỉ là sự nhiệt tình, tận tâm mà còn cần tư duy đổi mới, kỹ năng số và khả năng kết nối đa chiều. Trong cuộc trò chuyện cùng bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì, chúng tôi đã lắng nghe nhiều chia sẻ tâm huyết về những khó khăn, nỗ lực và kỳ vọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở trong bối cảnh hiện đại.
Trải nghiệm đẳng cấp với giá ưu đãi tại các khách sạn hàng đầu Hà Nội

Trải nghiệm đẳng cấp với giá ưu đãi tại các khách sạn hàng đầu Hà Nội

Các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tung ra nhiều gói sản phẩm với đa dạng chính sách ưu đãi nhằm thu hút người dân và du khách đến trải nghiệm du lịch tại Thủ đô.
Techcombank tiếp tục ra mắt chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương

Techcombank tiếp tục ra mắt chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) tiếp tục khai trương chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương - từng bước hoàn thiện chiến lược mở rộng quy mô và nâng tầm trải nghiệm khách hàng tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tin khác

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ngày 23/4, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ phát động và kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” với tinh thần “Tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” là góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã. Đáng chú ý, ngoài tên gọi Sơn Tây, Tùng Thiện thường thấy thì dự kiến sau khi sắp xếp sẽ có thêm một đơn vị hành chính mới có tên gọi là Đoài Phương.
Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Hướng dẫn số 617/HD-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường trên địa bàn quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã thành lập 113 tổ lấy ý kiến nhân dân, kết quả 99,2% hộ gia đình nhất trí với phương án sắp xếp của thành phố Hà Nội.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố

Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố

Lễ khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố được tổ chức với mục đích để phục vụ hoạt động thông tin, tuyên truyền và cung cấp thông tin báo chí trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, công bố Quyết định ban hành Quy chế quản lý, vận hành Trung tâm Tác nghiệp báo chí Thành phố.
Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

UBND thành phố Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), tạo không khí phấn khởi và đoàn kết trong nhân dân Thủ đô.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Xem thêm
Phiên bản di động