Tăng số lượng cán bộ Công đoàn chuyên trách để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

(LĐTĐ) Ngày 8/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về nhiều nội dung, trong đó có dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang chia sẻ, tại các địa phương có quan hệ lao động không phức tạp, ít doanh nghiệp thì số lượng cán bộ Công đoàn chỉ cần có mức độ; nhưng ở những huyện, địa phương, ngành tập trung khu công nghiệp, đông công nhân thì đòi hỏi phải tăng số lượng cán bộ Công đoàn thì mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai đối thoại với công nhân lao động Công đoàn huyện Thanh Oai góp sức cải thiện môi trường sinh thái Huyện Thanh Oai: Tuyên dương “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến sáng tạo” năm 2024
Đề xuất phương án giao biên chế 5.899 cán bộ Công đoàn chuyên trách

Phát biểu tại thảo luận tổ, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, hiện nay, tổ chức Công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội nên vấn đề biên chế Công đoàn được thực hiện theo các quy định hiện hành của Đảng về công tác biên chế.

Ông Nguyễn Đình Khang chia sẻ, trước năm 2004, cán bộ Công đoàn được Tổng LĐLĐ Việt Nam xác định và phân bổ cho các địa phương. Từ năm 2004 đến nay, theo các quy định của Đảng, biên chế Công đoàn ở các địa phương do Ban Thường vụ cấp ủy địa phương quản lý.

Năm 2005 là năm cuối cùng Ban Tổ chức Trung ương thông báo chỉ tiêu biên chế. Do việc bàn giao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ban Thường vụ các tỉnh, thành phố lúc đó có nhiều bất cập nên hiện nay, biên chế của tổ chức Công đoàn ở các địa phương xuất hiện rất nhiều bất cập.

Tăng số lượng cán bộ Công đoàn chuyên trách để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại thảo luận tổ.

Theo thống kê của Tổng LĐLĐ Việt Nam, có 12 tỉnh, thành phố Công đoàn không được cấp ủy các tỉnh giao biên chế; 40 tỉnh, thành phố lại giao biên chế cán bộ Công đoàn không tương xứng, không đủ khối lượng để làm việc. Sau khi báo cáo với Ban Tổ chức Trung ương và Ban Chỉ đạo biên chế Trung ương, Bộ Chính trị đã ra Kết luận 40 giao Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp Ban Tổ chức Trung ương báo cáo, đề xuất.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, sau khi tính toán, rà soát lại, đề xuất giao biên chế theo phương án của Tổng LĐLĐ Việt Nam là 5.899 cán bộ Công đoàn chuyên trách trong toàn hệ thống. Hiện số người được cấp ủy các địa phương tạm giao là khoảng 5.200. Mức đề xuất này bằng 1/3 biên chế của các tổ chức chính trị - xã hội khác.

Theo ông Nguyễn Đình Khang, quy định trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi): “Cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”, không trái với quy định về quản lý biên chế hiện nay. Bởi tại các địa phương có quan hệ lao động không phức tạp, ít doanh nghiệp thì số lượng cán bộ Công đoàn chỉ cần có mức độ; nhưng ở những huyện, địa phương, ngành tập trung khu công nghiệp, đông công nhân thì đòi hỏi phải tăng số lượng cán bộ Công đoàn thì mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Ngoài ra, dự thảo luật cũng đề xuất cho phép Tổng LĐLĐ Việt Nam quyết định số lượng cán bộ Công đoàn chuyên trách làm theo hợp đồng ở các Công đoàn cơ sở. Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thông tin, hiện nay, chủ tịch Công đoàn cơ sở cơ bản là kiêm nhiệm và do doanh nghiệp trả lương, nên để hoàn thành thật tốt nhiệm vụ Công đoàn rất khó.

Về thời gian làm việc cho cán bộ Công đoàn chuyên trách, ông Nguyễn Đình Khang cho biết, đề xuất trong dự thảo hướng tới quy định cho thời gian làm việc tùy thuộc vào quy mô của Công đoàn cơ sở đông hay ít đoàn viên. Điều này đã được quy định tại Bộ luật Lao động 2019, tuy nhiên hiện nay chưa có nghị định quy định chi tiết. Do đó, quy định như vậy để đảm bảo hoạt động cho hoạt động cơ sở; đồng thời không cào bằng với tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Gần 84% kinh phí Công đoàn chi trực tiếp cho người lao động

Về tài chính Công đoàn, lần sửa đổi này, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2%. Theo đó, Điều 29 Dự thảo Luật quy định cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí Công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Tăng số lượng cán bộ Công đoàn chuyên trách để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai phát biểu tại thảo luận tổ.

