Tăng trưởng kinh tế cả năm 2023 ước đạt trên 5%
Tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng Hội nhập quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng Hà Nội: Tín dụng ngân hàng tiếp tục tăng trưởng |
Ngày 16/10, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội, trong đó có kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Dự kiến 5/15 chỉ tiêu không đạt mục tiêu
Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban Kinh tế về các nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, về kết quả năm 2023, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước đối mặt khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có những quyết sách kịp thời giúp tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, ước cả năm 2023 có 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; nợ công, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát theo chỉ tiêu của Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo. Ảnh: Quốc hội |
Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục được đẩy mạnh; công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt; tập trung làm tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, lao động, việc làm, cải thiện đời sống người dân; lĩnh vực văn hóa, giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực.
Nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia được tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai; thị trường tiền tệ, tín dụng cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm; thanh khoản thị trường chứng khoán có xu hướng cải thiện…
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, dự kiến 5/15 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra, trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội không đạt mục tiêu đề ra năm thứ 3 liên tiếp. Tăng trưởng kinh tế giảm tốc đáng kể, cả năm ước đạt trên 5%.
Một số điểm nghẽn chưa được tháo gỡ hiệu quả; nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn; thu ngân sách nhà nước 9 tháng giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước; giải ngân vốn đầu tư công có cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng (hết 9 tháng đạt 51,38% kế hoạch), chưa có sự lan tỏa đối với đầu tư tư nhân...
Thẩm tra dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Thường trực Ủy ban Kinh tế cơ bản đồng tình với các định hướng lớn, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho cả năm 2024 như Báo cáo của Chính phủ. Đồng thời, Ủy ban thẩm tra đề nghị xem xét, đánh giá tính khả thi của mục tiêu tăng trưởng GDP cũng như việc hoàn thành mục tiêu cả nhiệm kỳ; đánh giá kỹ hơn việc lập dự toán ngân sách Nhà nước, cân nhắc xây dựng dự toán thu ngân sách Nhà nước tích cực hơn để tăng chi đầu tư phát triển và giảm bớt bội chi; nghiên cứu, bổ sung chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội theo Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị.
Theo Ủy ban Kinh tế, trưởng kinh tế năm 2024 - 2025 có thể được phục hồi tốt hơn so với năm 2023. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 6,5%-7% và cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016-2020 (6,25%) là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.
Về tình hình giữa kỳ thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, Việt Nam vẫn cơ bản vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đạt kết quả tích cực…
Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá một số vấn đề: Cơ cấu kinh tế chưa có nhiều thay đổi; chất lượng thu ngân sách Nhà nước còn chứa đựng yếu tố chưa bền vững; công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế vẫn còn hạn chế; công tác quy hoạch không đạt được các mục tiêu, yêu cầu tại Nghị quyết số 61/2022/QH15; việc triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn rất chậm…
Phân tích rõ nguyên nhân, giải pháp
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị đối với các kết quả đạt được cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, làm nổi bật hơn nữa những kết quả đã đạt được và cho thấy được sự nỗ lực của các cơ quan trong năm 2023.
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Bên cạnh đó, các Báo cáo cần nhấn mạnh hơn về công tác đối ngoại bao gồm đối ngoại Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu Nhân dân được đẩy mạnh, triển khai đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng và sôi động, tích cực, hiệu quả cao, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Về dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2024, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần bổ sung thêm mục tiêu chung của năm 2024. Chủ tịch Quốc hội lưu ý trong thời gian tới, tinh thần phải phấn đấu quyết liệt hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ, chỉ tiêu của năm 2023, hoàn thành toàn diện kế hoạch năm 2024 để góp phần cho hoàn thành nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ.
Tiếp thu ý kiến tại Hội nghị trung ương, cần tập trung giải quyết vấn đề ngắn hạn, những vấn đề cấp bách trước mặt mà Nghị quyết Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV hay trong các kết luận của Trung ương của Bộ Chính trị đã chỉ rõ; đồng thời phải gắn với các mục tiêu dài hạn như cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cạnh tranh nền kinh tế…cũng như các mục tiêu phát triển lâu dài.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị bổ sung nội dung về rà soát hệ thống pháp luật, bao gồm các luật pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tư và có giải pháp để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết 101/2023/QH15 của Quốc hội, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Cùng với chuẩn bị sớm, bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án luật đã đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2024 cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù ở các địa phương và lĩnh vực mà đã được Quốc hội ban hành.
Phát biểu kết luận nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, về thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản đồng tình với báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế.
Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Ủy ban Kinh tế tiếp thu đầy đủ, nghiên cứu kỹ lưỡng các ý kiến đã được nêu tại phiên họp, đặc biệt là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ để hoàn thiện các báo cáo, đảm bảo toàn diện, sâu sắc, nhìn nhận rõ những vấn đề, thách thức, phân tích rõ nguyên nhân và nêu rõ giải pháp thực hiện để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31