Liên quan đến quy định tỷ lệ sử dụng kinh phí Công đoàn giữa các cấp Công đoàn cơ quan soạn thảo đề xuất hai phương án. Phương án 1: Giao Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ sử dụng kinh phí Công đoàn giữa công đoàn cấp trên với Công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Phương án 2: Xác định cụ thể Công đoàn cấp trên sử dụng 25%, Công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp sử dụng 75%.

Thảo luận tại tổ, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (Đoàn tỉnh Hưng Yên) tán thành Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) bổ sung quy định về công khai tài chính Công đoàn. Bà Mai cho rằng, nên quy định các cấp Công đoàn phải thực hiện công khai tài chính hằng năm tại hội nghị ban chấp hành Công đoàn và đưa lên trang thông tin điện tử để đảm bảo công khai, minh bạch thông tin tài chính Công đoàn đến các Công đoàn viên và các phương tiện thông tin đại chúng.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, về kinh phí Công đoàn, cơ quan soạn thảo đã có báo cáo đánh giá tác động rất cụ thể gửi các đại biểu. Hiện nay, kinh phí Công đoàn chi trực tiếp cho người lao động là gần 84%. Còn lại, chi tiêu cho ba cấp ở trên gồm cấp trên trực tiếp Công đoàn cơ sở, cấp tỉnh và cấp Trung ương. Do đó, cơ bản kinh phí Công đoàn là để chăm lo trực tiếp cho người lao động.

Theo ông Nguyễn Đình Khang, mức lương bình quân toàn quốc hiện nay, công nhân được 8,2 triệu đồng/tháng, một năm được khoảng 100 triệu đồng, kinh phí Công đoàn khoảng 2 triệu đồng, thì để lại trực tiếp cho Công đoàn phía dưới là 75% tức 1,5 triệu đồng. Khoản này gồm có thăm hỏi, ốm đau; quà Tết âm lịch; sinh nhật, tổ chức hoạt động phong trào văn hóa tại Công đoàn cơ sở.

Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng có chút tích lũy từ năm 1957 đến nay. Do đó, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, đã đề xuất cho phép được tham gia xây nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê. Luật Nhà ở đã quy định việc này và tới đây Chính phủ sẽ có nghị định hướng dẫn trình tự, đối tượng đối với nhà ở xã hội do Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia thực hiện.

Với việc phân phối kinh phí Công đoàn, ông Nguyễn Đình Khang chia sẻ, tỷ lệ phân phối 75% - 25% là mức lâu nay đang thực hiện ổn định và cũng đã tham khảo kinh nghiệm một số nước.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

(LĐTĐ) Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm sáng tạo của Hà Nội đã vươn xa hơn trên thị trường nhờ được lan tỏa thông qua các phương tiện truyền thông. Có thể nói, báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền mở ra cơ hội cho những sản phẩm khởi nghiệp - sáng tạo của Thủ đô.
Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

(LĐTĐ) Trước thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét đưa đối tượng giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nhiều giáo viên mầm non thực sự quan tâm vấn đề này.
Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác chuyển đổi số ở Thủ đô Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả khả quan. Chuyển đổi số đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng đối tượng” nhằm hướng tới xây dựng Thành phố thông minh và mục tiêu cao nhất là phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

(LĐTĐ) Hai năm thành lập (từ tháng 4/2022) Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chưa phải là nhiều, nhưng trong quãng thời gian đó, với sự đam mê nghề nghiệp, phóng viên của Báo đã dấn thân trong những tuyến tin bài điều tra, phản ánh, mang đậm hơi thở cuộc sống của vùng đất phương Nam.
Vượt qua thách thức  “kỷ nguyên số”

Vượt qua thách thức “kỷ nguyên số”

(LĐTĐ) Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ góp phần tạo thuận lợi cho nhiều lĩnh vực phát triển, trong đó có lĩnh vực thông tin - truyền thông, báo chí. Việc đổi mới tư duy, cách làm báo, đặc biệt là việc tiếp cận với công nghệ với người làm nghề là tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nếu không bắt kịp với sự phát triển này, các cơ quan báo chí cũng như đội ngũ người làm báo sẽ bị tụt hậu.
Sát cánh vì thành phố bình yên

Sát cánh vì thành phố bình yên

(LĐTĐ) Thời gian qua công tác phối hợp giữa các cơ quan báo chí với lực lượng Công an nhân dân ngày càng chặt chẽ, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, Báo Lao động Thủ đô là một trong những đơn vị đồng hành cùng lực lượng Công an, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt vì sự bình yên của Thành phố.
Tự hào tờ báo của tổ chức Công đoàn

Tự hào tờ báo của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Được thành lập từ nhu cầu của đoàn viên, người lao động và yêu cầu của tổ chức Công đoàn thành phố Hà Nội, hơn 30 năm qua, báo Lao động Thủ đô luôn xác định trọng trách và cũng là niềm tự hào là tờ báo của tổ chức Công đoàn để không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vừa phụng sự, vừa đồng hành với tổ chức Công đoàn, đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên chặng đường tiến về phía trước, xây dựng tổ chức Công đoàn, đội ngũ CNVCLĐ ngày càng vững mạnh.

Tin khác

Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

(LĐTĐ) Trước thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét đưa đối tượng giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nhiều giáo viên mầm non thực sự quan tâm vấn đề này.
Quan tâm chăm lo con đoàn viên, người lao động

Quan tâm chăm lo con đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho con đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, nhất là các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn được các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội quan tâm thực hiện bằng nhiều hoạt động, chương trình thiết thực.
Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho nữ đoàn viên, người lao động

Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho nữ đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Nhận thức rõ vai trò quan trọng của nữ đoàn viên, người lao động, thời gian qua, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng luôn làm tốt công tác chăm lo đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho nữ đoàn viên, người lao động.
Đẩy mạnh công tác xây dựng Công đoàn cơ sở và công tác Nữ công

Đẩy mạnh công tác xây dựng Công đoàn cơ sở và công tác Nữ công

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm, các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì đã đẩy mạnh công tác xây dựng Công đoàn và công tác Nữ công. Theo đó, huyện đã phát triển thêm hơn 300 đoàn viên và tổ chức cho gần 200 nữ Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS), Trưởng Ban Nữ công, hội viên Câu lạc bộ Nữ công tham gia học tập trao đổi kinh nghiệm.
Vinh danh 67 doanh nghiệp tiêu biểu trong chăm lo việc làm, phúc lợi cho người lao động

Vinh danh 67 doanh nghiệp tiêu biểu trong chăm lo việc làm, phúc lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Qua 10 năm tổ chức vinh danh, Chương trình Bảng xếp hạng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” đã trở thành phong trào thi đua để các doanh nghiệp phấn đấu, có nhiều đóng góp cải thiện môi trường làm việc, quan tâm chăm lo đời sống, tăng cường phúc lợi tốt hơn cho người lao động.
Nhân lên số lượng đoàn viên Công đoàn

Nhân lên số lượng đoàn viên Công đoàn

(LĐTĐ) Xác định tổ chức Công đoàn có phát triển vững mạnh thì phải có số lượng đoàn viên và Công đoàn cơ sở lớn, đảm bảo chất lượng. Vì vậy, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cấp Công đoàn Thủ đô đẩy mạnh rà soát, tuyên truyền, vận động, phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Điều kiện nào để được về hưu sớm theo diện tinh giản biên chế?

Điều kiện nào để được về hưu sớm theo diện tinh giản biên chế?

(LĐTĐ) Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 3/6/2023 của Chính phủ quy định chính sách nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế.
Quận Đống Đa: Lan tỏa xây dựng môi trường làm việc sáng, xanh, sạch, đẹp

Quận Đống Đa: Lan tỏa xây dựng môi trường làm việc sáng, xanh, sạch, đẹp

(LĐTĐ) Hướng ứng Cuộc thi ảnh “Công đoàn Đống Đa - Xây dựng môi trường làm việc sáng - xanh - sạch - đẹp” năm 2024 do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa phát động, rất nhiều Công đoàn cơ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã gửi các bức ảnh về cảnh quan làm việc của đơn vị về Ban Tổ chức dự thi.
Quyết tâm xây nhà mới vì có hỗ trợ của Công đoàn

Quyết tâm xây nhà mới vì có hỗ trợ của Công đoàn

(LĐTĐ) Chương trình nhà ở “Mái ấm Công đoàn” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động đã và đang trở thành một hoạt động xã hội có sức lan tỏa sâu rộng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái; tạo niềm tin, phấn khởi của đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đối với tổ chức Công đoàn.
Cách tính tiền lương mới của viên chức, người lao động từ 1/7/2024

Cách tính tiền lương mới của viên chức, người lao động từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Tại nhiều diễn đàn, rất đông đoàn viên công đoàn, người lao động thắc mắc về chính sách tiền lương mới từ 1/7 sẽ được thực hiện như thế nào, đặc biệt là với đối tượng viên chức, người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động